Vì sao tăng huyết áp lại nguy hiểm?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hồng Phúc - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc. Bác sĩ đã có nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị huyết áp.

Tăng huyết áp còn được gọi là kẻ giết người thầm lặng do các triệu chứng âm thầm tuy nhiên tăng huyết áp có thể là nguyên nhân gây ra các biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim. Tăng huyết áp có thể để lại những di chứng rất nặng nề, có thể dẫn đến tử vong cho người bệnh..

1. Huyết áp là gì?

  • Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của cơ tim và sức cản của động mạch. Mỗi người có một huyết áp ổn định gọi là huyết áp nền.
  • Thông thường, huyết áp ban ngày cao hơn ban đêm, huyết áp hạ xuống thấp nhất vào khoảng 1-3 giờ sáng khi ngủ say và huyết áp cao nhất từ 8 – 10 giờ sáng. Khi vận động, gắng sức thể lực, căng thẳng thần kinh hoặc khi xúc động mạnh đều có thể làm huyết áp tăng lên. Và ngược lại, khi cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn, huyết áp có thể hạ xuống. Khi bị lạnh gây co mạch, hoặc dùng một số thuốc co mạch hoặc thuốc co bóp cơ tim, ăn mặn có thể làm huyết áp tăng lên. Ở môi trường nóng, ra nhiều mồ hôi, bị tiêu chảy... hoặc dùng thuốc giãn mạch có thể gây hạ huyết áp.

2. Thế nào là cao huyết áp?

Đầu tiên hãy cùng hiểu về huyết áp bình thường. Huyết áp được thể hiện bằng 2 chỉ số: Huyết áp tối đa (còn gọi là huyết áp tâm thu) bình thường từ 90 đến 139 mmHg và huyết áp tối thiểu (còn gọi là huyết áp tâm trương), bình thường từ 60 đến 89 mmHg.

Tăng huyết áp: Khi chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg thì được chẩn đoán là huyết áp cao.

Tăng huyết áp kịch phát: Những điều cần biết
Tăng huyết áp là khi chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg

3. Vì sao tăng huyết áp lại nguy hiểm?

  • Hội chứng tăng huyết áp rất nguy hiểm và được coi là “Kẻ giết người thầm lặng”. Cao huyết áp không phải lúc nào cũng thể hiện ra triệu chứng rõ ràng. Nhưng nó lại có thể dẫn tới tổn thương động mạch và tĩnh mạch, làm giảm lưu lượng máu đi khắp cơ thể, có thể dẫn đến đột quỵ, đau tim, và suy tim. Các bộ phận khác của cơ thể như thận, chân tay và mắt cũng có thể bị tổn thương. Bạn có thể bị huyết áp cao (tăng huyết áp) trong nhiều năm mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Ngay cả khi không có triệu chứng, tổn thương mạch máu và tim của bạn vẫn tiếp tục và có thể được phát hiện. Huyết áp cao không được kiểm soát làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm đau tim và đột quỵ.
  • Huyết áp cao thường phát triển trong nhiều năm và cuối cùng nó ảnh hưởng đến gần như tất cả mọi người. May mắn thay, huyết áp cao có thể dễ dàng được phát hiện. Và một khi bạn biết mình bị huyết áp cao, bạn có thể làm việc với bác sĩ để kiểm soát nó.

Đặc biệt huyết áp cao không được kiểm soát có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm bao gồm:

  • Đau tim hoặc đột quỵ. Huyết áp cao có thể gây cứng và dày lên các động mạch (xơ vữa động mạch), có thể dẫn đến đau tim, đột quỵ hoặc các biến chứng khác.
  • Chứng phình động mạch. Huyết áp tăng có thể khiến các mạch máu của bạn yếu đi và phình ra, hình thành chứng phình động mạch. Nếu một chứng phình động mạch vỡ, nó có thể đe dọa tính mạng.
  • Suy tim. Để bơm máu chống lại áp lực cao hơn trong các mạch máu của bạn, tim phải làm việc nhiều hơn. Điều này làm cho các thành của buồng bơm của tim dày lên (phì đại thất trái). Cuối cùng, cơ dày có thể khó bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, điều này có thể dẫn đến suy tim.
Bệnh viêm màng ngoài tim co thắt có thể dẫn tới suy tim
Tăng huyết áp khiến tim phải làm việc nhiều hơn, có thể dẫn đến suy tim
  • Suy yếu và thu hẹp các mạch máu trong thận của bạn. Điều này có thể ngăn chặn các cơ quan này hoạt động bình thường.
  • Các mạch máu dày, hẹp hoặc rách trong mắt. Điều này có thể dẫn đến mất thị lực.
  • Hội chứng chuyển hóa. Hội chứng này là một nhóm các rối loạn chuyển hóa cơ thể của bạn, bao gồm tăng chu vi vòng eo; chất béo trung tính cao; cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL) thấp, cholesterol "tốt"; huyết áp cao và nồng độ insulin cao. Những tình trạng này khiến bạn dễ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim và đột quỵ.
  • Rắc rối với bộ nhớ hoặc sự hiểu biết. Huyết áp cao không được kiểm soát cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ, ghi nhớ và học hỏi của bạn. Rắc rối với trí nhớ hoặc hiểu các khái niệm là phổ biến hơn ở những người bị huyết áp cao.
  • Sa sút trí tuệ. Các động mạch bị thu hẹp hoặc bị chặn có thể hạn chế lưu lượng máu đến não, dẫn đến một loại chứng mất trí nhớ (chứng mất trí nhớ mạch máu). Đột quỵ làm gián đoạn lưu lượng máu đến não cũng có thể gây ra chứng mất trí nhớ mạch máu.

Hầu hết những người bị huyết áp cao không có dấu hiệu hoặc triệu chứng, ngay cả khi chỉ số huyết áp đạt đến mức cao nguy hiểm. Một số người bị huyết áp cao có thể bị đau đầu, khó thở hoặc chảy máu cam, nhưng những dấu hiệu và triệu chứng này không đặc hiệu và thường không xảy ra cho đến khi huyết áp cao đến giai đoạn nghiêm trọng hoặc đe dọa đến tính mạng.

Tăng huyết áp là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay tuy nhiên vẫn còn một số lượng không nhỏ số bệnh bệnh chưa được chẩn đoán tăng huyết áp dẫn đến các hậu quả đáng tiếc xảy ra hay một lượng lớn bệnh nhân được chẩn đoán tăng huyết áp nhưng huyết áp không được kiểm soát dẫn đến những hậu quả khó lường vì vậy việc tìm kiếm một bệnh viện chất lượng với các chuyên gia giỏi là vô cùng quan trọng giúp cho huyết áp của bạn luôn luôn ở mức ổn định.

Trung tâm tim mạch là một trong những trung tâm mũi nhọn của Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec, đội ngũ chuyên gia của Trung tâm Tim mạch gồm những Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Chuyên khoa 2, Thạc sĩ giàu kinh nghiệm, có uy tín lớn trong lĩnh vực điều trị nội khoa, ngoại khoa, thông tim can thiệp và ứng dụng các kỹ thuật cao cấp trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch. Đặc biệt, Trung tâm có các trang thiết bị hiện đại, ngang tầm với các bệnh viện uy tín nhất trên thế giới. Ngoài ra trung tâm có chương trình hợp tác toàn diện với Viện Tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai, Bộ môn Tim mạch trường Đại học Y Hà nội, Đại học Paris Decartes - Bệnh viện Georges Pompidou (Pháp), Đại học Pennsylvania (Hoa kì) ...

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số 02439743556 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Hà Nội.

29.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan