Bị sỏi niệu quản nên uống thuốc chờ tán sỏi hay dùng phương pháp điều trị nào khác?

Hỏi

Chào bác sĩ! Bố em bị ứ nước thận trái và theo dõi sỏi niệu quản trái 1/3 đường kính 6mm. Bác sĩ có thể tư vấn giúp em bị sỏi niệu quản nên uống thuốc chờ tán sỏi hay dùng phương pháp điều trị nào khác? Xin cảm ơn bác sĩ.

Câu hỏi ẩn danh

Trả lời

Chào bạn. Bác sĩ xin phép giải đáp câu hỏi: “Bị sỏi niệu quản nên uống thuốc chờ tán sỏi hay dùng phương pháp điều trị nào khác?” của bạn như sau:

Thông thường những sỏi<4mm có thể tự ra được, sỏi từ 4-6mm thì khả năng tự ra được là 50-60%. Do đó với tình trạng của bố bạn, có thể điều trị nội khoa và theo dõi tối đa 1 tháng từ lần phát hiện ứ nước đầu tiên. Nếu sau 1 tháng, sỏi vẫn không di chuyển thì bố bạn cần được điều trị tán sỏi để giúp cải thiện chức năng thận sớm và tránh biến chứng về sau do sỏi niệu quản lâu ngày gây ra như nhiễm trùng, hẹp niệu quản,...

Bạn nên tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa tại một trong các bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Trân trọng!

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Phúc Liên - Bác sĩ Ngoại tiết niệu - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

902 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • sỏi tiết niệu
    Các loại sỏi tiết niệu thường gặp và cách ứng phó

    Hiện nay tỷ lệ mắc sỏi đường tiết niệu chiếm khoảng 2-12% dân số, Việt Nam nằm trong khu vực các nước có tỷ lệ mắc sỏi cao. Sỏi đường tiết niệu có nhiều loại khác nhau mỗi loại sỏi ...

    Đọc thêm
  • Đau do sỏi
    Các phương pháp điều trị sỏi tiết niệu

    Sỏi đường tiết niệu chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số các bệnh lý đường tiết niệu. Phát hiện và điều trị kịp thời giúp ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Vậy có những phương pháp ...

    Đọc thêm
  • meyerflavo
    Công dụng thuốc Meyerflavo

    Meyerflavo là thuốc chống co thắt đường niệu, được bào chế dưới dạng viên nén với hoạt chất chính là Flavoxat hydroclorid. Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn đọc thông tin về công dụng, lưu ý khi dùng ...

    Đọc thêm
  • urispas
    Công dụng thuốc Urispas

    Urispas có thành phần chính là Flavoxate Hydrochloride, thuộc nhóm thuốc chống co thắt đường tiết niệu. Thuốc Urispas được sử dụng phổ biến trong giảm nhẹ triệu chứng đau, kích thích đi tiểu, đái dầm do co thắt bàng ...

    Đọc thêm
  • Drotaspasm
    Công dụng thuốc Drotaspasm

    Drotaspasm là thuốc giãn cơ, thường được chỉ định điều trị đau bụng kinh, cơn đau quặn thận và mật, đau do co thắt dạ dày,... Vậy công dụng và cách sử dụng thuốc như thế nào?

    Đọc thêm