Chỉ số huyết áp bình thường của trẻ em?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi các bác sĩ Tim mạch can thiệt, khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Huyết áp được đo bằng vòng đo huyết áp quanh cánh tay hoặc chân, đây là lực của máu đẩy vào thành động mạch. Hiểu về mức huyết áp bình thường có thể giúp bản thân đánh giá sức khỏe của hệ thống tim mạch. Vậy ở trẻ em huyết áp bao nhiêu là bình thường và những vấn đề gì về huyết áp có thể xảy ra ở trẻ. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có thêm những thông tin về chỉ số huyết áp và phòng ngừa những bất thường khi chỉ số này thay đổi, đặc biệt là ở trẻ em.

1. Huyết áp bình thường ở trẻ em

Chỉ số huyết áp bình thường ở trẻ em khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính và chiều cao của trẻ. Nhìn chung, huyết áp bình thường cao hơn đối với nam giới và tăng theo tuổi và chiều cao, nhưng con số bình thường phải được xác định bằng cách nhìn vào biểu đồ. Nhiều bác sĩ khuyên nên thường xuyên đo huyết áp khi trẻ bắt đầu từ 3 tuổi.

Huyết áp trẻ em
Chỉ số huyết áp ở trẻ em

2. Chỉ số huyết áp bất thường ở trẻ em

chỉ số huyết áp
Huyết áp cao ở trẻ em thường liên quan đến béo phì

Chỉ số Huyết áp cao tương đương hoặc cao hơn 95 bách phân vị trẻ em có cùng giới tính, tuổi và chiều cao như con bạn. Không có chỉ số huyết áp cụ thể nào cho thấy tăng huyết áp ở tất cả trẻ em vì chỉ số huyết áp được cho là bất thường ở hiện tại sẽ là bình thường khi trẻ lớn lên..

Huyết áp cao ở trẻ dưới 6 tuổi thường do một tình trạng bệnh lý gây ra. Trẻ lớn hơn có thể bị huyết áp cao vì những lý do tương tự người lớn: thừa cân, dinh dưỡng kém và ít vận động.

Nguyên nhân gây tăng huyết áp ở trẻ em cũng chia thành tăng huyết áp nguyên phát và thứ phát.

Tăng huyết áp nguyên phát tự nó xảy ra, không xác định được nguyên nhân. Loại huyết áp cao này xảy ra thường xuyên hơn ở trẻ lớn, thường là 6 tuổi trở lên. Các yếu tố nguy cơ phát triển tăng huyết áp nguyên phát bao gồm:

  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Có tiền sử gia đình bị huyết áp cao.
  • Bị tiểu đường type 2 hoặc đường huyết lúc đói cao
  • Có cholesterol cao
  • Ăn quá nhiều muối
  • Là người da đen hoặc Tây Ban Nha
  • Giới tính nam
  • Hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc phụ
  • Đang ít vận động

Tăng huyết áp thứ phát

Các nguyên nhân khác gây ra bao gồm:

  • Bệnh thận mãn tính, Bệnh thận đa nang
  • Các vấn đề về tim, chẳng hạn như hẹp động mạch chủ mức độ nặng (coarctation)
  • Rối loạn tuyến thượng thận
  • Bệnh cường giáp
  • Pheochromocytoma, một khối u hiếm gặp ở tuyến thượng thận
  • Hẹp động mạch thận
  • Rối loạn giấc ngủ, đặc biệt là ngưng thở khi ngủ
  • Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc thông mũi, thuốc tránh thai và steroid
  • Các loại thuốc, chẳng hạn như cocaine
chỉ số huyết áp
Rối loạn giấc ngủ, đặc biệt là ngưng thở khi ngủ là một trong nhiều nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát

2.2 Huyết áp thấp ở trẻ em

Huyết áp thấp hoặc hạ huyết áp là tình trạng huyết áp thấp hơn bình thường. Điều đó có nghĩa là tim, não và các bộ phận khác của cơ thể không nhận đủ máu. Huyết áp thấp ở trẻ em có thể chữa được, nhưng điều quan trọng là chẩn đoán nguyên nhân của nó để xác định điều trị.

Nguyên nhân gây huyết áp thấp ở trẻ bao gồm:

  • Mất nước: Mất nước là tình trạng xảy ra do mất cân bằng giữa lượng nước trẻ tiêu thụ và lượng chất lỏng mà cơ thể cần để hoạt động tốt nhất. Nó có thể là tác dụng phụ của sốt, tiêu chảy mức độ nặng hoặc đổ mồ hôi quá nhiều. Giảm chất lỏng làm giảm thể tích máu và dẫn đến hạ huyết áp.
  • Thuốc: Một số loại thuốc và chất bổ sung sức khỏe có thể làm giãn mạch máu và giảm huyết áp.
  • Thiếu máu: Thiếu máu là một nguyên nhân chính khác gây hạ huyết áp ở trẻ em.
  • Suy tuyến thượng thận: Suy thượng thận là sự suy yếu trong việc sản xuất và giải phóng các hormone cần thiết cho hoạt động của cơ thể.
  • Thay đổi tư thế: Hạ huyết áp thế đứng xảy ra do một sự thay đổi đột ngột ở vị trí của cơ thể. Nó thường xảy ra khi một đứa trẻ đứng lên sau khi nằm một lúc. Chẳng hạn như huyết áp thấp chỉ kéo dài trong vài giây hoặc vài phút.
  • Sốc: Đó là một tình trạng gây tử vong khi huyết áp tối thiểu và không thể duy trì sự sống. Nó có thể là do lượng máu thấp, bất thường của tim hoặc sự giãn nở quá mức của các mạch máu.
Huyết áp thấp ở trẻ em rất nguy hiểm nếu không chẩn đoán được nguyên nhân
Huyết áp thấp ở trẻ em rất nguy hiểm nếu không chẩn đoán được nguyên nhân

3. Làm gì để điều trị và phòng bệnh huyết áp ở trẻ em?

3.1 Điều trị huyết áp cao ở trẻ em

Nếu không được chữa trị sớm và đúng cách, tăng huyết áp ở trẻ em có thể dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim hoặc suy thận. Cần giúp trẻ dễ dàng kiểm soát mức huyết áp của mình, từ đó ngăn ngừa nguy cơ xảy ra biến chứng.

  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng khuyến cáo trẻ em ăn ít chất béo bão hòa và tăng khẩu phần rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt.
  • Vận động thể lực: Nên tập thể dục hay chơi thể thao ít nhất một tiếng mỗi ngày, kết hợp thêm hoạt động tăng sức bền (chạy bộ) khoảng 3 lần mỗi tuần.
  • Dùng thuốc: Thông thường, bác sĩ sẽ không ưu tiên kê đơn thuốc đặc trị tăng huyết áp ở trẻ em. Tuy nhiên, khi việc thay đổi lối sống không mang lại kết quả khả quan thì đây sẽ là sự bổ trợ cần thiết cho trẻ. Một số loại thuốc tiêu biểu dùng cho trẻ bị tăng huyết áp gồm: thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển angiotensin hay thuốc ức chế beta. Liều lượng thuốc dùng cho trẻ em luôn phải được điều chỉnh cho phù hợp với độ tuổi và cân nặng của trẻ. Cần tham vấn ý kiến bác sĩ khi con em của bạn phải dùng thuốc điều trị tăng huyết áp.

3.2 Điều trị huyết áp thấp ở trẻ em

Việc điều trị huyết áp phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên nhân và các triệu chứng tiềm ẩn. Có thể điều trị hầu hết các trường hợp huyết áp thấp tại nhà.

  • Hạ huyết áp do mất nước là tương đối nhẹ và có thể đảo ngược. Bác sĩ nhi khoa sẽ khuyên bạn cho trẻ uống nhiều nước hơn để điều trị mất nước.
  • Nếu con bạn đang bị huyết áp thấp do một số loại thuốc, thì bác sĩ sẽ thay đổi liều lượng hoặc sẽ chuyển sang một loại thuốc khác. Đừng ngừng cho trẻ uống thuốc mà không nói chuyện với bác sĩ.
  • Hạ huyết áp nặng do sốc có thể cần được chăm sóc y tế khẩn cấp dưới dạng: Trẻ em bị sốc có thể cần nhiều máu hơn hoặc trẻ có thể cần dùng thuốc để cải thiện sức mạnh của tim và huyết áp

Tóm lại, chỉ số huyết áp cao hay thấp ở trẻ em vẫn luôn là mối quan tâm đối với bậc cha mẹ. Để biết được tình trạng sức khỏe của con như thế nào, cha mẹ có thể chủ động đo huyết áp cho trẻ (nếu trẻ đã từ 3 tuổi trở lên), ngoài ra nếu có những triệu chứng bất thường, hãy đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để kịp thời chữa trị.

Tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec luôn triển khai các gói khám sức khỏe tổng quát cho trẻ em nhằm hỗ trợ kiểm tra sức khỏe cho bé, tư vấn cho cha mẹ chế độ dinh dưỡng và cách phòng bệnh để trẻ được phát triển toàn diện.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

132.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan