Chứng mất ngủ sau sinh có nguy hiểm không?

Hỏi

Cháu vừa sinh em bé được 1 tháng bác sĩ ạ. Bé nhà cháu trộm vía ngoan, không quấy đâu. Các bà cứ nhắc phải ngủ nhiều cho có sữa. Thế mà từ sau khi sinh xong cháu bị mất ngủ, cứ nằm trằn trọc mãi nửa đêm mới ngủ được nên sáng hôm sau dậy rất là mệt mỏi. Cháu muốn hỏi bác sĩ là chứng mất ngủ sau sinh này có nguy hiểm không ạ? Cháu có cần điều trị không hay một thời gian sau là tự hết ạ?

Nguyễn Minh Hà ( 26 tuổi )

Trả lời

Mất ngủ sau sinh có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:

  • Trằn trọc, không thể thư giãn tâm lý, bởi lúc nào cũng lo lắng nếu ngủ sẽ không nghe được tiếng khóc của con khi có vấn đề.
  • Không thích nghi kịp với giờ giấc sinh hoạt của bé, dẫn đến bị lệch nhịp sinh học.
  • Tác nhân bên ngoài như thời tiết, tiếng động xung quanh.
  • Tâm lý bất ổn do thiếu sự quan tâm, chăm sóc từ người thân. Điều này thậm chí có thể dẫn đến chứng trầm cảm sau sinh.

Nếu không điều trị kịp thời, mất ngủ sau sinh có thể dẫn đến các hậu quả như: Chứng mất ngủ sau sinh kéo dài làm mẹ luôn trong trạng thái mệt mỏi, cáu gắt, dễ nóng giận; Mất ngủ khiến tâm trạng mệt mỏi này có thể ảnh hưởng đến hormone kích thích sữa mẹ tiết ra, từ đó dẫn đến ít sữa, hoặc mất sữa, chất lượng sữa kém hơn; Trong một số trường hợp, mất ngủ sau sinh còn là nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh. Người mẹ có thậm chí có thể chán ghét đứa con của chính mình.

Để cải thiện tình trạng mất ngủ sau sinh, bạn có thể áp dụng một số biện pháp như:

  • Chia sẻ công việc:Chia sẻ công việc, từ chăm sóc bé đến chăm lo cho gia đình, không nên ôm đồm tất cả mọi việc.
  • Tranh thủ những giấc ngủ ngắn: Những giấc ngủ ngắn, thậm chí chỉ là nằm thư giãn vài phút ban ngày với mẹ là rất cần thiết. Bạn nên ngủ ngay khi bé ngủ để dành sức chăm bé không chỉ vào ban ngày.

Mất ngủ ở mẹ sau sinh đa phần là do thay đổi chế độ sinh hoạt hằng ngày để chăm sóc bé, mệt mỏi, tâm lý bất ổn, nhạy cảm hơn. Mẹ có thể điều chỉnh chế độ sinh hoạt,cũng như dùng một số loại thảo dược, đồ ăn để cải thiện giấc ngủ.

Nếu thử tất cả các cách đều không tốt, mẹ sau sinh nên sự thăm khám đồng thời hướng dẫn của bác sĩ để được chăm sóc phù hợp.

Ths. Bs Nguyễn Thành Long - Chuyên gia tư vấn Tâm lý - Phòng khám Tâm lý, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

22.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • cây thạch xương bồ
    Thạch xương bồ có tác dụng gì?

    Tác dụng của thạch xương bồ trong Y Học Cổ Truyền giúp hòa vị, linh thần, hóa thấp, trục đờm, tuyên khí. Bài viết này sẽ cung cấp thêm các thông tin về thạch xương bồ có tác dụng gì, ...

    Đọc thêm
  • công dụng của cây nữ lang
    Công dụng của cây nữ lang

    Cây nữ lang từ lâu đã được sử dụng như một vị thuốc dùng để điều trị bệnh hiệu quả. Cụ thể hơn, cây nữ lang bắt đầu được biết đến từ thế kỷ thứ 2 và trở nên phổ ...

    Đọc thêm
  • lopassi
    Công dụng thuốc Lopassi

    Lopassi là thuốc bào chế từ thảo dược có tác dụng dưỡng tâm an thần dùng điều trị trong các trường hợp mất ngủ, suy nhược thần kinh hồi hộp trống ngực. Người bệnh hãy cùng tìm hiểu về Lopassi ...

    Đọc thêm
  • đa ký giấc ngủ
    Đo đa ký giấc ngủ được chỉ định khi nào?

    Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe của con người. Cuộc sống của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều nếu mắc phải các rối loạn về giấc ngủ. Vì vậy, bệnh ...

    Đọc thêm
  • giấc ngủ không sâu
    Ngủ kém ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc

    Khi một lịch trình làm việc dày đặc và căng thẳng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Tương tự, nếu người lao động có giấc ngủ không sâu thì sự hài lòng trong công việc cũng bị giảm sút. ...

    Đọc thêm