Trẻ bị viêm phế quản phổi co thắt đã điều trị nhưng vẫn ho nhiều, phải làm sao?

Hỏi

Chào bác sĩ! Bé nhà em hiện tại hơn 5 tuổi nhưng hay bị viêm họng, viêm mũi, viêm phế quản, khi thời tiết thay đổi bé rất dễ bị hắt hơi, sổ mũi, ho, mỗi lần bị như vậy đều phải dùng đến thuốc tây và có kháng sinh vì các phương pháp thông thường như uống siro hay các biện pháp dân gian đều không có hiệu quả. mỗi lần uống thuốc như vậy thường phải kéo dài 1 tuần mới khỏi và dễ tái phát lại ngay sau đó, gần như tháng nào cũng dùng thuốc. Bình thường bé ho thì nghe giống ho khan, có lúc nghe như có đờm và ho mạnh. mỗi lần ho vậy em đều dặn con nhè đờm ra và có khi nôn trớ nữa ạ. Đợt vừa rồi không hiểu sao bé lại ho kéo dài lâu như vậy mặc dù em đã cho đi khám và uống thuốc. Bé ho dai dẳng gần 3 tháng nay, đi khám thì bác sĩ chỉ kết luận bị viêm họng, phế quản, phổi không sao. Em cho con uống theo đơn của bác sĩ nhưng vẫn không dứt điểm được, sau đó em cho con lên viện nằm chữa trị, lúc mới đầu khám bác sĩ chỉ kết luận bị viêm họng và cho đơn thuốc về uống nhưng em xin ở lại vì con uống thuốc quá nhiều rồi, giờ muốn nằm viện để theo dõi và điều trị xem thế nào,. nằm viện 3 ngày bác sĩ chỉ cho uống thuốc, nhưng ho không giảm mà còn nặng hơn, ho nghe đờm đặc hơn và thở rít. Bác sĩ cho đi kiểm tra lại kết luận bị viêm phế quản phổi co thắt và bắt đầu tiêm. Bé tiêm 11 ngày thì viện cho về, phế quản thì gần như là khỏi nhưng ho thì hiện tại bé vẫn không dứt điểm được. Em thực sự rất lo lắng về tình hình bệnh của con, mong bác sĩ tư vấn giúp trường hợp trẻ bị viêm phế quản phổi co thắt đã điều trị nhưng vẫn ho nhiều, phải làm sao? Em cảm ơn ạ!

Nguyễn Thu Hà (1992)

Trả lời

Chào bạn! Thắc mắc “trẻ bị viêm phế quản phổi co thắt đã điều trị nhưng vẫn ho nhiều, phải làm sao?”

Thông thường sau 1 đợt điều trị, bác sĩ sẽ hẹn con khám lại sau 5 - 7 ngày tùy từng bệnh lý. Với trường hợp của con, bác sĩ xin giải đáp như sau: Bạn ấy có đỡ nhưng chưa hết hẳn triệu chứng, bạn cần cho bé đi khám lại để đánh giá xem đợt bệnh đã khỏi hẳn hay chưa hoặc bé có các bệnh lý khác đi kèm như hen phế quản hoặc viêm mũi dị ứng hay không? Tùy từng trường hợp cụ thể mà Bác sĩ sẽ có kế hoạch điều trị ngắn hạn và dự phòng dài hạn cho con.

Bạn có thể đến tại các phòng khám, bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để được bác sĩ tư vấn thêm. Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Được giải đáp bởi Bác sĩ Đỗ Thị Linh Phương - Bác sĩ Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

385 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Cefalotin
    Công dụng thuốc Cefalotin

    Cefalotin là 1 loại thuốc kháng sinh, có tác dụng mạnh đối với vi khuẩn Gram dương và trung bình đối với vi khuẩn Gram âm. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Cefalotin sẽ giúp người bệnh nâng cao ...

    Đọc thêm
  • Phương pháp ghép tế bào gốc
    Ghép tế bào gốc chữa chứng xơ phổi ở trẻ sinh non

    Các phương pháp điều trị xơ phổi ở trẻ sinh non trước đây chủ yếu là giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống chứ không chữa khỏi hoàn toàn. Ghép tế bào gốc xơ phổi ở trẻ ...

    Đọc thêm
  • Phương pháp ghép tế bào gốc
    Ghép tế bào gốc chữa chứng xơ phổi ở trẻ sinh non

    Các phương pháp điều trị xơ phổi ở trẻ sinh non trước đây chủ yếu là giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống chứ không chữa khỏi hoàn toàn. Ghép tế bào gốc xơ phổi ở trẻ ...

    Đọc thêm
  • Alclav 1000mg
    Công dụng thuốc Alclav 1000mg

    Alclav 1000mg là thuốc kháng sinh phổ rộng, được điều trị nhiễm khuẩn hô hấp nặng, nhiễm khuẩn tiết niệu nặng, nhiễm khuẩn da và mô mềm hoặc nhiễm khuẩn nha khoa... Để đảm bảo hiệu quả sử dụng khi ...

    Đọc thêm
  • Xumocolat
    Công dụng thuốc Xumocolat

    Với tác dụng tiêu dịch nhầy hiệu quả, thuốc Xumocolat được sử dụng trong các trường hợp bệnh lý về đường hô hấp như viêm phế quản phổi đợt cấp, mạn tính, viêm mũi và viêm xoang.

    Đọc thêm