Bệnh tiểu đường: Phòng trừ khi chưa bị bệnh

Một số người cho rằng mình ăn được, uống được, người béo tốt là chẳng có bệnh gì, nhưng khi xét nghiệm mới thấy lượng đường và mỡ trong máu cao.

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường là béo phì, cao huyết áp, mỡ máu cao và xơ cứng động mạch. Với các bệnh này phải có biện pháp điều trị sớm, tích cực và triệt để mới có thể giảm thiểu sự phát sinh của bệnh tiểu đường hoặc làm bệnh thuyên giảm. Với một số bệnh mãn tính gây bệnh tiểu đường như tổn thương hoặc mất chức năng điều tiết các phủ tạng, như rối loạn chức năng thần kinh tự chủ, viêm đầu mút dây thần kinh, thị lực giảm cũng cần phải tích cực điều trị.

Khi bị bệnh tiểu đường, tác phong sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân có ảnh hưởng trực tiếp tới phòng chống bệnh. Do vậy, người bệnh phải thực hiện tốt các phương pháp dưỡng sinh hàng ngày.

Có nghĩa là phải đề phòng sự phát sinh của bệnh ngay từ khi chưa có bệnh. Một số người cho rằng mình ăn được, uống được, người béo tốt là chẳng có bệnh gì, nhưng khi xét nghiệm mới thấy lượng đường và mỡ trong máu cao, đã mắc bệnh tiểu đường. Thêm nữa, bác sĩ còn phải hiểu biết cặn kẽ trạng thái cơ thể của người bệnh để phòng chống sự phát triển của bệnh. Ví dụ, cần căn cứ vào thể chất và khí huyết âm dương của người bệnh để điều chỉnh, điều trị kịp thời các bệnh máu mỡ cao, xơ cứng động mạch, béo phì ngay từ khi còn phôi thai để phòng và giảm thiểu sự phát sinh bệnh tiểu đường.

Gan và thận được coi là gốc, người trung niên và già mà tỳ thận suy nhược là nguyên nhân chính của bệnh tiểu đường nên cần điều dưỡng tỳ thận. Việc điều dưỡng này phải lấy việc bảo vệ tỳ làm đầu, dùng thuốc phải chú ý thăng giáng (lên xuống) đề phòng quá thiên lệch, bổ mà không cán, công và không quá mạnh, hàn mà không quá mát, nhiệt mà không quá nóng, luôn phải bảo vệ tỳ thận. Có thể dùng ăn uống để điều chỉnh, cũng có thể dùng thức ăn thuốc để điều bổ, dưỡng tỳ khí, tránh suy nghĩ quá căng thẳng.

Gan hư cũng là nguyên nhân quan trọng sinh bệnh tiểu đường. Bước sang tuổi 50, gan khí bắt đầu suy, nguyên nhân là do mãn kinh (cả nam và nữ), do gan không được cung cấp đủ máu, hoặc do gan âm không đủ, máu nóng sinh nhiệt, nhiệt lại làm cho dương tăng. Triệu chứng nhức đầu hoa mắt, thị lực giảm sút, cơ thể mệt mỏi đau nhức hoặc không vận động được. Hoặc xuất hiện triệu chứng miệng khô, khát nước, âm hư, ra mồ hôi trộm... từ đó phát sinh bệnh tiểu đường. Cách điều dưỡng là bổ dưỡng gan huyết (máu ở gan), máu ở gan đầy đủ thì chức năng gan sẽ tốt.

Sang tuổi 60, tâm khí bắt đầu suy, khí huyết kém. Y học truyền thống cho rằng tim là chủ đạo, vừa chứa “thần” lại là vừa chủ của mạch máu, máu đến tim không đủ thì “tâm âm hư tổn” hoặc “tâm khí tiêu hao”, “tâm dương suy kiệt”... đều dẫn tới chứng tâm hư. Tim không chứa “thần” sẽ xuất hiện triệu chứng ở hệ thống thần kinh. Sự vận hành của tim mạch bị trở ngại sẽ xuất hiện chứng tụ máu hoặc bệnh tim mạch. Người nhẹ thì mất ngủ, mộng nhiều, tim đập nhanh, nóng nảy, ra nhiều mồ hôi; người nặng thì có thể hôn mê dẫn tới tử vong.

Chứng tim hư có liên quan nhiều đến việc phát sinh các bệnh biến chứng của bệnh tiểu đường. Điều trị cần phải dưỡng tâm an thần, ích khí thông mạch. Dưỡng tâm cần chú trọng dưỡng âm huyết, tâm huyết đầy đủ sẽ tĩnh tâm an thần. Máu tim không đủ sẽ làm âm hư hỏa vượng, mà tâm hỏa sẽ ảnh hưởng tới thần kinh. Nhưng khi âm hư đầy đủ rồi thì phải loại trừ dục vọng, đó là vì: “Hễ có dục vọng sẽ động tới tim, càng nhiều dục vọng thì trước tiên là gây nhiễu cho tinh thần”. Thứ hai là điều dưỡng dương khí của tim, ngoài tích cực dùng thuốc điều trị ra còn phải kiềm chế chớ nổi giận, có chế độ rèn luyện thích hợp.

Thời tiết nóng lạnh 4 mùa vừa là điều kiện để cho con người sinh tồn, lại vừa là nguyên nhân gây bệnh tật. Trong người, ngoài khí huyết âm dương của các phủ tạng tồn tại thích ứng với thời tiết ra, dưỡng thần cũng phải thích ứng với sự thay đổi bốn mùa mới giữ cho được mạnh khỏe. Người già, người tiểu đường khí huyết âm dương ở phủ tạng hư tổn, sinh lý suy thoái, sức đề kháng giảm sút, nếu bị trúng gió độc chẳng những làm bệnh tiểu đường tái phát, còn kèm theo cả một số những bệnh khác, có thể làm kinh lạc tổn thương. Vì vậy người tiểu đường cần rèn luyện cho thích ứng với thời tiết để giữ gìn sức khỏe.

Chứng tỳ vị hư nhược thường gặp ở người tiểu đường nên việc điều tiết ăn uống là rất quan trọng, chủ yếu là ăn ít, nhiều chất xơ, không ăn nhiều thức ăn mỡ... Tinh bột vào cơ thể dễ chuyển hóa thành đường, làm tăng lượng đường trong nước tiểu. Rau xanh chứa nhiều vitamin và muối vô cơ có tác dụng hạ lượng đường. Ví dụ như bí xanh, bí đỏ, mướp đắng, củ cải, rau cần, đậu quả các loại, sơn dược, giá đỗ... đều rất tốt.

Tiếp là phải ăn nhạt, nếu ăn quá mặn sẽ làm cho tim thận quá tải, dễ xơ cứng động mạch. Ba là phải kiêng rượu, thuốc, vì hai thứ này gây kích thích làm tổn thương gan, dễ gây ung thư, làm lượng đường trong máu tăng cao. Còn uống chè lại rất có lợi, có thể hạ thấp lượng đường trong máu. Bốn là phải ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, nhất là thức ăn giàu sắt và canxi. Năm là phải giữ ấm, đừng để lạnh, thức ăn phải tươi, không ăn thức ăn để lâu, gây khó tiêu hóa. Sáu là cần kiêng ăn ngọt, đồ ngọt lượng đường nhiều sẽ làm bệnh nặng thêm.

(Bệnh tiểu đường & Thực đơn phòng chữa trị)

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan