Các nguyên nhân kích hoạt cơn chóng mặt

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Huỳnh An Thiên - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Chóng mặt là triệu chứng thường gặp trong rất nhiều bệnh lý và hầu như bất kỳ ai cũng đã từng gặp phải tình trạng này. Nguyên nhân chóng mặt có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau và việc điều trị sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

1. Chóng mặt là gì?

Chóng mặt là cảm giác choáng váng, mọi vật xung quanh người bệnh chuyển động, đồng thời đi kèm cảm giác mất cân bằng. Chóng mặt được xem là sinh lý khi nó là phản ứng bình thường của cơ thể với các hoạt động hoặc môi trường xung quanh, ví dụ như chóng mặt khi chơi đu quay hoặc khi xoay người,... Chóng mặt sinh lý sẽ hết khi không còn các hoạt động mất thăng bằng đó nữa. Chóng mặt bệnh lý là dạng chóng mặt tự phát hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần, đến từ nhiều nguyên nhân chóng mặt khác nhau và việc điều trị sẽ phụ thuộc vào từng căn nguyên gây bệnh.

Triệu chứng thường đi kèm với chóng mặt là: Đầu óc quay cuồng, có cảm giác mất thăng bằng, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, đổ mồ hôi nhiều, ù tai, giảm cảm giác,... Chóng mặt thường kéo dài trong vài phút, vài giờ hoặc thậm chí cả ngày.

2. Nguyên nhân chóng mặt xảy ra

Khi triệu chứng chóng mặt xảy ra thường xuyên, bản thân người bệnh cũng sẽ suy nghĩ đến câu hỏi: “Chóng mặt bệnh gì?” và “Nguyên nhân chóng mặt đến từ đâu?”. Nguyên nhân chóng mặt có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau và thông thường có 2 loại chóng mặt với các nhóm nguyên nhân riêng. Đó là:

2.1 Chóng mặt ngoại biên

Chóng mặt ngoại biên là loại chóng mặt thường gặp nhất. Nguyên nhân gây chóng mặt ngoại biên là do sự xáo trộn trong tai trong nhằm điều chỉnh sự cân bằng của cơ thể. Cụ thể, khi di chuyển đầu, bên trong tai sẽ cho biết vị trí đầu, gửi tín hiệu đến não để duy trì sự cân bằng. Nếu có vấn đề bên trong tai, bệnh nhân sẽ có triệu chứng đau, chóng mặt. Điều này thường xảy ra do viêm tai trong hoặc do nhiễm virus.

Một số nguyên nhân khác gây chóng mặt ngoại biên gồm:

  • Chóng mặt lành tính do tư thế: Là nguyên nhân phổ biến nhất gây chóng mặt. Đây là một tình trạng trong đó tiền đình tai trong bị suy giảm do sự thay đổi đột ngột về vị trí đầu và chuyển động, ví dụ thức dậy đột ngột, ngước đầu lên cao, thay đổi tư thế thẳng đầu sang cúi đầu,... Chóng mặt lành tính do tư thế dễ xảy ra ở người đã từng phẫu thuật tai, có tiền sử chấn thương ở đầu, nhiễm trùng tai và trong thời gian điều trị, dưỡng bệnh. Tình trạng này thường xảy ra trong một thời gian ngắn, hay gặp ở người trên 50 tuổi. Tuy nhiên, người trẻ cũng có thể bị chóng mặt lành tính do tư thế;
  • Viêm và sưng tai trong: Là chứng viêm, nhiễm trùng xảy ra ở tai trong, chủ yếu do virus hoặc vi khuẩn, hay gặp ở người bị cúm hoặc cảm lạnh. Tai trong là cơ quan kiểm soát thính giác và cân bằng cơ thể, khi bị viêm nhiễm sẽ ảnh hưởng tới khả năng thăng bằng, dẫn tới các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt. Ngoài ra, nếu bị viêm tai trong do viêm nha khoa, ngoài biểu hiện chóng mặt, bệnh nhân còn gặp phải một số triệu chứng khác như buồn nôn, nôn mửa, mất khả năng nghe, sốt, đau ở tai,...;
Viêm và sưng tai trong
Viêm và sưng tai trong có thể gây ra biểu hiện chóng mặt
  • Từng bị chấn thương đầu: Chóng mặt ngoại biên có thể bắt nguồn từ nguyên nhân bệnh sử. Những người đã bị chấn thương ở đầu có thể bị rối loạn ở tai, gây ra triệu chứng chóng mặt thường xuyên;
  • Viêm dây thần kinh tiền đình: Là chứng viêm do virus, xảy ra ở một phần dây thần kinh tai liên kết trực tiếp với não. Tình trạng này có thể xảy ra trong vài giờ, gây mất thăng bằng, chóng mặt, đau đầu kliyengan, buồn nôn;

Bệnh Meniere: Là căn bệnh hiếm gặp xảy ra ở tai trong, gây chóng mặt nghiêm trọng, giảm thính giác, buồn nôn và nôn ói. Các triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện trong vài giờ hoặc thậm chí vài ngày. Mặc dù khá nguy hiểm nhưng đến nay các bác sĩ vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh Meniere.

2.2 Chóng mặt trung ương

Khác với chóng mặt ngoại biên gây ra bởi rối loạn trong tai và các cơ quan cân bằng, chóng mặt trung ương là hệ quả của các vấn đề ở não. Phần não bị ảnh hưởng nhất là tiểu não. Một số nguyên nhân gây chóng mặt trung ương là:

  • Đau đầu Migraine: Gây triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, ù tai, nhìn đôi, khó phát âm, tê buốt da đầu,... Cơn đau đầu sẽ nặng lên khi người bệnh di chuyển, chạy nhảy, ho, hắt hơi hoặc thay đổi tư thế đầu. Sau cơn đau đầu, người bệnh thường mệt mỏi, buồn ngủ. Bệnh thường xuất hiện ở người trẻ tuổi. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh là căng thẳng tinh thần, mất ngủ, tiếng ồn, chấn thương đầu, thay đổi nồng độ hormone nữ (thường liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc sử dụng thuốc ngừa thai), sử dụng chất kích thích,...;
  • Đa xơ cứng (xơ cứng rải rác): Là một rối loạn hệ thần kinh xảy ra trong hệ thống thần kinh trung ương - não và tủy sống, gây ra bởi lỗi trong hệ thống miễn dịch của con người. Các triệu chứng thường gặp của bệnh là hoa mắt, chóng mặt, nhìn đôi, mất thăng bằng, chuột rút, yếu cơ, nói lắp, trầm cảm, rối loạn chức năng tình dục, mất kiểm soát bàng quang và ruột,...
  • Đột quỵ (tai biến mạch máu não): Là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng, thiếu oxy do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể. Triệu chứng đột quỵ là cơ thể mệt mỏi, cử động khó, khó phát âm, hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng, thị lực giảm, mắt nhìn mờ, đau đầu dữ dội,... Nguyên nhân gây đột quỵ chủ yếu là tiền sử gia đình, đái tháo đường, bệnh tim mạch, cao huyết áp, mỡ máu cao, béo phì, hút thuốc lá, lối sống không khoa học,...
Đột quỵ
Bệnh nhân tai biến mạch máu não thường có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu,...
  • U dây thần kinh thính giác: Là một khối u lành tính phát triển trên các dây thần kinh tiền đình, hệ thống dây thần kinh kết nối giữa tai và não. Các triệu chứng của bệnh là suy giảm khả năng thính lực, chóng mặt, mất thăng bằng, ù tai, có thể bị tê nhói ở mặt hoặc liệt cơ mặt. Bệnh xuất hiện do rối loạn di truyền;
  • Các khối u não: Tấn công tiểu não, dẫn tới sự phối hợp không đồng bộ với chuyển động của cơ thể, gây chóng mặt, mất thăng bằng;
  • Dùng thuốc: Một số loại thuốc có thể gây phản ứng phụ là chóng mặt, mất thăng bằng.

Ngoài ra, chóng mặt còn có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân như: Căng thẳng thần kinh (làm việc trong thời gian dài, thường xuyên dùng máy tính), huyết áp thấp, mất nước, uống quá nhiều caffeine, sợ hãi, lo lắng, thở quá nhanh hoặc quá sâu,...

3. Nên làm gì khi bị hoa mắt chóng mặt?

Tình trạng chóng mặt có thể xảy ra ở nhiều cấp độ khác nhau. Tùy từng mức độ sẽ có cách ứng phó phù hợp. Cụ thể là:

  • Mức độ nhẹ: Bệnh nhân chú ý không di chuyển một cách đột ngột, dùng tay day ấn các huyệt ở đầu (thái dương, bách hội) hoặc dán cao để giảm đau đầu, chóng mặt;
  • Mức độ vừa: Giã khoảng 10g gừng tươi, rót thêm vào khoảng 100 - 150ml nước sôi, khuấy đều, gạn lấy nước và thêm đường đủ ngọt, uống khi còn nóng để giảm triệu chứng chóng mặt, buồn nôn. Ngoài ra, bệnh nhân nên nằm yên, không thay đổi vị trí một cách đột ngột, không đi lại để tránh té ngã;
  • Mức độ nặng: Nên nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, tránh ánh nắng hoặc tiếng động, uống nước gừng tươi theo công thức nêu trên. Khi người bệnh khỏe hơn nên đi bệnh viện để được thăm khám cụ thể.

Chóng mặt có thể là một dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm. Do đó, nếu bị chóng mặt thường xuyên, hoa mắt, buồn nôn,... thì bệnh nhân nên đi thăm khám sớm để được chẩn đoán chính xác vấn đề sức khỏe mình đang gặp phải và được điều trị kịp thời, hiệu quả. Trong quá trình trị bệnh, bệnh nhân cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, đồng thời kết hợp với một chế độ sinh hoạt lành mạnh, tập thể thao và hạn chế căng thẳng thần kinh để kiểm soát chóng mặt tốt hơn.

Khám bệnh ung thư
Người bệnh nên đến bệnh viện uy tín để được thăm khám và kiểm tra tìm nguyên nhân gây chóng mặt

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

124.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Alascane
    Công dụng thuốc Alascane

    Alascane có thành phần chính là cao bạch quả 80mg (Ginkgo biloba extract). Alascane được sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau như rối loạn tuần hoàn của não, điều trị mất trí nhớ tạm thời, tâm thần ...

    Đọc thêm
  • stugaral
    Công dụng thuốc Stugaral

    Stugaral là thuốc kháng histamin H1, được sử dụng trong dự phòng say tàu xe, rối loạn tiền đình, rối loạn mạch não và ngoại vi khác. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin cho bạn đọc về công ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Cetecocenzitax
    Công dụng thuốc Cetecocenzitax

    Cetecocenzitax là một thuốc kháng histamine được sử dụng trong say tàu xe và rối loạn tiền đình. Vậy khi sử dụng thuốc Cetecocenzitax cần lưu ý điều gì để đạt hiệu quả và an toàn?

    Đọc thêm
  • Thuốc Mezapizin 5
    Công dụng thuốc Mezapizin 5

    Mezapizin 5 là thuốc kê đơn, có thành phần chính là Flunarizin dihydroclorid, hàm lượng 5mg, bào chế dạng viên nén, đóng gói hộp 10 vỉ x 10 viên. Thuốc được dùng để dự phòng và điều trị cơn đau ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Hatrenol
    Công dụng thuốc Hatrenol

    Hatrenol thuộc nhóm thuốc điều trị đau nửa đầu. Muốn hạn chế tác dụng không mong muốn có thể xảy ra sau khi dùng thuốc, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây để nâng cao hiểu biết của mình.

    Đọc thêm