Các kiểu rối loạn lipoprotein máu

Rối loạn chuyển hóa lipoprotein là tình trạng ngày càng nhiều người mắc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống nếu không được điều trị sớm.

1. Rối loạn chuyển hóa lipoprotein máu là gì?

Rối loạn chuyển hóa lipoproteintăng lipid máu hay còn được gọi là rối loạn lipid máu, mỡ máu cao, máu nhiễm mỡ hoặc bệnh mỡ máu. Các thuật ngữ này chỉ chung cho tình trạng rối loạn các chỉ số mỡ máu, 4 chỉ số này bao gồm: Tổng lượng cholesterol, cholesterol LDL, cholesterol HDL, triglyceride.

Tình trạng này có thể gặp ở mọi đối tượng, kể cả những người gầy, ăn chay, ăn nhiều rau, không ăn thịt,...Điều này là do cơ thể bị rối loạn chuyển hóa lipid tại gan, cholesterol không thể đi vào các mô và cơ quan nên tế bào bị thiếu năng lượng trong khi lượng mỡ vẫn dư thừa trong máu.

Rối loạn chuyển hóa lipid máu khi có một hoặc nhiều các rối loạn sau: Tăng cholesterol trong máu, tăng triglycerid máu, tăng LDL-cholesterol hoặc giảm HDL-cholesterol máu. Nếu hiện tượng này kéo dài gây xơ vữa động mạch, làm hẹp mạch máu và là nguyên nhân chủ yếu của bệnh tim mạch.

Hầu hết người bệnh không có triệu chứng cơ năng (như ho, khó thở hay đau ngực) cũng như triệu chứng thực thể đặc hiệu ( những triệu chứng phát hiện khi bác sĩ thăm khám). Rối loạn lipid máu thường được chẩn đoán nhờ tầm soát xét nghiệm thường quy ở người bệnh không có triệu chứng hoặc người bệnh có các bệnh lý liên quan đến rối loạn lipid máu.

2. Nguyên nhân và cơ chế gây bệnh

  • Tăng lipoprotein tiên phát: Do yếu tố di truyền được quy định bởi các gen
  • Giảm lipoprotein tiên phát: Rất hiếm gặp, như trong bệnh Tangier hay một số thiếu hụt protein do di truyền.
  • Rối loạn lipoprotein thứ phát: Tăng lipoprotein thứ phát sau một số bệnh lý như đái tháo đường, xơ gan, tắc mật, nghiện rượu...

3. Các kiểu rối loạn lipoprotein máu

Rối loạn lipoprotein máu
Có những loại rối loạn lipoprotein máu nào?

Lipoprotein là tập hợp những khối tạp bao gồm mỡ và đạm trong máu dùng cho việc chuyên tải cholesterol và triglycerides. Chất mỡ phospholipid bọc bên ngoài có khả năng hòa nước, chất mỡ nằm bên trong lõi có kèm chất apoprotein. Các mô trong cơ thể có thể nhận ra chất apoprotein và tiếp nhận lipoprotein. Tùy thuộc vào tỷ lệ phần trăm các thành phần này trong cấu trúc, ngta chia thành 6 loại sau:

  • HDL ( lipoprotein tỷ trọng cao) chứa 50% apoprotein và 50% lipid trong thành phần, khoảng 1⁄3 tổng số cholesterol được mang trong HDL. Trong y học cho rằng HDL thường đem cholesterol ra khỏi động mạch trở về gan và sau đó bài tiết ra khỏi cơ thể. Một số khác cho rằng HDL “hốt” cholesterol ứ thừa trong các mảng xơ vữa và làm chậm sự phát triển của những mảng này. Chính vì thế, HDL thường được mệnh danh là loại ‘cholesterol có ích”. HDL càng thấp thì cơ hội bị bệnh tim mạch càng cao, và ngược lại, HDL cao có thể làm giảm cơ hội bị bệnh tim mạch.
  • LDL (lipoprotein tỷ trọng thấp) chứa 25% apoprotein và 75% lipid ( trong đó 45% là cholesterol). Ngược lại với HDL, LDL được mệnh danh là “cholesterol xấu”. Khi có quá nhiều LDL trong máu, cholesterol bị đưa vào các màng của động mạch, dấn dần làm hẹp đường kính của mạch. Tiếp đó, nó kết hợp với các chất khác trong màng của thành động mạch tạo thành những mảng xơ vữa.

Những mảng xơ vữa có thể bị rạn nứt làm cho thành động mạch không được trơn tru. Khi chảy qua những chỗ “gồ ghề”này, dòng máu dễ bị hỗn loạn không đều, trì trệ và dễ bị đông lại thành cục máu đông. Những cục máu đông này có thể phát triển theo kiểu “phù sa bồi đắp”, lớp lớp chồng lên nhau, có lúc dày đủ để làm nghẽn động mạch.

Nếu trường hợp này xảy ra trong động mạch vành tim thì kết quả là nghẽn mạch tim, gây ra chứng nhồi máu cơ tim. Trong trường hợp cục máu đông bị sút ra khỏi thành động mạch, trôi chảy theo dòng máu cho đến khi kẹt vào một mạch có đường kính nhỏ hơn và làm nghẽn mạch ấy. Nếu chẳng may đó là mạch dẫn máu của não thì kết quả là chứng tai biến mạch máu não.

  • IDL: Dạng chuyển hóa trung gian giữa LDL và VLDL.
  • VLDL: (lipoprotein tỷ trọng rất thấp) chứa 10% apoprotein và 90% lipid, nhiệm vụ vận chuyển lipid từ gan tới các mô.
  • CM: (chylomyron) chứa 2% protein và 98% lipid trong thành phần, làm nhiệm vụ vận chuyển lipid ngoại sinh từ ruột tới gan.
  • Lipoprotein (a): Tương tự LDL, có cấu trúc gần giống với plasminogen.

Người ta thường tiến hành điện di để xác định tỷ lệ từng loại lipoprotein trong máu.

4. Điều trị rối loạn chuyển hóa lipoprotein

Những điều cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng. Để giảm lượng cholesterol trong máu, chế độ ăn chỉ được cung cấp dưới 30% calo từ chất béo - Tránh ăn mỡ động vật (mỡ lợn, bơ, mỡ bò...) và kem sữa bò. Những loại thực phẩm này chứa nhiều chất béo no, những chất rất dễ làm tắc động mạch.

Cách tốt nhất là chọn toàn thịt nạc, nếu ăn thịt gia cầm thì nên bỏ da. Nếu dùng các thức ăn từ sữa thì bạn nên chọn loại đã tách kem (còn gọi là sữa gầy). Ngay cả sữa chua hay pho mát cũng nên chọn loại làm từ sữa gầy hoặc sữa có hàm lượng chất béo chỉ 1-2%.

4.1 Những thực phẩm nên ăn

  • Nên ăn những loại thực phẩm có chứa hàm lượng cholesterol thấp chẳng hạn như rau xanh, các sản phẩm được làm từ đậu, thịt nạc thăn...Đặc biệt là nên ăn những loại rau xanh có chứa nhiều chất xơ. Vì như vậy thì mới làm giảm được sự hấp thụ của đường ruột đối với cholesterol.
  • Kiêng những thức ăn có nồng độ chất béo cao, nên ăn những thức ăn ít chất béo như cá, đậu phụ, đỗ tương...
  • Nên ăn những thực phẩm có nhiều tác dụng giảm mỡ trong máu như: Gừng, chế phẩm đậu sữa, nấm hương, mộc nhĩ, hành tây, ba ba, trà, dầu ngô.
  • Nên uống nhiều nước trong ngày.
  • Nên dùng dầu ăn thay cho mỡ động vật (dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu ô liu...).
  • Ăn nhiều rau quả và trái cây tươi loại ít ngọt (khoảng 500g mỗi ngày), nên ăn trái cây nguyên cả xác hơn là ép lấy nước uống.
  • Ăn nhiều tỏi
Rối loạn lipoprotein máu
Người bệnh nên ăn nhiều tỏi!
  • Mỗi tuần nên có ít nhất là 3 ngày ăn cá và 1 ngày ăn đậu (đậu hũ, đậu ve, đậu xanh...) thay cho ăn thịt.
  • Nếu ăn thịt, nên chọn các loại thịt nạc không có lẫn mỡ, da và gân.
  • Nếu ăn tôm, cua, ghẹ... nên loại bỏ phần gạch.
  • Mỗi tuần chỉ nên dùng 2 quả trứng gà hoặc trứng vịt.
  • Nạp đủ lượng axit folic: Nếu lượng axit này trong máu quá thấp thì hàm lượng homocystein sẽ tăng, dẫn đến nguy cơ bị bệnh tim. Các nhà nghiên cứu khuyến cáo nên nạp mỗi ngày 400 mg axit folic qua các thực phẩm như rau chân vịt, nước ép trái cam, bánh mì, lạc, đậu trắng và mầm lúa mì.

4.2 Những thực phẩm không nên ăn

  • Không nên ăn tối quá muộn với thức ăn nhiều đạm vì sẽ rất khó tiêu hoá và sẽ làm lượng cholesterol đọng trên thành động mạch dẫn đến xơ vữa động mạch.
  • Thường xuyên dùng các món ăn chiên xào.
  • Ăn thường xuyên các thực phẩm có hàm lượng cholestrol cao (ví dụ: óc heo, mỡ, da gà, da vịt, da heo, lòng đỏ trứng, chân giò, bò gân, đồ lòng, xí quách...).
  • Ăn quá nhiều đồ ngọt (ví dụ: Chè, mứt, kẹo, bánh kem, kem, nước ngọt, nước tăng lực, nước trái cây đóng hộp, ...).
  • Ăn các thức ăn như bơ thực vật dạng thỏi và bánh, bánh nướng lò, sản phẩm dạng rán như khoai tây rán, mì ăn liền và nhiều thức ăn công nghiệp chế biến sẵn khác. Trong những thức ăn này có axit béo dạng trans, có thể làm tăng lượng cholesterol máu. Để tránh loại axit này, nếu muốn phết bơ lên bánh mì hãy chọn loại bơ thực vật mềm.
  • Uống quá nhiều rượu, bia (tuy nhiên nếu điều độ mỗi ngày uống 1 ly nhỏ rượu vang đỏ sẽ tốt cho mạch máu)
  • Hút thuốc lá.

Hầu hết rối loạn chuyển hóa lipoprotein máu không có triệu chứng gì rõ ràng nhưng nếu kéo dài dẫn đến gây xơ vữa động mạch, làm hẹp động mạch và là nguyên nhân chủ yếu của bệnh tim mạch. Vì vậy, việc khám định kỳ và xét nghiệm lipid máu là điều rất cần thiết. Bạn có thể tham gia gói khám sức khỏe tổng quát tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, với đội ngũ bác sĩ tận tình trong công việc, chuyên môn giỏi cùng với trang thiết bị y tế tiên tiến sẽ giúp chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Khách hàng có thể trực tiếp đến Vinmec Times City để thăm khám hoặc liên hệ hotline 0243 9743 556 để được hỗ trợ.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Hà Nội.

50.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan