Thuốc kháng vitamin K trong rung nhĩ

Thuốc kháng vitamin K là một trong những biện pháp chỉ định trong rung nhĩ. Tuy nhiên phương pháp này còn khá mơ hồ, đặc biệt là với người bệnh. Cùng tìm hiểu rõ hơn về thuốc kháng vitamin K, kháng vitamin K trong rung nhĩ có tác dụng gì ngay sau đây.

1. Kháng vitamin K là thuốc gì?

Thuốc kháng vitamin K (hay còn gọi là thuốc chống đông kháng vitamin K – thuốc chống đông máu đường uống, được dùng để điều trị, phòng ngừa huyết khối trong các mạch máu. Công dụng của thuốc:

  • Ngăn huyết khối hình thành;
  • Ngăn ngừa tăng lên về kích thước của huyết khối;

Thuốc kháng vitamin K hoạt động nhờ khả năng ức chế tổng hợp các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K trong gan. Vitamin K trong cơ thể có công dụng tham gia vào quá trình tổng hợp các yếu tố đông máu, giúp giảm nguy cơ chảy máu.

1.1. Chỉ định thuốc kháng vitamin K

Kháng vitamin K được chỉ định cho các đối tượng:

1.2. Cách dùng thuốc kháng vitamin K

Thuốc kháng vitamin K được dùng theo đường uống theo hướng dẫn của bác sĩ/ dược sĩ. Nên uống vào 1 thời điểm cố định trong ngày để đạt hiệu quả.

Liều dùng thuốc kháng vitamin K được chỉ định cụ thể ở mỗi đối tượng. Căn cứ vào thời gian đông máu khi làm xét nghiệm INR với khoảng cần đạt. Tuân thủ liều dùng, thời gian dùng, tránh dùng quá liều, thấp liều vì có thể tăng nguy cơ huyết khối.

1.3. Tác dụng phụ của thuốc kháng vitamin K

Uống thuốc kháng vitamin K bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ gồm:

  • Chảy máu;
  • Bất tỉnh;
  • Đau đầu;
  • Chóng mặt
  • Yếu nửa người;
  • Tê/ ngứa mặt/ tay/ chân;
  • Đau cơ;
  • Kinh nguyệt kéo dài;
  • Nước tiểu màu hồng;
  • Đại tiện ra máu/ phân đen;
  • Bầm tím tay/ chân bất thường;
  • Khó thở đột ngột;

1.4. Tương tác thuốc kháng vitamin K

Một số thuốc có thể gây tương tác khi dùng kháng vitamin K gồm:

  • Thuốc chống trầm cảm;
  • Kháng sinh nhóm Cephalosporin, Fluoroquinolo, Macrolid, Sulfamethoxazol...;
  • Thuốc hạ mỡ máu;
  • Thuốc chống nấm;
  • Thuốc chống động kinh;
  • Cimetidin;
  • Glucocorticoid;
  • Allopurinol;
  • Paracetamol;
  • Vitamin E;
  • ...

Thông báo cho bác sĩ các loại thuốc bạn đang dùng khi có chỉ định dùng thuốc kháng vitamin K.

2. Thuốc kháng vitamin K trong rung nhĩ

Trước khi tìm hiểu thuốc kháng vitamin K trong rung nhĩ có tác dụng gì? Bạn cần biết thế nào là rung nhĩ?

2.1 Thế nào là rung nhĩ

Thông thường nút xoang có khả năng tạo ra các xung động điện đều đặn. Những xung động này được dẫn truyền đến tế bào cơ tim lân cận. Chúng sẽ theo hệ thống dẫn truyền lan đi, điều khiển quả tim co bóp nhịp nhàng.

Khi xung động không bắt đầu ở nút xoang mà ở nhiều vị trí khác nhau trong buồng tâm nhĩ. Điều này sẽ gây ra các kích thích cơ nhĩ liên tục hoạt động ở trạng thái rung thay thay vì co bóp đồng bộ và nhịp nhàng.

Các bệnh nhân bị rung nhĩ có thể không hoặc có nhiều triệu chứng khó chịu. Một số triệu chứng rung nhĩ như: Tim đập nhanh; khó thở; thở hụt hơi; choáng váng; vã mồ hôi; đau ngực;

Khi rung nhĩ không được can thiệp kịp thời, tim sẽ chịu áp lực lớn bởi phải đập nhanh thường xuyên. Về lâu dài, sẽ làm tim giãn ra, khả năng tống máu không hiệu quả. Điều này có thể dẫn đến suy tim sung huyết, đột quỵ...

2.2 Thuốc kháng vitamin K trong rung nhĩ có tác dụng gì?

Kháng vitamin K là thuốc thuộc nhóm thuốc kháng đông được dùng đầu tiên ở những đối tượng bị rung nhĩ. Liệu pháp dùng thuốc kháng vitamin K mang lại hiệu quả cao ở các bệnh nhân rung nhĩ như:

  • Giúp giảm 2/3 nguy cơ đột quỵ;
  • Giảm 1⁄4 nguy cơ tử cung với nhóm không điều trị hoặc dùng Aspirin;

Thuốc kháng vitamin K được dùng ở nhiều đối tượng người bị rung nhĩ đạt hiệu quả cao. Kết quả này đã được phản ánh ở nhánh Warfarin của các thử nghiệm về thuốc kháng đông đường uống khác.

Mặc dù hạn chế của thuốc kháng vitamin K trong rung nhĩ là cửa sổ điều trị hẹp, phải theo dõi định kỳ, điều chỉnh liều nhưng với thời gian trong ngưỡng đầy đủ có thể thuốc có thể phòng ngừa nguy cơ đột quỵ.

Hiện tại, thuốc kháng vitamin K thuốc điều trị duy nhất an toàn ở những đối tượng rung nhĩ có bệnh lý nền van 2 lá hậu thấp/ van tim cơ học.

Mục tiêu của điều trị rung nhĩ đó là dự phòng biến chứng, chuyển về nhịp xoang bình thường hoặc kiểm soát được nhịp đập của tâm thất. Do đó, dùng thuốc kháng vitamin K là một trong những biện pháp điều trị rung nhĩ được chỉ định.

Ưu điểm của thuốc kháng vitamin K trong rung nhĩ đó là có thể dùng các thuốc đối kháng để đưa quá trình đông máu về bình thường. Kèm theo đó là giá thành điều trị thấp.

2.3 Liều dùng kháng vitamin K trong rung nhĩ

  • Liều tiêu chuẩn dùng kháng vitamin K trong rung nhĩ là 5mg/ ngày x 5 ngày. Trong khi dùng cần kiểm tra thời gian thromboplastin một phần (hoặc INR) mỗi ngày cho đến khi đạt ngưỡng điều trị. Sau đó vẫn phải tiếp tục đánh giá 3 lần / 2 tuần.Liều dùng khởi đầu có thể thấp hơn cho người cao tuổi, đối tượng có nguy cơ chảy máu.
  • Liều duy trì từ 1 – 4mg/ ngày tuỳ thuộc vào từng bệnh nhân. Nhóm đối tượng đặc biệt như: Suy tim; Cường giáp; Suy thận;...
  • Cần dùng liều thấp hơn. Nồng độ INR cần đạt là 2.0 – 3.0 vì chỉ số này cho thấy hiệu quả cao nhất, tuy nhiên cũng có một số nhóm đối tượng cần INR cao hơn hoặc thấp hơn như: Rung nhĩ ở bệnh van cơ học; Rung nhĩ ở người xuất huyết não;
  • Một khi liều warfarin đã ổn định, vẫn cần định kỳ đánh giá mỗi 4 – 6 tuần.

3. Lưu ý khi dùng thuốc kháng vitamin K trong rung nhĩ

Một số lưu ý an toàn khi dùng thuốc kháng vitamin K trong rung nhĩ gồm:

  • Ăn uống khoa học;
  • Tập thể dục đều đặn, chú ý đến các hoạt động thể chất;
  • Tránh xa thuốc lá và môi trường khói thuốc;
  • Duy trì cân nặng phù hợp;
  • Kiểm soát huyết áp;
  • Kiểm soát mức Cholesterol;
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ;

Thuốc kháng vitamin K trong rung nhĩ có ý nghĩa quan trọng. Đây được xem là phương pháp điều trị rung nhĩ hiệu quả. Mặc dù thuốc kháng vitamin K trong rung nhĩ có nhiều nhược điểm, nhưng đây vẫn là phương pháp được đánh giá cao. Dùng thuốc an toàn, đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ/ dược sĩ.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán rung nhĩ

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

436 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan