Các vấn đề về cơ và đau cơ lưng

Đau cơ lưng thường xảy ra do căng cơ hoặc bong gân vùng lưng. Nó có thể được điều trị bằng cách chườm lạnh kết hợp chườm nóng, vận động đúng cách và một số biện pháp khác.

1. Đau cơ lưng do căng cơ và bong gân

Hầu hết các cơn đau cơ lưng là do căng cơ hoặc bong gân. Căng cơ là hiện tượng các sợi cơ bị kéo căng còn bong gân là khi dây chằng (dải mô giữ xương với nhau) bị kéo căng hoặc rách. Trường hợp bị bong gân gây đau lưng, bạn thường nghe thấy tiếng “bốp” khi cơn đau xảy ra.

Căng cơ và bong gân thường xảy ra do:

  • Lạm dụng lưng khi nâng liên tục hoặc nâng vật nặng
  • Uốn, xoắn hoặc di chuyển đột ngột theo động tác bạn ít thực hiện
  • Thể chất kém

Nếu cơ lưng và cơ bụng yếu, bạn sẽ dễ bị căng hoặc bong gân lưng khi thực hiện các hoạt động hàng ngày gây sưng và viêm, từ đó dẫn đến:

Nếu lưng dưới bị đau, bạn có thể gặp khó khăn khi di chuyển và thực hiện các hoạt động hàng ngày. Nếu đau lưng trên 2 tuần thì hãy đi khám. Ngoài ra, bạn cũng nên đi khám trong trường hợp:

  • Cơn đau lưng là do chấn thương mới
  • Đau lưng kèm sốt
  • Đau lưng kèm các vấn đề về bàng quang hoặc ruột
  • Trở nên nghiêm trọng và không thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi
  • Đau lưng lan xuống chân hoặc tê và ngứa ran ở chân
  • Giảm cân liên quan đến đau cơ lưng

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên đi khám trong trường hợp trên 50 tuổi và:

  • Chưa bị đau lưng trước đó
  • Có tiền sử ung thư hoặc loãng xương
  • Sử dụng chất kích thích hoặc rượu nhiều

2. Điều trị đau cơ lưng

Một số phương pháp dưới đây có thể được sử dụng để điều trị đau cơ lưng:

  • Chườm nóng và lạnh vùng lưng dưới: Đệm sưởi ấm hoặc túi chườm lạnh có thể làm dịu cơn đau. Bắt đầu với chườm lạnh trong khoảng 48 giờ, sau đó chuyển sang chườm nóng. Không đặt miếng đệm nóng hoặc túi chườm lạnh ngay trên da hoặc để trên 20 phút.
  • Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn: Một số loại thuốc như acetaminophen, ibuprofen hoặc naproxen có thể làm giảm đau lưng, nhưng không sử dụng hơn 10 ngày mà không được bác sĩ cho phép.
  • Vận động nhẹ nhàng: Trong vài ngày đầu khi cơn đau lưng xuất hiện, bạn nên hạn chế vận động. Sau đó tập vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga để giúp máu lưu thông đến lưng, tăng độ chắc khỏe cho xương.
  • Vật lý trị liệu: Các bài tập có thể làm giảm cơn đau lưng nghiêm trọng và giúp bạn học được cách vận động an toàn.
Điều trị đau lưng
Tập yoga sẽ giúp bạn điều trị đau lưng

3. Làm gì để ngăn đau lưng tái phát?

Đau lưng thường xuyên tái phát với nhiều người. Do đó, bạn có thể áp dụng một số mẹo sau đây để làm giảm nguy cơ tái phát:

  • Tư thế đúng: Cột sống phải nằm trên một đường thẳng từ đầu đến xương cụt khi ngồi hoặc đứng. Cong lưng quá mức có thể gây đau lưng.
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục có thể giúp lưng, bụng và gân kheo khỏe hơn. Cố gắng kết hợp các bài tập tim mạch như đi bộ hoặc đi xe đạp, các bài tập tăng cường sức mạnh (chẳng hạn như tập tạ hoặc Pilates) và kéo căng.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Thừa cân làm căng cơ lưng dưới và các vấn đề về khớp gây đau lưng.
  • Cẩn thận khi nâng các vật nặng: Luôn dùng đầu gối làm trụ để nâng vật lên, không phải lưng dưới. Cơ bụng phải được kéo vào và đầu phải thẳng với lưng, thay vì đẩy về phía trước hoặc cong về phía sau.

Đau cơ lưng thường xảy ra do căng cơ hoặc bong gân vùng lưng. Tùy thuộc mức độ người bệnh có thể thực hiện các phương pháp điều trị khác nhau. Trong trường hợp không khỏi, người bệnh cần đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan