Cách xử lý khi bị gãy xương hàm mặt

Gãy xương hàm mặt thường là hậu quả của các tai nạn giao thông. Những di chứng lâu dài do điều trị không đúng cách không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của bệnh nhân mà còn tác động sâu sắc đến chức năng của hệ tiêu hóa cơ thể.

1. Thế nào là gãy xương hàm mặt?

Gãy xương hàm thường được chia thành hai loại: Gãy xương hàm trêngãy xương hàm dưới. Trong đó gãy xương hàm dưới lại có gãy từng phần: Gãy xương ổ răng, vỡ cầu lồi, mỏm vẹt, bờ dưới xương hàm dưới, xuyên thủng xương, gãy toàn bộ...

Gãy xương hàm trên được coi là gãy xương mặt, có thể gây ra chứng song thị, tê vùng dưới da mắt (vì chấn thương dây thần kinh) hay sự bất thường ở xương gò má ( có thể cảm nhận được khi di chuyển một ngón tay dọc theo nó).

gay-xuong-ham-mat-1
Hình ảnh gãy xương hàm dưới

2. Các phương pháp xử lý khi bị gãy xương hàm

Phương pháp chỉnh hình

Chỉnh hình trong miệng là một kỹ thuật ra đời sớm, được nhiều người ứng dụng và hiện nay đây vẫn là một phương pháp thông dụng ở nhiều nơi. Kết quả điều trị cho những trường hợp đường gãy đi qua vùng còn răng, và ít di lệch. Nắn chỉnh xương gãy bằng tay hoặc bằng lực kéo.

Cố định xương gãy: cố định hai hàm bằng phương pháp trong miệng ( buộc dây thép, nẹp, cung cố định hàm, làm máng...) và phương pháp ngoài miệng: băng cầm đầu, các khí cụ tựa vào sọ.

Phẫu thuật

Điều trị chỉnh hình không thực hiện được trong một số trường hợp đặc biệt như: ở bệnh nhân mất nhiều răng, bệnh nhân có nhiều răng bị lung lay và bệnh nhân là trẻ em còn nhiều răng sữa. Trong các trường hợp di lệch nhiều, có thể để lại sự tiếp xúc hai đầu gãy không tốt thì phương pháp chỉnh hình sẽ không đem lại kết quả cao. Vì vậy, cần thiết phải có các chỉ định phẫu thuật cố định xương hàm, gồm hai phương pháp:

Phương pháp phẫu thuật cố định xương bằng chỉ thép: Phương pháp này được áp dụng từ rất sớm (1847) trong ngành phẫu thuật chỉnh hình do Gordon Buck đề xuất. Sử dụng kỹ thuật khâu kết hợp xương bằng chỉ thép để điều trị gãy xương hàm dưới.

Phẫu thuật cố định xương bằng nẹp vít: Cùng với sự phát triển về khoa học kỹ thuật trên thế giới, nẹp vít cũng được các nhà khoa học sáng chế thành nhiều loại khác nhau cả về kích thước, kiểu dáng và cả chất liệu.

  • Nẹp vít lớn tạo sức ép đầu gãy (Dynamic compression Plate).
  • Loại vít tạo sức ép dọc trục (Axial dynamic compression Plate).
  • Loại vít tạo sức ép lệch trục (Eccentric compression Plate).
  • Loại vít xuyên ép (Lag screw).
  • Nẹp vít nhỏ (mini plate) sử dụng trong điều trị gãy xương gồm hai loại: tạo sức ép đầu gãy và không tạo sức ép đầu gãy.

Nẹp vít được chế tạo bằng các chất liệu như vitallium, tantalum, Zirconium là kim loại dung nạp được lâu bên trong cơ thể. Ngoài ra còn có loại nẹp vít tự tiêu khi xương đã liền.

Nẹp cố định tự tiêu: Cấu tạo của các nẹp tự tiêu được tổng hợp từ phản ứng polyme hóa các dẫn xuất cacbon từ thiên nhiên. Đây là dạng vật liệu ưu việt nhất hiện nay dùng cho chấn thương chỉnh hình, với các ưu điểm là không gây độc hại và không bị biến dạng, ăn mòn, có tính tương thích sinh học cao, có độ bền cơ học tốt.

Kỹ thuật nẹp kết hợp xương bằng nẹp tổ hợp cacbon cũng tương tự các bước như với nẹp kim loại, nhưng không cần dụng cụ tạo nén ép các đoạn gãy, không phải dùng đinh ốc nén ép và không cần ghép xương bổ sung mà vẫn đem lại hiệu quả cao.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

40.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan