Cắt u xương sườn nhiều xương

Phẫu thuật cắt u xương sườn là cắt một đoạn xương sườn bị tổn thương. Thông thường, u xương sườn chỉ nằm ở 1 xương nhưng cũng có trường hợp nằm ở nhiều xương. Việc phẫu thuật cắt u xương sườn cần được tiến hành càng sớm càng tốt để tránh khỏi các biến chứng.

1. U xương sườn là gì?

U xương sườn thường không có dấu hiệu, triệu chứng cụ thể nên rất khó phát hiện. Dấu hiệu phổ biến nhất của người bệnh u xương sườn là đau ngực tương đương với vị trí u. Vì vậy, mọi người cần có những hiểu biết nhất định về bệnh u xương sườn để sớm phát hiện bệnh và điều trị.

U xương sườn là tình trạng khối u phát triển từ vị trí xương sườn, có thể nằm ở 1 xương hoặc nhiều xương (ít trường hợp mắc phải). Khối u có thể xuất hiện ở cung trước, cung bên và cung sau của xương sườn. Khối u thường là u lành tính nếu nằm ở cung sau; khối u ác tính nằm ở cung trước và cung bên. Nguyên nhân mắc bệnh u xương sườn có thể là nguyên phát nhưng trường hợp này rất hiếm khi gặp, chỉ chiếm khoảng từ 5- 10%. Chủ yếu là do nguyên nhân thứ phát do di căn từ ung thư phổi, ung thư vú,...

Đau tức ngực khi ho
Dấu hiệu phổ biến nhất của người bệnh u xương sườn là đau ngực

2. Triệu chứng u xương sườn

Người bệnh thường không phát hiện ra khối u, chỉ đến khi khối u xuất hiện những triệu chứng như đau ngực dữ dội hay nổi gồ lên thành ngực...thì mới đi khám và được chẩn đoán bệnh chính xác. U xương sườn thường là lành tính. Trong trường hợp, khối u nằm ở cung trước và cung bên gây đau đớn, tiêu xương, gãy xương mới có khả năng là u ác tính.

Khi được chẩn đoán bệnh, bác sĩ thường chỉ định người bệnh phẫu thuật. Nhưng đôi khi, phẫu thuật sẽ không được chỉ định đối với người già, sức khỏe yếu, người bị rối loạn chức năng đông máu giảm hoặc bệnh nhân bị viêm nhiễm cấp. sốt cao.

3. Các bước tiến hành phẫu thuật

3.1. Trước phẫu thuật

Về phía người bệnh:

  • Bác sĩ cần giải thích kỹ để bệnh nhân yên tâm hợp tác trong quá trình điều trị.
  • Đồng thời, bệnh nhân tự vệ sinh sạch sẽ toàn thân đặc biệt là vùng ngực, cạo lông nách

Về phía bệnh viện và bác sĩ: Cần chuẩn bị những trang thiết bị y tế hiện đại, đầy đủ để tiến hành phẫu thuật gồm:

  • Bộ dụng cụ của phẫu thuật chung và dụng cụ cắt xương sườn riêng bao gồm: Các kẹp phẫu tích loại có mấu và không mấu, 3- 5 chiếc, Kéo phẫu tích loại cong, đầu tù 1 chiếc, đầu nhọn 1 chiếc, Các loại pince kẹp có mấu và không mấu, kẹp răng chuột chaput, Hartmann 2 chiếc, Farabeuf 2 để kéo mép cơ, và kéo xương bả vai, Banh vết mổ tự động loại Beckmann: 1 chiếc, Finochietto loại 1 má để banh xương sườn khi phải vào khoang màng phổi, Cái róc sườn quirin, kìm Schoemaker để cặp đầu xương, Luồn xương sườn loại Deschamp hoặc Doyen: 2 chiếc trái và phải, Kìm cắt sườn Liston hoặc kìm cong Lue, Các loại chỉ khâu đơn sợi hoặc chỉ dệt với các số 2.0- 3.0- 4.0
  • Chuẩn bị các vật liệu cầm máu như Gelaspon, Surgicel, Spongel, sáp xương
  • Dẫn lưu phổi silicon số 30F nếu có rách màng phổi
  • Bàn mổ, dao điện, máy hút, hệ thống đèn chiếu sáng đủ tiêu chuẩn
  • Đồng thời, bác sĩ cần xác định chính xác vị trí bệnh nhân đau tương ứng với tổn thương trên Xquang/ CT và đánh dấu bằng bút không xóa trước
Chăm sóc người bị gãy xương sườn kèm theo bệnh tiểu đường như thế nào?
Gãy xương sườn có thể là dấu hiệu cảnh báo u xương sườn ác tính

3.2. Trong phẫu thuật

  • Trước hết, người bệnh nằm nghiêng 90°(cung bên) hoặc nằm sấp (cung sau) và được gây mê nội khí quản.
  • Sau đó, bác sĩ tiến hành rạch da tương ứng vị trí xương sườn bệnh. Để tiếp cận được xương sườn cần tách qua lớp cơ ngực .
  • Ở chính giữa xương sườn, dùng dao nhọn rạch theo chiều dọc
  • Tiếp theo, để tách rồi xương sườn và màng xương, lấy dụng cụ róc màng xương
  • Ở 2 đầu, cắt xương sườn , lưu ý cách xa vị trí u ít nhất 3 cm
  • Nhiều trường hợp, bệnh nhân trong quá trình thao tác gây rách màng phổi thì phải dẫn lưu màng phổi kèm theo
  • Quá trình thao tác cần nhẹ nhàng, tránh gây rách màng phổi
  • Cầm máu vết mổ, lau rửa bằng Nacl 0,9 % hoặc oxy già
  • Đặt dẫn lưu, đóng vết mổ, nếu rách màng phổi thì phải đặt dẫn lưu khoang màng phổi bằng sonde silicon số 30F và hút liên tục áp lực -20cmH2O.
  • Với xương sườn số 1 nằm ở cao nên kỹ thuật mổ thay đổi, đường mổ đi từ hố thượng đòn xuống và rất phức tạp.

3.3. Sau phẫu thuật

Sau cuộc phẫu thuật, để phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra, người bệnh cần được theo dõi cẩn thận về nhịp tim, huyết áp, nhịp thở, bão hòa oxy qua Monitor. Số lượng dịch, tính chất dịch qua sonde dẫn lưu cũng cần được theo dõi. Sau 3 - 6 tháng, bệnh nhân cần được tái khám.

Trong những trường hợp sau, bệnh nhân cần được mổ lại và quay lại bệnh viện để điều trị:

  • Bệnh nhân bị chảy máu, máu tụ do tổn thương động mạch liên sườn, khâu cầm máu hai đầu xương sườn thì cần được mổ lại.
  • Để tránh vết mổ nhiễm trùng: Bệnh nhân cần lưu ý thay băng rửa vết thương ngày 2 lần, làm kháng sinh đồ.
Phẫu thuật nối - ghép dây thần kinh ngoại biên
Khi được chẩn đoán bệnh, bác sĩ thường chỉ định người bệnh phẫu thuật

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

16K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan