Các địa bàn ghi nhận dịch tay chân miệng 2019

Thời điểm tháng 9- 11 là thời gian cao điểm bùng phát dịch bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Bệnh dễ phát tác, dễ lây lan thành dịch lớn và khó kiểm soát nếu không chủ động phòng ngừa, giải quyết trước và trong dịch. Năm 2019, Bộ Y tế đã ghi nhận số lượng lớn ca mắc chân tay miệng, mặc dù đã có khuyến cáo phòng ngừa trước đó.

1. Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng là biện nhiễm virus cấp tính, thường gặp nhất ở trẻ nhỏ- có sức đề kháng yếu. Bệnh lây theo đường tiêu hóa, dễ lan thành dịch lớn. Bệnh dễ dàng lây cho người khác qua con đường ăn uống không đúng cách, không hợp vệ sinh. Đặc biệt đối với trẻ em ở độ tuổi đi học lại càng có nguy cơ cao và dễ dàng lây bệnh. Đây là điều kiện để bệnh tay chân miệng từ số ít người bị thành dịch với số lượng lớn trẻ và thậm chí cả người lớn mắc phải.

Bệnh chân tay miệng có các dấu hiệu đặc trưng như sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng, nổi nốt dạng phỏng nước ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối. Bệnh vốn lành tính và có diễn biến nhẹ, dễ khỏi nhưng dễ lan thành dịch nhiều người mắc phải. Một số trường hợp có thể có biến chứng nặng khác khi không được điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách. Các biến chứng của bệnh tay chân miệng bao gồm viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi dẫn đến nguy cơ tử vong. Đây là các biến chứng hết sức nặng nề cho người bệnh.

Tay chân miệng
Hình ảnh bệnh tay chân miệng

2. Bệnh tay chân miệng dễ thành dịch tại các thành phố

Tại thành phố Hồ Chí Minh, từ giữa tháng 7, tại các bệnh viện, trẻ bị tay chân miệng đã được đưa đến khám và điều trị. Số lượng tăng lên nhanh trông thấy và tiếp tục có xu hướng tiếp tục lan nhanh. Thống kê của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh thuộc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh cho biết, chỉ trong 8 tháng gần đây nhất đã có đến 3088 ca mắc bệnh tay chân miệng. Trong số lượng đó có 457 ca nội trú và 2.631 ca ngoại trú, tăng 115% so với tháng 7 (1.438 ca). Số ca tích lũy đến tháng 8-2019 là 9.718 ca, giảm 16% so với cùng kỳ 2018 (1.495 ca). Các ca mắc chân tay miệng đều được điều trị hiệu quả không gây hậu quả nặng nề và tử vong cho người bệnh. Tháng 9 trở đi đến tháng 11 số trẻ bị tay chân miệng tiếp tục có chiều hướng gia tăng rõ rệt.

Cũng tại Hà Nội, thời điểm đầu năm học mới 2019-2020, dịch bệnh tay chân miệng bắt đầu bùng phát tại nhiều địa điểm. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội ngày 23/9, trên địa bàn thành phố đã ghi nhận 554 trường hợp mắc tay chân miệng, giảm so với cùng kỳ năm 2018. Tuy vậy, những tháng cuối năm là thời điểm có thể ghi nhận số mắc bệnh tay chân miệng gia tăng và có xu hướng tăng nhanh. Đối tượng trẻ bị mắc tay chân miệng thường là dưới 5 tuổi có sức đề kháng yếu, nên nguy cơ lây bệnh càng dễ và càng nhanh.

3. Chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng hiệu quả

Vì vậy trước thời điểm dịch bệnh xảy ra thường năm, Bộ Y tế đã có những khuyến cáo, hướng dẫn phòng chống dịch tay chân miệng bằng nhiều hình thức khác nhau. Để tích cực phòng chống và giảm thiểu tối đa số lượng người mắc bệnh, hậu quả bệnh tay chân miệng gây ra, đặc biệt là đối với trẻ em, Cục y tế dự phòng, Bộ Y tế đã có khuyến cáo bằng văn bản các phương pháp phòng bệnh hiệu quả như:

  • Vệ sinh cá nhân thường xuyên bằng cách rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày đối với cả người lớn và trẻ em lúc trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn hoặc cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
Rửa tay
Thường xuyên bằng cách rửa tay thường xuyên bằng xà phòng giúp phòng chống bệnh tay chân miệng

  • Vệ sinh ăn uống đảm bảo thông qua thức ăn cho trẻ cần đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống sôi; vật dụng ăn uống phải được rửa sạch sẽ, ngâm tráng nước sôi trước khi sử dụng; sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
  • Vệ sinh sạch sẽ đồ chơi, nơi sinh hoạt: Hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch. Bên cạnh đó, các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa ngừa khuẩn tốt nhất
  • Chất thải của trẻ được thu gom, xử lý đúng cách, sạch sẽ: Sử dụng nhà vệ sinh sạch sẽ, đạt chuẩn.
  • Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.
  • Tổ chức cách ly, điều trị kịp thời khi phát bệnh: Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khỏi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác. Cách ly và đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị.

Bệnh tay chân miệng hiện vẫn chưa có vắc xin dự phòng phòng ngừa hiệu quả. Bởi vậy việc chủ động phòng bệnh bằng các biện pháp nói trên là hết sức quan trọng để bảo vệ con trẻ thoát khỏi dịch tay chân miệng.

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa: gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan