Chữa ung thư bằng liệu pháp miễn dịch: Những điều cần biết

Liệu pháp miễn dịch là một loại trị liệu sinh học giúp tăng cường hệ thống miễn dịch (được tạo nên từ các tế bào bạch cầu và các cơ quan, mô của hệ thống bạch huyết) chống lại ung thư. Phương pháp điều trị là sử dụng các chất được tạo ra từ các sinh vật sống để điều trị ung thư.

1. Vai trò của liệu pháp miễn dịch trong chữa trị ung thư

Liệu pháp miễn dịch hay còn gọi liệu pháp sinh học, là một phương pháp điều trị giúp bảo vệ cơ thể chống lại tế bào ung thư. Nó sử dụng các tế bào từ cơ thể hoặc trong phòng thí nghiệm để cải thiện hoặc khôi phục chức năng hệ thống miễn dịch. Liệu pháp miễn dịch có tác dụng trong việc:

  • Làm ngừng hoặc làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư
  • Ngăn tế bào ung thư lan rộng sang các cơ quan khác trong cơ thể
  • Cải thiện hệ thống miễn dịch giúp tiêu diệt tế bào ung thư hiệu quả hơn
thuoc-mien-dich-chua-ung-thu-1
Liệu pháp miễn dịch có tác dụng làm ngừng hoặc làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư

2. Các liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư

2.1 Kháng thể đơn dòng và liệu pháp ức chế khối u

Hệ miễn dịch sản xuất kháng thể để bảo vệ cơ thể chống lại các yếu tố gây hại cho cơ thể. Kháng thể là một protein giúp chống lại nhiễm trùng.

Kháng thể đơn dòng là một liệu pháp đặc biệt được thực hiện trong phòng thí nghiệm. Liệu pháp được thực hiện dưới nhiều cách khác nhau. Ví dụ, kháng thể đơn dòng có thể được sử dụng như một liệu pháp nhắm mục tiêu nhằm tiêu diệt các thành phần protein bất thường trong tế bào ung thư.

Kháng thể đơn dòng cũng có thể được sử dụng như một liệu pháp miễn dịch. Ví dụ, một vài kháng thể tấn công vào các protein đặc biệt trong tế bào ung thư. Đây là sự mở đầu trong việc tiếp cận tế bào ung thư giúp hệ miễn dịch tìm đường tiêu diệt tận gốc tế bào ung thư.

Các loại kháng thể khác hoạt động bằng cách giải phóng các kháng thể ức chế phanh lên hệ thống miễn dịch để tiêu diệt các tế bào ung thư. Con đường PD-1 / PD-L1 và CTLA-4 rất quan trọng đối với hệ thống miễn dịch và khả năng kiểm soát sự phát triển của bệnh ung thư.

Những con đường này thường được gọi là điểm kiểm tra miễn dịch mà các tế bào ung thư sử dụng để thoát khỏi hệ thống miễn dịch. Hệ thống miễn dịch ngăn chặn các con đường này bằng cách sản xuất ra các kháng thể gọi là chất ức chế điểm kiểm soát miễn dịch. Một khi hệ thống miễn dịch có thể tìm và phản ứng với tế bào ung thư, nó có thể ngăn chặn hoặc làm chậm sự phát triển ung thư.

Các thử nghiệm lâm sàng về kháng thể đơn dòng đang được tiến hành đối với một số loại ung thư. Nhiều chất ức chế điểm kiểm soát miễn dịch được chấp thuận cho các bệnh ung thư cụ thể, một số được sử dụng để điều trị khối u ở bất cứ đâu trong cơ thể bằng cách tập trung vào một thay đổi di truyền cụ thể.

Tác dụng phụ của điều trị kháng thể đơn dòng phụ thuộc vào mục đích của thuốc. Ví dụ, tác dụng phụ của kháng thể đơn dòng được sử dụng cho liệu pháp nhắm mục tiêu khác với những tác dụng được sử dụng cho liệu pháp miễn dịch. Các tác dụng phụ của thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch tương tự như phản ứng dị ứng.

2.2 Liệu pháp miễn dịch không đặc hiệu

Giống như kháng thể đơn dòng, liệu pháp miễn dịch không đặc hiệu cũng giúp hệ thống miễn dịch tiêu diệt các tế bào ung thư. Hầu hết các liệu pháp miễn dịch không đặc hiệu được đưa ra sau hoặc cùng lúc với các phương pháp điều trị ung thư khác, như hóa trị hoặc xạ trị. Tuy nhiên, một số liệu pháp miễn dịch không đặc hiệu được đưa ra như là phương pháp điều trị ung thư chính.Hai liệu pháp miễn dịch không đặc hiệu phổ biến là:

  • Interferon: Interferon giúp hệ thống miễn dịch chống lại ung thư và có thể làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư. Tác dụng phụ của điều trị interferon có thể bao gồm các triệu chứng giống cúm, tăng nguy cơ nhiễm trùng, phát ban và rụng tóc.
  • Interleukin: Interleukin giúp hệ thống miễn dịch sản xuất các tế bào tiêu diệt ung thư. Nó được sử dụng để điều trị ung thư thận và ung thư da, bao gồm cả khối u ác tính. Tác dụng phụ thường gặp bao gồm tăng cân và huyết áp thấp. Một số người cũng có thể gặp các triệu chứng giống như cúm.

2.3 Liệu pháp virus oncolytic

Liệu pháp vi rút oncolytic sử dụng vi rút biến đổi gen để tiêu diệt các tế bào ung thư. Đầu tiên, bác sĩ tiêm virus vào khối u. Sau đó, virus xâm nhập vào các tế bào ung thư và tạo ra các bản sao của chính nó. Kết quả là các tế bào vỡ ra và chết. Khi các tế bào chết, chúng giải phóng ra các kháng nguyên. Điều này kích hoạt hệ thống miễn dịch của bệnh nhân. Virus chỉ nhằm vào tất cả các tế bào ung thư trong cơ thể có cùng các kháng nguyên đó mà không xâm nhập vào các tế bào khỏe mạnh.

2.4 Liệu pháp tế bào T

thuoc-mien-dich-chua-ung-thu-2
Liệu pháp tế bào T

Liệu pháp miễn dịch được phân loại như sau:

  • Kháng thể đơn dòng và liệu pháp ức chế khối u
  • Liệu pháp miễn dịch không đặc hiệu
  • Liệu pháp virus oncolytic
  • Liệu pháp tế bào T
  • Vắc xin ung thư

Tế bào T là tế bào miễn dịch chống nhiễm trùng. Trong liệu pháp tế bào T, các tế bào này được lấy ra từ máu bệnh nhân. Sau đó, việc thay đổi cấu trúc của chúng sẽ được thực hiện trong phòng thí nghiệm để có các protein, còn gọi là các thụ thể. Các thụ thể cho phép tế bào T nhận ra các tế bào ung thư. Sau khi được thay đổi, các tế bào T được đưa trở lại cơ thể bệnh nhân. Khi đó, chúng sẽ thực hiện công việc tìm kiếm và tiêu diệt các tế bào ung thư. Loại trị liệu này được gọi là liệu pháp tế bào CAR-T.

Việc sử dụng liệu pháp tế bào CAR-T rất có hiệu quả trong việc điều trị một số bệnh ung thư máu. Các nhà nghiên cứu vẫn đang nghiên cứu để tìm nhiều cách sửa đổi các tế bào T đáp ứng việc điều trị nhiều loại ung thư khác nhau.

2.5 Vắc xin ung thư

Vắc-xin ung thư là một phương pháp khác được sử dụng để giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Một loại vắc-xin có tác dụng làm lộ kháng nguyên. Điều này kích hoạt hệ thống miễn dịch nhận biết và tiêu diệt kháng nguyên hoặc các vật chất lạ có liên quan. Có 2 loại vắc-xin ung thư: vắc-xin phòng ngừa và vắc-xin điều trị.

3. Liệu pháp miễn dịch giúp chống lại tế bào ung thư bằng cách nào?

Lý do mà tế bào ung thư có thể phát triển trong cơ thể là có khả năng trốn khỏi sự truy tìm của hệ thống miễn dịch. Các liệu pháp miễn dịch chính giúp đánh dấu tế bào ung thư, từ đó có thể giúp hệ thống miễn dịch dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm và phá hủy chúng. Các liệu pháp miễn dịch khác lại có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hơn để chống lại tế bào ung thư.

4. Tác dụng phụ của liệu pháp miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch có thể gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng đến mọi người theo những cách khác nhau. Mức độ tác dụng phụ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe trước khi điều trị, loại ung thư, mức độ tiến triển, loại trị liệu đang dùng và liều lượng.

Các tác dụng phụ phổ biến nhất là phản ứng da tại vị trí tiêm. Những tác dụng phụ này bao gồm sưng đau, đỏ, ngứa, phát ban. Liệu pháp miễn dịch cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng hoặc thậm chí gây tử vong. Tuy nhiên, những phản ứng này rất hiếm khi xảy ra.

5. Các liệu pháp miễn dịch được đưa vào cơ thể như thế nào?

Các con đường đưa vào cơ thể của liệu pháp miễn dịch có thể khác nhau tùy vào liệu pháp điều trị. Bao gồm:

  • Tiêm tĩnh mạch (IV): Liệu pháp miễn dịch đi trực tiếp vào tĩnh mạch.
  • Đường uống: Liệu pháp miễn dịch có trong viên thuốc hoặc viên nang mà người bệnh nuốt vào.
  • Kem bôi da: Liệu pháp miễn dịch có trong một loại kem mà bạn chà lên da. Loại liệu pháp miễn dịch này có thể được sử dụng cho ung thư da giai đoạn sớm.
  • Bơm hóa chất vào bàng quang: Liệu pháp miễn dịch đi trực tiếp vào bàng quang.
thuoc-mien-dich-chua-ung-thu-3
Liệu pháp miễn dịch có trong viên thuốc hoặc viên nang mà người bệnh nuốt vào

6. Tần suất điều trị bằng liệu pháp miễn dịch

Tần suất và thời gian điều trị bằng liệu pháp miễn dịch phụ thuộc vào:

  • Loại ung thư và mức độ tiến triển của nó
  • Loại liệu pháp miễn dịch
  • Phản ứng của cơ thể với điều trị

Có thể điều trị mỗi ngày, tuần hoặc tháng. Một số liệu pháp miễn dịch được đưa ra theo chu kỳ. Một chu kỳ là có một khoảng thời gian điều trị theo sau nó là một khoảng thời gian nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ ngơi giúp cơ thể bạn có cơ hội phục hồi, đáp ứng với liệu pháp miễn dịch và xây dựng các tế bào khỏe mạnh mới.

Bệnh viện Vinmec Times City đã sử dụng thành công Liệu pháp miễn dịch tự thận trong điều trị các bệnh ung thư. Tác dụng chính của liệu pháp này là giúp củng cố hệ miễn dịch để kích thích các tế bào miễn dịch hoạt động, tăng khả năng nhận diện và tấn công tế bào ung thư, tăng hiệu quả điều trị khi kết hợp cùng các phương pháp điều trị khác như hóa trị và xạ trị.

Một số loại ung thư thường gặp như ung thư gan, phổi, ung thư vú, đại trực tràng... đều là những loại ung thư có thể di căn và có thể điều trị thành công bằng liệu pháp này.

Liệu pháp điều trị ung thư tối tân này khi được áp dụng điều trị ngay tại Việt Nam sẽ mang lại nhiều cơ hội kéo dài thời gian sống cho người mắc bệnh ung thư. Nhiều trường hợp khi ung thư chuyển sang giai đoạn cuối, đặc biệt là di căn đã điều trị thành công tại Vinmec.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Hà Nội.

28.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • monjuvi
    Công dụng thuốc Tafasitamab-cxix (Monjuvi)

    Tafasitamab-cxix hay thuốc Monjuvi là loại thuốc kê đơn để điều trị ung thư hạch bạch huyết tế bào B lớn lan tỏa (DLBCL), một loại u lympho không hodgkin. Thuốc Tafasitamab-cxix chỉ nên sử dụng thuốc theo yêu cầu ...

    Đọc thêm
  • cemiplimab - rwlc
    Công dụng thuốc Cemiplimab - rwlc

    Cemiplimab - rwlc là một loại thuốc thuộc loại kháng thể đơn dòng, có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc Cimiplimab là một loại thuốc kê đơn và được chỉ được ...

    Đọc thêm
  • ibritumomab tiuxetan
    Công dụng thuốc Ibritumomab Tiuxetan

    Thuốc Ibritumomab Tiuxetan là một loại thuốc được sử dụng trong điều trị một số bệnh ung thư. Vậy thuốc Ibritumomab Tiuxetan là thuốc gì và cách sử dụng loại thuốc này như thế nào?

    Đọc thêm
  • Margetuximab-cmkb
    Công dụng thuốc Margetuximab-cmkb (Mergenza)

    Thuốc Mergenza là thuốc dùng cho bệnh nhân bị ung thư vú. Hiện nay việc sử dụng thuốc trong điều trị cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn để đạt được hiệu quả tốt. Vậy thuốc Margetuximab-cmkb nên dùng như ...

    Đọc thêm
  • Thuốc Bezlotoxumab
    Thuốc Bezlotoxumab có tác dụng gì?

    Thuốc Bezlotoxumab có tác dụng gì, có phải là thuốc điều trị nhiễm trùng Clostridium difficile không? Thực tế, thuốc Bezlotoxumab là một loại kháng thể đơn dòng, được chỉ định dùng phối hợp với thuốc kháng sinh điều trị ...

    Đọc thêm