Các giai đoạn phát triển của bệnh Lyme

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thị Nhật - Bác sĩ Chuyên khoa truyền nhiễm - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Bác sĩ đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thận nhân tạo, và trong lĩnh vực truyền nhiễm, khám và quản lý các bệnh nhân mắc bệnh thận và các bệnh truyền nhiễm.

Bệnh Lyme là một căn bệnh do vi khuẩn gây ra lây truyền bởi các con bọ chét nhiễm bệnh sống trên cơ thể hươu nai truyền sang người và động vật. Tùy theo từng giai đoạn bệnh Lyme có thể gây viêm ở nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể nếu không được điều trị kịp thời.

1. Các giai đoạn của bệnh Lyme

Bệnh Lyme được chia làm ba giai đoạn chính và các triệu chứng sẽ phụ thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh, bao gồm:

Giai đoạn 1 (Early infection):

Ở giai đoạn này, dấu hiệu bệnh Lyme thường là xuất hiện ban đỏ đặc trưng, rộng và phát triển tại vị trí bị bọ ve đốt. Ban đỏ này được gọi là erythema migrans (EM) và thấy ở 60-80% bệnh nhân (có đến 20-40% trường hợp không bao giờ có ban đỏ, đây là điều quan trọng cần nhớ). Xoắn khuẩn có thể được phân lập từ rìa của ban đỏ. Erythema migrans là một mảng tròn xuất hiện từ 3 ngày đến 1 tháng sau khi bị bọ ve đốt. Sau đó, mảng ban đỏ phát triển rộng ra với kích thước và đặc điểm như “mắt bò” (Bull’ eye). Tuy nhiên, không phải tất cả các ban xảy ra tại vị trí của bọ ve đốt đều gây nên bệnh Lyme.

Một phản ứng dị ứng do nước bọt của bọ ve thường xảy ra tại vị trí bọ ve đốt. Ban đỏ này có thể bị nhầm lẫn ban đỏ của bệnh Lyme. Phản ứng dị ứng với nước bọt của bọ ve thường xảy ra trong vòng vài giờ đến vài ngày sau khi bọ ve đốt và thường không lan rộng, biến mất sau vài ngày. Erythema migrans tồn tại lâu hơn và giảm xuống trong vòng 3-4 tuần lễ.

Giai đoạn 2 (Dissemination stage):

Giai đoạn 2 xảy ra vài ngày đến vài tuần sau khi bị nhiễm. Tại giai đoạn này, xoắn khuẩn vào máu đến các mô của cơ thể. Một hoặc nhiều triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng cần được chú ý:

  • Mệt mỏi;
  • Ớn lạnh và sốt;
  • Nhức đầu;
  • Đau cơ và khớp;
  • Sưng hạch bạch huyết;
  • Tổn thương hình vòng khuyên thứ phát.

Giai đoạn 3 (persistent infection):

Vài triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng của bệnh Lyme có thể không xuất hiện đến vài tuần, vài tháng hoặc vài năm sau khi bọ ve đốt. Giai đoạn 3 có những đợt đau khớp cách khoảng điển hình. Biểu hiện lâm sàng thông thường ở giai đoạn này là

  • Đau nặng đầu
  • Viêm xương khớp tập trung vào các khớp lớn
  • Rối loạn nhịp tim
  • Rối loạn thần kinh thường liên quan đến các vấn đề về trí nhớ, tâm trạng và giấc ngủ
  • Mất trí nhớ tạm thời
  • Mệt mỏi tinh thần
  • Mất tập trung
  • Tê tay, tê chân, tê đầu ngón tay
  • Viêm màng não, liệt mặt
  • Sưng tại một hoặc nhiều khớp lớn, nhất là khớp gối
  • Bất thường về hệ thần kinh có thể bao gồm tê, đau, liệt cơ mặt, thường chỉ một bên (Bell’s palsy) và viêm màng não (sốt, cứng cổ, nhức đầu dữ dội

Giai đoạn 3 là tương đối nghiêm trọng, vì thế bạn cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị y tế ngay khi xuất hiện các triệu chứng.

Khám bệnh
Giai đoạn 3 là tương đối nghiêm trọng, vì thế bạn cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị y tế ngay khi xuất hiện các triệu chứng

2. Dấu hiệu của bệnh Lyme

  • Khó tập trung:

Bệnh Lyme có thể gây ra các vấn đề về nhận thức khiến người bệnh cảm thấy rất khó để tập trung làm việc. Thông thường, chúng ta có thể làm được một vài việc cùng một lúc ngay cả khi có tiếng ồn ở xung quanh, nhưng khi một người nào đó mắc bệnh Lyme, họ khó mà tập trung hoàn thành công việc.

  • Đãng trí

Những người mắc bệnh Lyme có khả năng mất trí nhớ trong thời gian ngắn hạn. Họ cảm thấy khó nhớ những gì người khác nói, nơi họ đặt vật gì đó và khó thực hiện đúng các cuộc hẹn.

  • Mệt mỏi

Cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức thậm chí là buồn ngủ rũ rượi là một trong những dấu hiệu bệnh Lyme. Thông thường mệt mỏi do mắc bệnh Lyme gây ra có liên quan đến mệt mỏi của suy tim sung huyết.

  • Đau họng

Đau rát cổ họng có thể là một chỉ báo của mắc bệnh Lyme. Khi bạn mắc phải bệnh Lyme, bạn sẽ cảm thấy đau họng dữ dội.

  • Nghe khó

Thính giác cũng có thể trở nên hoạt động kém trong một số trường hợp bị bệnh Lyme, khiến bạn khó tập trung vào một cuộc trò chuyện.

  • Tổn thương bàn chân

Mặc dù bạn không đi bộ nhiều, nhưng bàn chân đột nhiên cảm thấy đau không có lý do rõ ràng. Bệnh Lyme có thể là thủ phạm nấp đằng sau cơn đau đó. Bạn có thể không nhận thấy sự đau nhức trong suốt cả ngày, nhưng cảm thấy choáng váng, đau nhức ở chân khi đứng dậy từ ghế hay giường nằm.

  • Nhịp tim chậm

Mắc bệnh Lyme gây ra các vấn đề về tim, mà phổ biến nhất là khiến nhịp tim chậm lại. Nếu nhịp tim trở nên quá chậm, nguy cơ tử vong rất cao.

Nhịp tim
Mắc bệnh Lyme gây ra các vấn đề về tim, mà phổ biến nhất là khiến nhịp tim chậm lại
  • Mất cảm giác ngon miệng

Mắc bệnh Lyme có thể ảnh hưởng đến vị giác, khiến bạn cảm thấy thức ăn không còn hấp dẫn. Biểu hiện của việc không còn cảm giác ngon miệng tương tự như một chứng rối loạn ăn uống.

  • Nhạy cảm với ánh sáng

Những người mắc bệnh Lyme thường trở nên nhạy cảm với ánh sáng, đôi khi đến mức cần phải đeo kính râm trong nhà hoặc thậm chí bịt mắt khi đi ngủ.

  • Rối loạn kinh nguyệt

Khi mắc bệnh Lyme giai đoạn 2 trở đi bạn sẽ dẫn đến những biến động nội tiết tố khiến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ trở nên bất ổn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Claforan
    Công dụng thuốc Claforan

    Claforan là một kháng sinh kê đơn dùng đường tiêm. Thuốc chứa thành phần hoạt chất chính là Cefotaxime, một Cephalosporin thế hệ thứ ba thường được sử dụng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Gram ...

    Đọc thêm
  • Tim
    Các loại viêm cơ tim thường gặp

    Bệnh viêm cơ tim là một bệnh lý nguy hiểm, gặp ở bất kỳ đối tượng nào, tuy nhiên hay gặp hơn ở người trẻ tuổi. Bệnh có thể dẫn tới tử vong hoặc để lại di chứng nặng nếu ...

    Đọc thêm
  • Trẻ bị côn trùng cắn
    Bảo vệ con bạn khỏi các bệnh truyền nhiễm do côn trùng

    Trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ cao mắc phải các bệnh truyền nhiễm do côn trùng nhất bởi vì sức đề kháng của trẻ thường non nớt hơn người trưởng thành. Một số bệnh truyền nhiễm do côn ...

    Đọc thêm
  • miracef
    Công dụng thuốc Miracef

    Miracef 100 hay Miracef 200 đều có thành phần chính là Cefpodoxime proxetilm, thuộc nhóm thuốc kháng sinh Cephalosporin, được sử dụng trong điều trị, ngăn ngừa một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như nhiễm trùng đường tiết ...

    Đọc thêm
  • Blaucef
    Công dụng thuốc Blaucef

    Blaucef có thành phần là kháng sinh chống nhiễm khuẩn nhóm Cephalosporin thế hệ 3, bào chế dạng tiêm. Thuốc kháng sinh dạng tiêm thường không phải lựa chọn ưu tiên dùng cho bất kỳ nhiễm khuẩn nào, thường chỉ ...

    Đọc thêm