Các triệu chứng táo bón ở trẻ sơ sinh

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Mỹ Linh - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Táo bón là một triệu chứng bệnh thường gặp ở trẻ em với những dấu hiệu dễ nhận thấy với việc giảm số lần đại tiện bình thường, khó và đau nhiều khi đại tiện có nguyên nhân do phân rắn hoặc quá to. Những biểu hiện táo bón làm trẻ có cảm giác khó chịu, quấy khóc, mệt mỏi và sút cân.

1. Triệu chứng táo bón ở trẻ nhỏ

Triệu chứng táo bón ở trẻ nhỏ có nguyên nhân thường không liên quan tới bệnh lý thể chất. Khoảng 1/3 trẻ em trong độ tuổi 4-7 tuổi từng bị táo bón, 5% học sinh tiểu học bị táo bón kéo dài hơn 6 tháng. Dấu hiệu táo bón ở trẻ mạn tính thường gặp nhất ở trẻ 2-4 tuổi, trong giai đoạn tập ngồi bô. Khoảng 25% trường hợp táo bón khởi phát ngay trong năm đầu đời.

Triệu chứng táo bón ở trẻ nhỏ:

  • Số lần đi đại tiện của bé ít hơn so với bình thường. Nguyên nhân là do phân trong trực tràng khó thoát ra ngoài, thời gian phân nằm trong trực tràng lâu hơn so với bình thường nên số lần đi ngoài cũng sẽ ít hơn bình thường. Vì thế, đây chính là một trong những dấu hiệu táo bón ở trẻ chính xác nhất để nhận biết chứng táo bón ở trẻ.
  • Bạn cần biết trong giai đoạn sơ sinh số lần đi đại tiện của trẻ ít nhất khoảng 4 lần/ ngày, bởi vì trong thời gian này bé chủ yếu bú mẹ nên đương nhiên sẽ đi ngoài nhiều hơn so với các bé lớn tuổi. Tuy nhiên nếu như bé đi ngoài ít hơn hẳn, có khi 1-2 ngày mới đi, thậm chí vài ngày đi 1 lần thì tức là biểu hiện táo bón ở trẻ.
  • Phân cứng và vón cục nhìn như phân dê: Theo dõi tình trạng phân là phương pháp nhận biết triệu chứng táo bón ở trẻ nhỏ được rất nhiều bố mẹ sử dụng hiện nay. Thông thường, phân của một trẻ sơ sinh đang bị táo bón sẽ có những đặc điểm như:

-Phân vón cục.

-Cứng, sẫm màu.

-Có hình dạng theo từng viên nhỏ, thô như phân thỏ hoặc phân dê.

hau-qua-cua-tao-bon-keo-dai-o-tre-em
Phân vón cục là một trong những triệu chứng táo bón ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân chính của tình trạng này chính là do phân trú tại trực tràng quá lâu, nước bị ruột già hấp thụ lại quá nhiều dẫn đến bị thô, cứng và vón cục.

Đây là biểu hiện táo bón ở trẻ sơ sinh đặc trưng nhất mà các mẹ có thể nhận biết được. Khi trẻ bị táo bón thì phân thường rất cứng, sờ vào rắn, sẫm màu, nhìn như hòn bi hoặc giống phân dê. Vì thế chỉ cần thấy 1-2 ngày bé ra phân như thế thì chắc chắn là triệu chứng táo bón ở trẻ nhỏ.

  • Bé phải dùng sức rặn khi đi ngoài: Khi trẻ táo bón thì bé sẽ thấy khó chịu khi đi ngoài, thậm chí quấy khóc và đau đớn khi đi ngoài. Bên cạnh đó bé phải dùng sức để rặn phân cứng nên mặt sẽ đỏ ửng lên, bé gồng mình và siết chặt mông khi đi ngoài. Triệu chứng táo bón ở trẻ nhỏ là phân sẽ trở nên thô, cứng và rất khó khăn để bài tiết. Do đó, khi mẹ bắt gặp trẻ phải rặn mạnh, gồng mình hoặc rất khó khăn để đi đại tiện thì rất có thể trẻ đang bị táo bón.
  • Trẻ bị mắc chứng đầy bụng và khó tiêu: Đây cũng là một trong các biểu hiện táo bón ở trẻ mà mẹ cần hết sức lưu ý. Bởi vì khi bị táo bón làm bụng của trẻ có thể bị chướng và đầy do khí hay thức ăn không tiêu hóa hết. Bạn có thể dùng tay để sờ hay ấn nhẹ vào bụng bé sẽ thấy bụng trẻ cứng hơn bình thường, đặc biệt trẻ cũng xì hơi nặng mùi hơn bình thường. Triệu chứng táo bón ở trẻ nhỏ kéo dài ở trẻ nhỏ có thể kèm theo những biểu hiện khác như chướng bụng, ăn không tiêu hoặc đầy hơi... Dạ dày hoạt động kém hơn khiến thức ăn bị ứ đọng, gây cảm giác bí bách. Điều này không chỉ gây khó khăn cho việc đại tiện mà còn ảnh hưởng rất lớn đến khả năng ăn và tiêu hóa thức ăn của trẻ.
  • Trẻ lười ăn và chậm lớn: táo bón kéo dài, bé không đi ngoài được nên bí bách trong bụng, khiến trẻ cảm thấy khó chịu và mệt mỏi trong người, có cảm giác chán ăn và không muốn bú, thường xuyên quấy khóc liên tục.

Khi thức ăn tiêu hóa bên trong cơ thể của trẻ không chuyển hóa được, lâu dần sẽ tích tụ thành táo bón. Vì vậy, một triệu chứng táo bón ở trẻ có thể gặp là trẻ còi cọc, ốm yếu, do đó hãy nhận biết các dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh để có cách khắc phục tốt nhất.

Có thể thấy rằng các dấu hiệu táo bón ở trẻ thường rất rõ nét và dễ nhận biết, vì vậy khi bạn nghi ngờ kèm theo con có những dấu hiệu trên thì bạn cần kịp thời xử lý, tránh để lâu gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ và sự phát triển của trẻ.

2. Dấu hiệu táo bón ở trẻ em cần đưa đi khám

cac-trieu-chung-tao-bon-o-tre-so-sinh-2
Nên đưa trẻ đi khám nếu thấy tình trạng táo bón kéo dài

Cha mẹ nên đưa con đi khám trong trường hợp:

  • Triệu chứng táo bón ở trẻ nhỏ kéo dài nhiều ngày liền.
  • Biểu hiện táo bón ở trẻ tái phát thường xuyên mà không rõ nguyên nhân.
  • Áp dụng đủ các cách mà vẫn chưa thấy cải thiện bệnh.

Hoặc đi kèm những dấu hiệu dưới đây không kiểm soát được:

  • Sốt
  • Nôn
  • Máu trong phân
  • Đau bụng
  • Táo bón sau khi trẻ mới sinh kèm theo biểu hiện bụng chướng
  • Trẻ biếng ăn, giảm cân, suy dinh dưỡng
  • Rò rỉ hậu môn – trĩ

Cha mẹ hãy chú ý hơn đến các dấu hiệu mới biểu hiện ở trẻ để có cách xử lý đúng đắn, tránh tình trạng để táo bón nặng, phải đưa trẻ đi khám tại các bệnh viện. Táo bón không khó để khỏi, chỉ cần cha mẹ biết đúng cách và giải quyết kịp thời.

Để hạn chế việc trẻ nhỏ bị táo bón cũng như phải sử dụng kháng sinh, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời, bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?

Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

11.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan