Căng cơ thắt lưng là bệnh gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Phan Bá Quỳnh - Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Căng cơ thắt lưng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng khiến người bệnh bị đau vùng lưng, cảm giác đau ở sâu. Những cơn đau do bị căng cơ lưng gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Vậy căng cơ thắt lưng là bệnh gì?

1. Căng cơ thắt lưng là bệnh gì?

Căng cơ thắt lưng được đánh giá là căn bệnh xảy ra phổ biến nhất ở những người bị chấn thương ở thắt lưng, khi gân hoặc cơ ở thắt lưng bị kéo căng hoặc rách.

Căng cơ thắt lưng xảy ra ở các cơ bắp và dây chằng ở lưng giữ xương cột sống. Khi các cơ này bị căng ra quá mức dẫn đến các cơ bắp suy yếu dần, cột sống sẽ trở nên kém ổn định gây tình trạng đau lưng. Căng cơ thắt lưng thường xảy ra ở cơ vuông thắt lưng(Cơ lưng rộng) hoặc căng cơ lưng dưới.

2. Triệu chứng khi bị căng cơ thắt lưng

Căng cơ thắt lưng thường xảy trong hoặc khi chúng ta thực hiện một hành động đột ngột, sau khi bê một vật nặng gì đó, sau khi hoạt động sai tư thế (lao động chân tay kéo dài, đi guốc cao gót...), rung xóc do đi xe đường dài đau mông, chân, sau nhiễm lạnh hoặc sau khi có một cử động đột ngột.

căng cơ thắt lưng
Căng cơ thắt lưng xảy ra khi chúng ta thực hiện một hành động đột ngột

Căng cơ thắt lưng xảy ra khi chúng ta thực hiện một hành động đột ngột, hoặc không nó có thể là hậu quá của một quá trình lâu dài khi chúng ta sinh hoạt và vận động không đúng cách.

Triệu chứng đau lưng thường kèm theo tình trạng bị co cứng khối cơ cạnh cột sống, tư thế cột sống bị lệch vẹo mất đường cong sinh lý, bác sĩ khi thực hiện ấn ngón tay vào dọc các mỏm gai sau hoặc vào khe liên đốt ở hai bên cột sống có thể xác định được điểm đau.

Ngoài ra khi ho, hắt hơi, uốn hay duỗi lưng thấy đau cũng là triệu chứng bị căng cơ thắt lưng.

3. Nguyên nhân gây căng cơ thắt lưng?

Căng cơ thắt lưng do căng giãn dây chằng quá mức. Nguyên nhân do:

  • Ít vận động khiến cơ bị yếu, dễ gặp chấn thương
  • Bị bệnh béo phì
  • Hút thuốc lá
  • Ho nhiều
  • Ngồi một tư thế quá lâu khi làm việc: Đây là nguyên nhân chính gây căng cơ vuông thắt lưng. Ngồi 1 tư thế gây ra sự co lại liên tục hoặc thắt chặt cơ của dây thần kinh cơ vuông thắt lưng. Sự co lại liên tục này có thể dẫn đến bị mỏi cơ. Nếu lượng máu chảy vào cơ giảm sẽ làm cho căng cứng cơ lưng và gây đau đớn.
  • Bị chấn thương hoặc bị ngã trước đó
  • Chơi thể thao mà không kéo duỗi cơ hoặc không thực hiện 1 số động tác khởi động trước có thể dẫn đến căng cơ thắt lưng do khi vận động nặng không đúng cách, cơ sẽ không được giãn ra, làm hạn chế tầm vận động của khớp dẫn tới dễ bị chấn thương hơn.
Căng cơ
Không khởi động trước khi chơi thể thao có thể dẫn đến căng cơ thắt lưng

Các hoạt động làm mỏi thắt lưng, chẳng hạn như: Duỗi, gập người, nâng vật nặng không đúng cách, kéo nhiều (cử tạ), hoặc xoắn vặn người (bóng rổ, bóng chày, golf. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra căng cơ vuông lưng.

4. Có phương pháp nào để điều trị bệnh căng cơ lưng không?

Căng cơ lưng có nhiều nguyên nhân gây ra, vì vậy tùy vào nguyên nhân, dấu hiệu, tình trạng của bệnh để bác sỹ quyết định cách điều trị căng cơ lưng cho bệnh nhân. Nếu là bệnh mãn tính, mức độ đau đớn nhẹ, người bệnh có thể điều trị căng cơ thắt lưng bao gồm:

  • Nghỉ ngơi, hoạt động, làm việc nhẹ nhàng,
  • Chườm đá, chườm nóng , vị trí bị đau để giảm đau, bớt sưng tấy
  • Sử dụng thuốc uống điều trị do bác sĩ kê đơn.
  • Thường xuyên tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng.
  • Tắm hoặc ngâm trong bồn nước nóng có thể hữu ích.
  • Sử dụng các loại thuốc như thuốc giãn cơ và thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) có tác dụng giảm đau. Tuy nhiên, các loại thuốc này cần có sự chỉ định liều dùng, hướng dẫn của bác sĩ. Không được tự ý mua uống do thuốc nào cũng đều có tác dụng phụ. Trong đó thuốc kháng viêm steroid NSAID có thể gây ra đau bụng, tiêu chảy, loét, đau đầu, chóng mặt, nghe kém hoặc phát ban. Còn thuốc giãn cơ có thể gây ra tác dụng phụ như bị buồn ngủ, chóng mặt, hoặc phát ban.
Kê đơn, bác sĩ chỉ định uống thuốc
Sử dụng các loại thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ
  • Tập vật lý trị liệu và các bài tập thể dục có thể giúp tăng cường cơ bắp ở vùng bụng, kéo duỗi và tăng cường sức cơ thắt lưng trong và sau khi lành bệnh.

Ngoài ra để hạn chế bị đau đớn do căng cơ lưng gây ra, cần chú ý:

  • Giảm cân nếu đang bị béo phì
  • Uống thuốc theo chỉ dẫn bác sĩ
  • Khám theo định kỳ bác sĩ đã hẹn
  • Tập các bài tập kéo duỗi và tăng cường sức mạnh cơ lưng nhẹ nhàng hàng ngày;
  • Sử dụng tư thế đúng khi ngồi, đứng, hoặc nâng vật bằng cách khi nhấc vật nặng lên, hãy gập đầu gối lại.
  • Không mang vác vật quá nặng để tránh gây áp lực lên lưng.

Nếu có các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh căng cơ lưng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý xuất hiện có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

110.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan