Quản lý ngoại trú bệnh nhân suy tim

1. Quản lý và theo dõi dựa trên phân độ suy tim

  • Độ suy tim giai đoạn 1 : có chức năng bơm tim bị giảm nhẹ và không gây ra triệu chứng nghiêm trọng.
  • Độ suy tim giai đoạn 2 : có chức năng bơm tim bị giảm trung bình và gây ra một số triệu chứng như khó thở, mệt mỏi, đau ngực.
  • Độ suy tim giai đoạn 3 : có chức năng bơm tim bị giảm nghiêm trọng và gây ra triệu chứng nặng như khó thở ngay cả khi nằm nghỉ, sưng tay chân và bụng.
  • Độ suy tim giai đoạn 4 : là độ suy tim nặng nhất, có chức năng bơm tim suy giảm cực kỳ nghiêm trọng và gây ra các triệu chứng nặng như suy hô hấp, suy gan, suy thận và có thể dẫn đến tử vong

2. Mục tiêu điều trị

  • Giảm tỉ lệ tử vong
  • Giảm tỉ lệ nhập viện : cải thiện chất lượng cuộc sống bằng cải thiện triệu chứng , tăng khả năng gắng sức , giả tỉ lệ tái nhập viện và chăm sóc giảm nhẹ suy tim giai đoạn cuối
  • Dự phòng : kiểm soát các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến hoặc đóng góp vào sự phát triển của suy tim , ví dụ : tăng huyết áp đái tháo đường , béo phì . Ngăn cản tổn thương cơ tim tiến triển tái cấu trúc cơ tim và tái triệu chứng ở bệnh nhân suy tim

3. Quản lý , chăm sóc ngoại trú bệnh nhân suy tim

3.1 vấn đề cần tư vấn hướng dẫn

Giải thích cho bệnh nhân hiểu được nguyên nhân và xuất hiện các triệu chứng

Giải thích cho bệnh nhân hiểu được tầm quan trọng của việc bỏ thuốc lá

Theo dõi ghi nhận các triệu chứng và dấu hiệu ( phù , tiểu ít, khó thở nhiều ....) cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời

Giải thích về việc chỉ định, liều và tác dụng phụ của mỗi thuốc điều trị, ghi nhận tác dụng phụ của thuốc giúp bệnh nhân không tự ý ngưng thuốc hoặc thay đổi liều dùng , tránh tình trạng quên thuốc . Từ đó hiểu được tầm quan trọng của việc tuân thủ và duy trì điều trị

3.2 Vấn đề cần thay đổi

Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong việc điều trị suy tim. Các biện pháp này giúp cải thiện triệu chứng và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

  • chế độ ăn

Hạn chế muối nếu được chỉ định thường< 2-3 g/ ngày .Nên tránh các thực phẩm có chứa natri cao như mì gói, bánh mì, thịt đồng cỏ, đồ hộp, các loại gia vị, nước tương

Tránh đưa vào cơ thể quá nhiều dịch < 1500-2000ml . Tránh uống đồ uống có chứa cafe , chất kích thích

Hạn chế tối đa sử dụng rượu bia

Bệnh nhân cần ăn nhiều rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt.

Theo dõi và tình trạng thiếu dinh dưỡng

  • tập luyện thể lực

Hiểu biết được lợi ích của việc tập thể dục thường xuyên

Duy trì tập thể lực thường xuyên phù hợp với tình trạng sức khỏe

  • giảm cân

Nếu bệnh nhân suy tim có thừa cân, cần giảm cân để giảm tải lên tim

  • Tiêm phòng

Tiêm phòng cúm hàng năm

Tiêm phòng phế cầu mỗi 5 -10 năm

  • Tinh thần

Giữ tinh thần lạc quan thoải mái

Nhận thức được các triệu chứng suy nhược và rối loạn tâm lý phổ biến ở bệnh nhân suy tim và vai trò quan trọng của xã hội

Can thiệp và hỗ trợ nếu cần

3.3 theo dõi và thái khám

Đánh giá lâm sàng khả năng thực hiện công việc hàng ngày hay gắng sức

Tình trạng ứ dịch và cân nặng

Tình trạng dinh dưỡng , ăn mặn , thuốc lá , hóa trị và các biện pháp khác

Siêu âm nhằm khảo sát phân suất tống máu , tình trạng tái cấu trúc tâm thất

Theo dõi huyết áp nếu có tăng huyết áp : Đối với những bệnh nhân có huyết áp cao, cần thực hiện các biện pháp kiểm soát huyết áp bằng thuốc hoặc phương pháp thay đổi lối sống,

Duy trì kiểm soát đường huyết nếu bệnh nhân có đái tháo đường

Kiểm soát các chỉ số lipid máu

Theo dõi cân nặng tránh tình trạng béo phì

Tóm lại , việc thực hiện các tuân thủ chỉ định của bác sĩ là rất quan trọng trong quản lý suy tim và giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Bệnh nhân cần tuân thủ các chỉ định để đạt được tác dụng tốt nhất và giảm nguy cơ biến chứng.

58 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan