Sau 3 tháng nghi nhiễm HIV liệu xét nghiệm có chính xác không?

Hỏi

Bác sĩ cho em hỏi về sức khỏe của em. Cách đây hơn 4 tháng em thấy người em có một số triệu chứng giống HIV, sau đó 2 tuần em đi xét nghiệm thì kết quả âm tính và sau lần xét nghiệm thứ nhất 3 tháng em đi xét nghiệm lại cũng cho kết quả âm tính nhưng em vẫn lo, vì hiện giờ 4 tháng rồi mà em vẫn thấy một số triệu chứng như: Đau nhức khắp người, đau như kim châm thoáng qua, lưỡi trắng, sút cân. Em rất lo, mong bác sĩ giải thích cho em liệu em có bị HIV không hay là em bị bệnh gì khác ạ?

Câu hỏi khách hàng ẩn danh

Trả lời

Chào em. Khi bạn nhận được phiếu kết quả âm tính có nghĩa là trong máu của bạn không xuất hiện những kháng thể chống virus HIV. Điều đó cũng đồng nghĩa rằng bạn không bị nhiễm HIV. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp là đang trong quá trình phơi nhiễm. Vậy nên bạn cần phải tuân thủ đầy đủ các mốc thời gian tái xét nghiệm do bác sĩ đưa ra.

Sau 3 đến 6 tuần, nhiễm trùng bắt đầu giảm, 95% số người bị nhiễm vẫn khỏe mạnh và không nghĩ mình bị nhiễm. Nếu xét nghiệm HIV trong thời điểm này chưa đảm bảo độ chính xác cao. Có thể một số người có những biểu hiện của nhiễm HIV giai đoạn sớm, biểu hiện giống như cảm cúm thông thường.

Tình trạng nhiễm trùng diễn biến thầm lặng. Việc xét nghiệm HIV chính xác nhất thường sau khoảng 2-3 tháng

Xét nghiệm HIV 4 tháng cho kết quả âm tính là kết luận an toàn. Nếu kết quả trả về là âm tính thì bạn hoàn toàn yên tâm bạn không bị lây nhiễm. Còn kết quả dương tính thì điều này có nghĩa bạn đã bị lây nhiễm HIV.

Trước khi xét nghiệm, em không sử dụng bất cứ loại thuốc điều trị nào (sẽ có một số loại thuốc làm ảnh hưởng đến tính chính xác của kết quả xét nghiệm). Không dùng rượu bia hoặc các chất kích thích bất kỳ (chúng cũng có những ảnh hưởng nhất định đến tính chính xác) em nhé.

Cảm ơn em đã đặt câu hỏi tới Hệ thống Y tế Vinmec. Trân trọng.

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Văn Phong - Bác sĩ cấp cứu - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

30.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Hình ảnh và thông tin về bệnh lây qua đường tình dục (STDs)
    Hình ảnh và thông tin về bệnh lây qua đường tình dục (STDs)

    Sự phát triển của công nghệ thông tin, giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận với nguồn thông tin khổng lồ. Song vẫn còn rất nhiều người chưa thực sự hiểu biết về các bệnh lây qua đường tình ...

    Đọc thêm
  • Agifovir
    Công dụng thuốc Agifovir 300mg

    Thuốc Agifovir 300mg có thành phần chính là Tenofovir disoproxil fumarate thuộc nhóm thuốc kháng retrovirus nên thường được dùng để điều trị viêm gan B mạn tính và HIV type 1. Các tác dụng phụ của thuốc Agifovir thường ...

    Đọc thêm
  • Trắc nghiệm: Hiểu biết của bạn về HIV đến đâu?

    Căn bệnh thế kỷ HIV không còn quá lạ lẫm với mọi người, nhưng một số kiến thức về nó đôi lúc vẫn có thể khiến bạn bất ngờ. Có bao giờ bạn tự hỏi, mình hiểu biết đến đâu ...

    Đọc thêm
  • Nerapin
    Công dụng thuốc Nerapin

    Nerapin là thuốc thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Thuốc được dùng trong điều trị HIV/AIDS, nhiễm HIV-1 ở người lớn và trẻ em, dự phòng truyền bệnh từ mẹ nhiễm HIV-1 ...

    Đọc thêm
  • zefdavir 150
    Công dụng thuốc Zefdavir

    Thuốc Zefdavir chứa hoạt chất Lamivudin được chỉ định trong điều trị viêm gan siêu vi B mạn tính có bằng chứng sao chép ngược và kết hợp với các thuốc khác trong điều trị HIV... Cùng tìm hiểu về ...

    Đọc thêm

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: