Chẩn đoán trầm cảm ở người trưởng thành

Áp lực công việc, cuộc sống khiến nhiều người dễ bị ức chế tinh thần, rối loạn cảm xúc dẫn đến trầm cảm. Mức độ biểu hiện của bệnh phụ thuộc vào khả năng chịu áp lực của mỗi người.

1. Khám tâm lý

Việc đầu tiên cần làm để chẩn đoán trầm cảm ở người trưởng thành là khám chuyên khoa tâm lý. Bệnh nhân sẽ được đánh giá đầy đủ và tập trung vào các yếu tố sau:

  • Các triệu chứng, biểu hiện hiện tại
  • Các yếu tố gây sang chấn căng thẳng (tác động tâm lý mạnh mẽ như: bệnh tật, chia tay người yêu, xung đột gia đình...)
  • Tiền sử các giai đoạn bệnh thần kinh
  • Phản ứng với các loại thuốc đã sử dụng trước đây

Kỹ năng chẩn đoán và điều trị suy giảm nhận thức ở người lớn tuổi vô cùng quan trọng. Dân số ngày càng già đi, mỗi năm sau 70 tuổi mức độ suy giảm nhận thức và trầm cảm tăng gấp 2 lần. Cần đưa người bệnh đến khám và chẩn đoán bệnh ngay khi có những dấu hiệu bất thường. Nhiều người thường không muốn bị mang tiếng đi khám bệnh tâm thần nên thường để khi tình trạng bệnh trở nặng mới đến gặp bác sĩ, điều này gây khó khăn rất nhiều cho việc điều trị bệnh.

2. Bệnh nhân có ý nghĩ tự tử hay không?

Trầm cảm
Để chẩn đoán mức độ trầm cảm thì những câu hỏi về ý tưởng tự sát, suy nghĩ chán sống không thể bỏ qua

Để chẩn đoán mức độ trầm cảm thì những câu hỏi về ý tưởng tự sát, suy nghĩ chán sống không thể bỏ qua. Những câu hỏi sàng lọc lâm sàng không phải có mục đích chính là chẩn đoán bệnh một cách chính thức nhưng lại có ý nghĩa cung cấp thông tin vô cùng quan trọng giúp nhận định nguy cơ tự sát ở người bệnh.

Bảng câu hỏi trầm cảm của Beck có tên gọi đầy đủ là (Beck Depression Inventory-BDI-II) được sử dụng phổ biến hiện nay. Bảng hỏi này không đặc hiệu cho người lớn tuổi nhưng có những đề mục chứa lượng tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm của DSM-IV. Nếu kết quả thực hiện bảng câu hỏi được 15 điểm thì người bệnh được đánh giá là trầm cảm nhẹ, bước đầu có những dấu hiệu trầm cảm quan trọng trên lâm sàng.

Thang lượng giá Ngắn trầm cảm người già có 15 câu hỏi được xây dựng dựa trên đo lường sàng lọc cơ bản trầm cảm ở người trưởng thành. Nếu kết quả 5 điểm thì cần khảo sát và khám kỹ hơn. Thang này ngoài phục vụ chẩn đoán bệnh trầm cảm còn có thể chẩn đoán bệnh Alzheimer.

3. Tiền sử gia đình

Tình trạng trầm cảm hay suy giảm nhận thức xảy ra đồng thời khi lớn tuổi trong một gia đình cần được lưu ý khi chẩn đoán bệnh. Cần chú ý khi có tiền căn gia đình trầm cảm hoặc bất cứ bệnh tâm thần nào khác. Dựa vào mức độ suy giảm trong khai báo nhận thức các chứng năng hành vi, bác sĩ sẽ cố gắng tìm thêm thông tin từ các thành viên gia đình, đặc biệt là những người nghi ngờ bị sa sút tâm thần trong những gia đình chỉ có những thay đổi nhận thức lần đầu xảy ra, vẫn còn chưa rõ.

4. Tác động của sự thay đổi xã hội

Nhiều khảo sát, nghiên cứu đã chỉ ra rằng kết quả công việc sinh hoạt hàng ngày tập trung vào các thay đổi trong những khó khăn do suy giảm nhận thức và trầm cảm. Sự suy giảm nhận thứctrầm cảm phổ biến ở người cao tuổi. Hai bệnh này có thể dẫn đến nhiều tác động về cảm xúc và nhận thức trong cuộc sống hàng ngày.

Đánh giá chính xác các hoạt động chức năng nhằm xác định đâu là suy giảm nhận thức gây ra do bệnh Alzheimer, đây là nguyên nhân gây mất động lực, hứng thú trong cuộc sống.

Tình trạng, hoàn cảnh của mỗi bệnh nhân khác nhau. Bác sĩ cần dựa vào các yếu tố này, đặc trưng văn hóa để chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân, nhất là các bác sĩ nước ngoài khi chẩn đoán bệnh cho người Việt Nam.

Ví dụ như theo nghiên cứu trên thế giới, 41% bệnh nhân trong giai đoạn đầu trầm cảm sẽ có biểu hiện mất ngủ và 44% có dấu hiệu rối loạn lo âu. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh nhân người Việt Nam thường đi khám do mất ngủ kéo dài rồi dần dần mới phát hiện ra rối loạn lo âu và bệnh trầm cảm.

chan-doan-tram-cam-2
41% bệnh nhân trong giai đoạn đầu trầm cảm sẽ có biểu hiện mất ngủ

5. Tiền căn các bệnh lý nội khoa

Cần xác định những dấu hiệu hiện tại của bệnh nhân là do trầm cảm, suy giảm nhận thức hay là các triệu chứng đồng thời của các bệnh lý nội khoa như: suy giảm chức năng tuyến giáp, các bệnh lý đau mạn tính...

Ngoài ra, những bệnh lý nội khoa cũng có thể là nguyên nhân khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

6. Các xét nghiệm cần thiết

Các xét nghiệm được thực hiện nhằm mục đích loại trừ các bệnh lý y khoa có biểu hiện thuộc diện như trầm cảm hoặc suy giảm nhận thức. Bao gồm:

  • Xét nghiệm công thức máu
  • Xét nghiệm HIV
  • Xét nghiệm nồng độ vitamin B12
  • Xét nghiệm axit folic
  • Xét nghiệm nội tiết tố tuyến giáp...

Trong đó, xét nghiệm nội tiết tố tuyến giáp là xét nghiệm vô cùng quan trọng, không nên bỏ qua. Việc xác định các bệnh lý y khoa cũng giúp chẩn đoán mức độ trầm cảm do các bệnh lý này cũng góp phần làm mức độ trầm cảm nặng hơn.

chan-doan-tram-cam-3
Xét nghiệm công thức máu là một trong các xét nghiệm được thực hiện nhằm mục đích loại trừ các bệnh lý y khoa có biểu hiện thuộc diện như trầm cảm hoặc suy giảm nhận thức

7. Chẩn đoán hình ảnh thần kinh

Khi có các biểu hiện suy giảm khả năng xử lý thông tin, khả năng tập trung, suy giảm trí nhớ, người chậm chạp... đặc biệt là ở người già thì cần thực hiện chẩn đoán hình ảnh để xác định rõ tình trạng bệnh.

Với các biểu hiện tổn thương thần kinh khu trú hay các nguy cơ về mạch máu, bệnh nhân thường được chỉ định là chụp cộng hưởng từ MRI và chụp cắt lớp CT.

Hầu hết các bệnh nhân lớn tuổi đến khám chuyên khoa tâm thần đều được chỉ định chụp cộng hưởng từ MRI trước và đã sử dụng một vài loại thuốc nhưng không hiệu quả hay gặp một vài tác dụng phụ của các loại thuốc trên.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Hà Nội.

29.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan