Có phải uống cà phê sẽ hạ đường huyết?

Nhâm nhi một tách cà phê vào mỗi sáng thức dậy vốn là thói quen của nhiều người Việt. Tuy nhiên, thực tế đây là loại đồ uống không thực sự phù hợp với tất cả mọi người. Với những người mắc bệnh tiểu đường, uống cà phê hạ đường huyết hay không là một trong những thắc mắc vô cùng phổ biến.

1. Sử dụng cà phê có hạ đường huyết không?

Theo kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học thuộc Duke University Medical Center, việc sử dụng cà phê có thể làm tăng mức đường huyết trung bình trong ngày lên 8% và cũng góp phần làm tăng lượng đường huyết sau ăn. Cụ thể, nghiên cứu cho biết mức tăng đường huyết sau ăn sáng, ăn trưa và ăn tối do cà phê gây ra với tỉ lệ ở mức lần lượt là 9%, 15% và 26%.

Về nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này, các chuyên gia cho rằng cà phê có tính kháng lại tác dụng làm giảm đường huyết của insulin nên sẽ khiến cho đường không thể đi vào tế bào và bị ứ lại trong máu gây tăng đường huyết. Bên cạnh đó, việc sử dụng cà phê còn làm tăng phóng thích adrenalin - đây được biết đến là chất làm tăng đường huyết, gây ra hiện tượng run tay, hồi hộp và tăng huyết áp.

2. Người bị tiểu đường có nên uống cafe hay không?

Như vậy, với những ai thắc mắc uống cà phê có làm tăng đường huyết không, có thể thấy rằng thứ đồ uống này chỉ có thể gây giảm đường huyết cho người sử dụng.

Một nghiên cứu khác được đăng trên tạp chí Diabetes Care cũng đã kết luận rằng “Bỏ cà phê là cách tốt nhất giúp người dùng có thể kiểm soát đường huyết”. Với những bệnh nhân đái tháo đường type 2 thích uống cà phê, đây có thể là một tin không vui chút nào.

Với người bình thường, Hội Tim mạch Mỹ cho biết mức đường (đường kính, đường mía...) tiêu thụ mỗi ngày tốt nhất là khoảng 36 gram (9 muỗng cà phê, mỗi muỗng tương đương 4 gram) với nam giới và khoảng 25 gram (6 muỗng cà phê) đối với nữ giới. Người bệnh tiểu đường có thể sử dụng cafe, tuy nhiên nên sử dụng lượng cafe và lượng đường ít hơn mức trên là tốt nhất.

3. Gợi ý đồ uống thay thế cafe cho người tiểu đường

Theo các bác sĩ, thay vì sử dụng cà phê, người bệnh tiểu đường có thể sử dụng các loại nước uống ít chứa đường hoặc không chứa đường mà vẫn đảm bảo vừa thơm ngon, vừa giải khát cho cơ thể như:

  • Trà xanh: Sử dụng nước trà xanh tươi vốn không chứa calo, lại chứa nhiều chất chống oxy hóa như polyphenol có tác dụng chống ung thư, kháng khuẩn,... Do đó, bệnh nhân tiểu đường nên uống thường xuyên mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn lưu ý không nên cho trẻ uống quá nhiều hay uống trước bữa ăn sẽ làm loãng dịch dạ dày, lâu dần dẫn đến viêm dạ dày.
  • Nước chanh: Vào những ngày hè oi bức, nước chanh là một trong những gợi ý giải nhiệt hiệu quả dành cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, khi dùng bạn nên pha nước chanh với 1-2 muỗng cà phê đường hoặc 1-2 muỗng cà phê đường ăn kiêng cho người bệnh kết hợp với một chút sả, gừng hoặc vài lá bạc hà.
  • Sữa: Bạn nên chọn loại không đường, ít béo hoặc không béo là tốt nhất. Ngoài ra, do trong 100 gram sữa có khoảng 50kcal, vì vậy, người bệnh chỉ nên uống khoảng 200ml/ngày. Tuy nhiên với những trường hợp bệnh nhân không ăn uống được, bạn cũng có thể bổ sung sữa nhiều hơn để đảm bảo năng lượng cho hoạt động trong ngày.
  • Sữa hạt: Người bị tiểu đường có thể sử dụng sữa hạt thay cho sữa bò, đặc biệt là với những người ăn chay hoặc không dung nạp lactose. Hãy khởi đầu buổi sáng bằng một ly sữa hạnh nhân, sữa đậu nành, đậu phộng... thơm ngon sẽ vừa cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, vừa đảm bảo không ảnh hưởng đến đường huyết.

Trên đây là một số thông tin giải đáp thắc mắc uống cà phê hạ đường huyết có đúng không. Về cơ bản, những bệnh nhân mắc tiểu đường cần thận trọng khi sử dụng cà phê để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

29.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan