Bỏ thuốc lá để tránh mắc COPD – sát thủ “lặng thầm”

Mặc dù có tỉ lệ mắc cao, nhưng COPD (Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) vẫn đang bị lãng quên trong cộng đồng. Vì lẽ đó, VOV giao thông vừa mời bác sĩ Kazushige Noda (Khoa Nội chung – Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec) trò chuyện để giúp thính giả của Đài có những thông tin hữu ích phòng chống căn bệnh này.
Tôi thấy rất nhiều nam giới Việt Nam hút thuốc. Trong khi đó, hút thuốc nguyên nhân gây bệnh COPD. Những người mắc bệnh này sẽ gặp khó khăn trong cuộc sống hàng ngày và công việc, thậm chí cả khi họ đi lại, nấu ăn hoặc sinh hoạt cá nhân. Vì vậy, COPD đã trở thành một vấn đề xã hội ở Nhật Bản và các nước châu Âu. Tôi nghĩ rằng việc người dân Việt Nam hiểu biết việc phòng chống COPD là rất quan trọng nên tôi rất mong muốn có thể trao đổi với các bạn về căn bệnh này.

<?>Bác sĩ có thể dẫn chứng về mức độ nghiêm trọng của bệnh COPD hiện nay ở Việt Nam? Ở Nhật tình trạng này có tương tự?
Chúng tôi hiện chưa có số liệu cụ thể về bệnh COPD ở Việt Nam. Nhưng tôi có thể đưa ra thông tin tỉ lệ hút thuốc ở nam giới tại Nhật là khoảng 30%. Tại Nhật có hơn 5 triệu bệnh nhân COPD. Tỉ lệ hút thuốc ở nam giới tại Việt Nam là hơn 50%, nhưng COPD thì lại không được biết đến rộng rãi trong người dân. Tôi nghĩ tình trạng này ở Việt Nam cũng tương tự hoặc nghiêm trọng hơn ở Nhật.

<?> Được biết, hiện tại bệnh chưa có thuốc điều trị đặc biệt. Vậy với những bệnh nhân mà ông điều trị, bác sĩ thường áp dụng phác đồ và tư vấn cho bệnh nhân như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất?
Quan trọng là phải chẩn đoán chính xác bệnh vì một số bệnh có những triệu chứng giống với COPD. Các bác sĩ sẽ chụp X - quang tim phổi và đo chức năng hô hấp để có thể đánh giá tình trạng phổi. Sau khi chẩn đoán chính xác, bác sĩ thường kê đơn một số thuốc xịt giãn phế quản giúp làm dịu các cơ xung quanh đường hô hấp, mở thông hô hấp. Người bệnh dễ thở hơn. Thuốc không thể phục hồi phổi đã bị tổn thương, nhưng bệnh nhân sẽ thấy khá hơn trong một quá trình lâu dài. Trước khi việc điều trị bằng thuốc bắt đầu, bệnh nhân tất nhiên sẽ phải bỏ thuốc lá.

<?> Cắt dây thần kinh giao cảm phổi được coi là liệu pháp mới trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Vậy ông có áp dụng phương pháp này? Nếu có áp dụng thì hiệu quả ra sao?
Cắt dây thần kinh đối giao cảm của phổi được coi là cách để cải thiện chức năng phổi và giảm nhẹ triệu chứng COPD, bởi vì các dây thần kinh này tạo ra một chất có tác dụng co thắt phế quản. Liệu pháp mới được gọi là phong bế thần kinh phổi đích - một phương pháp tiềm năng để chữa trị những ca COPD nặng. Nhưng phương pháp này vẫn còn mới và đang trong giai đoạn thử nghiệm. Một số nghiên cứu cho rằng phương pháp này hiệu quả, nhưng các bác sĩ còn chưa biết rõ hết những tác dụng phụ nên hiện tại chưa áp dụng trong thực tế điều trị.

<?> Như bác sĩ đã nói, tỉ lệ nam giới hút thuốc lá ở Việt Nam rất cao. Các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân bỏ thuốc lá khi người bệnh mắc bệnh phổi. Tuy nhiên, điều này rất khó. Vậy theo bác sĩ làm thế nào để người bệnh có thể bỏ thuốc sớm nhất?
Tôi luôn hỏi các bệnh nhân muốn bỏ thuốc lá rằng: Bạn có muốn ở bên người mình yêu quý không? Bạn có muốn trở thành một hình mẫu cho con cái bạn không? Bạn có muốn bảo vệ gia đình khỏi khói thuốc lá độc hại không? Tôi nghĩ việc quan trọng là phải giúp họ hiểu được việc bỏ thuốc lá không chỉ là vì bản thân họ mà còn là vì những người thân của mình nữa.

Xin cảm ơn bác sĩ.

313 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Chủ đề: Hô hấp
Bài viết liên quan