Bị chó cắn chảy máu 2 hôm sau mới đi tiêm phòng có sao không?

Hỏi

Chào bác sĩ, bác sĩ tư vấn giúp em với ạ. Mẹ em mới bị chó cắn trầy nhẹ nhưng chảy máu. Hôm nay thứ 7 không chích ngừa được phải chờ tới thứ 2, như vậy có được không ạ?

Ánh Tuyết

Chào bác sĩ. Con bị chó cắn lúc 11h30p hơn vào ngày 20/7 mà 22 con mới đi chích ngừa dại thì có sao không bác sĩ? Mong bác sĩ tư vấn. Xin cảm ơn.

Võ Thị Cẩm Tú (2004)

Trả lời

Chào bạn, cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi tới Vinmec.

Bệnh dại là một trong những căn bệnh nguy hiểm hiện không có biện pháp điều trị đặc hiệu,tỷ lệ tử vong rất cao.Bệnh dại chủ yếu lây truyền qua các vết cắn, vết trầy xước từ nước bọt của động vật bị dại sang cơ thể người. Sau khi bị cắn, nếu không kịp thời tiêm vacxin dại, virus dại sẽ nhân nhanh số lượng ngay tại điểm cắn, di chuyển dọc theo các dây thần kinh, tiến thẳng tới hệ thần kinh trung ương. Bệnh dại không phát ngay, thời kỳ ủ bệnh trung bình từ 30 đến 90 ngày, có thể kéo dài đến 1 năm. Vết thương càng nặng, càng gần các đầu mút thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng ngắn. Ngược lại, nếu vết thương nhẹ, xa thần kinh trung ương, thời gian ủ bệnh sẽ dài hơn.

Nếu không may bị chó, mèo hoặc động vật hoang dã cắn, những việc cần phải làm là:

  • Rửa ngay vết thương dưới vòi nước chảy kết hợp với xà phòng liên tục trong 15 phút. Sau đó sát trùng vết thương với cồn 70 hoặc Betadin, không được nặn máu vết thương.
  • Ngay cả đối với vết cắn nhẹ, người bệnh vẫn nên tiêm vacxin dại để hình thành kháng thể bảo vệ cơ thể. Sau đó nên theo dõi vật nuôi trong 15 ngày.

BSCK I Trần Thanh Phước - Bác sĩ Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

22.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Verorab
    Vắc-xin Verorab 0,5 ml (Pháp)

    Verorab được chỉ định dự phòng bệnh dại cho các đối tượng có nguy cơ phơi nhiễm cao như nhân viên làm việc tại các phòng thí nghiệm chẩn đoán, nghiên cứu và sản xuất huyết thanh dại. Những đối ...

    Đọc thêm
  • Ủ bệnh dại ở người
    Vì sao bệnh dại rất nguy hiểm?

    Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính và có nguy cơ tử vong cao. Khi bệnh nhân đã lên cơ thì tỷ lệ tử vong lên tới 100%. Do đó, khi bị động vật cắn cách duy nhất để ...

    Đọc thêm
  • Virus dại
    Tìm ra virus bệnh dại như thế nào?

    Bệnh dại là một bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ tử vong gần như tuyệt đối vì không có thuốc đặc hiệu để điều trị, chống lại vi rút dại là tác nhân gây bệnh. Tiêm vắc- xin phòng ...

    Đọc thêm
  • Chó dại cắn
    10 sự thật về bệnh dại

    Bệnh dại gây ra hàng ngàn ca tử vong mỗi năm tại hơn 100 quốc gia, chủ yếu ảnh hưởng đến các cộng đồng thiếu quan tâm với quyền truy cập hạn chế vào các hệ thống y tế và ...

    Đọc thêm
  • Sơ cứu vết cắn của động vật
    Sơ cứu vết cắn của động vật

    Động vật cắn có thể gây nguy hiểm. Vết cắn có thể gây ra đau, nhiễm trùng và một số trường hợp có thể diễn biến rất nặng và tử vong. Vì thế, nắm được các bước sơ cứu động ...

    Đọc thêm