Người bị viêm gan B có tiêm được thuốc tránh thai không?

Hỏi

Chào bác sĩ! Mong bác sĩ cho tôi 1 lời khuyên về tiêm thuốc tránh thai. Cách đây 3 năm tôi có dùng biện pháp que cấy tránh thai. Nhưng trong quá trình đặt tôi thấy có tác dụng phụ của nó là: rong kinh, da bị tàn nhang nhiều... Bác sĩ cho tôi hỏi giờ tôi muốn dùng biện pháp tiêm 3 tháng/ lần có được không? Và có gây tác dụng phụ gì? Tôi bị viêm gan B có tiêm được không?Tôi xin cám ơn bác sĩ nhiều!

Câu hỏi khách hàng ẩn danh

Trả lời

Chào bạn! Tiêm thuốc tránh thai là một biện pháp tránh thai tạm thời, được tiêm trực tiếp vào cơ mông, vùng trước đùi hay bắp tay của các chị em. Thuốc tiêm tránh thai có một số loại phổ biến như Depo – Provera, Noristerat, Sayana Press. Sau khi tiêm chất progestin, một phiên bản tổng hợp của hormone progesterone có tác dụng ức chế sự rụng trứng. Làm tăng chất dịch nhầy ở trong cổ tử cung khiến cho tinh trùng không thể tiếp xúc với trứng để thụ tinh được.

Với những chị em muốn tiêm thuốc tránh thai 3 tháng nên sử dụng thuốc Depo – Provera và Noristerat. Còn với những trường hợp muốn tiêm thuốc tránh thai 1 tháng nên sử dụng thuốc Sayana Press.

Tiêm thuốc tránh thai mang lại hiệu quả cao trong việc ngừa thai của các chị em, nhất là với các chị em sau sinh nếu đi tiêm đều đặn theo chỉ định. Đối tượng có thể áp dụng biện pháp này tương đối rộng. Bạn sẽ không phải nhớ việc uống thuốc mỗi ngày, thuốc ít có tác dụng phụ. Chi phí tiêm tương đối thấp so với các biện pháp khác, ngăn ngừa u xơ tử cung, ung thư nội mạc tử cung và ung thư buồng trứng. Quan trọng hơn là có thể phục hồi khả năng sinh sản sau khi ngừng thuốc. Theo khảo sát trên thực tế thuốc tiêm tránh thai có hiệu quả đến 94% khi sử dụng đúng cách

Bên cạnh những ưu điểm thì biện pháp tiêm thuốc tránh thai cũng có nhiều điểm hạn chế mà các chị em cần lưu ý như: chu kỳ kinh nguyệt bị thay đổi, xuất hiện rong kinh. Rong huyết thường xảy ra với trường hợp tiêm thuốc tránh thai 6 tháng liên tục; có khả năng gây loãng xương với những trường hợp tiêm thuốc tránh thai 2 năm liên tục, không phòng tránh được các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Ngoài ra, Tiêm ngừa thai còn xuất hiện một số triệu chứng như tăng cân nhanh chóng, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng dưới, đau cương vú, đầy hơi, trầm cảm, căng thẳng, xuất hiện nhiều mụn trứng cá. Hoặc có thể gây áp – xe tại vị trí tiêm...

Trên đây là một số lợi ích và tác dụng không mong muốn sau khi sử dụng thuốc tiêm tránh thai. Khi muốn sử dụng biện pháp tránh thai này bạn cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa sản phụ để được khám, tư vấn và lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp nhất.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Hệ thống Y Tế Vinmec. Trân trọng!

Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Thị Yến - Bác sĩ Chuyên khoa sản - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan