Vai trò của siêu âm khớp cổ chân và bàn chân

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Trịnh Lê Hồng Minh - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Siêu âm cơ xương khớp là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đóng vai trò quan trọng đối với xác định các chấn thương mô mềm, chẩn đoán bong và rách cơ. Đặc biệt có ý nghĩa đối với khớp cổ và bàn chân. Nhờ có phương pháp này mà việc phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý tại đây trở nên hiệu quả hơn nhiều.

1. Siêu âm cơ khớp cổ chân và bàn chân là gì?

Siêu âm khớp cổ chân và bàn chân là kỹ thuật chẩn đoán sử dụng bộ cảm biến băng thông rộng và tần số cao đem lại nhiều giá trị chẩn đoán đặc biệt đối với tổn thương dây chằng vùng khớp cổ chân. Quá trình siêu âm sử dụng một đầu dò siêu âm sẽ được kết nối với máy siêu âm nhằm tạo ra sóng âm tần số cao sử dụng nhiều yếu tố áp điện. Hình ảnh của vùng đích được tạo ra ở máy siêu âm là kết quả của các sóng âm thanh bị dội ngược trở lại từ mô. Khi đó, thu được hình ảnh trong thời gian thực để đánh giá điều kiện tĩnh và động của cấu trúc cơ xương từ đó phát hiện chấn thương và các bệnh lý khác tại đây.

Siêu âm khớp cổ chân và bàn chân là kỹ thuật giúp chẩn đoán rách cơ, bong gân và các chấn thương mô mềm khác thông qua phương pháp ghi lại hình ảnh về cơ, dây chằng, gân và khớp.

Siêu âm ổ bụng
Siêu âm khớp cổ chân ghi lại hình ảnh về cơ, dây chằng, gân và khớp

Ưu điểm của siêu âm khớp cổ chân và bàn chân: Chụp ảnh cấu trúc cơ xương bề mặt, chi phí thấp, nhanh chóng và không liên quan đến bức xạ ion hóa nên tương đối an toàn. Đặc biệt, siêu âm có khả năng đạt độ phân giải cực cao tương đương chụp MRI hoặc CT nên khi cần chụp ảnh bề mặt sẽ cho chẩn đoán tương đối chính xác.

2. Chỉ định siêu âm khớp cổ chân và bàn chân

  • Khảo sát dây chằng khớp cổ chân khi nghi ngờ có tổn thương dây chằng
  • Rối loạn hoặc đau tại vùng khớp cổ chân
  • Chấn thương xương hoặc mô mềm vùng cổ bàn chân
  • Bệnh lý lắng đọng tinh thể, viêm bao hoạt dịch, viêm khớp.
  • Chèn ép, có khối u, sai khớp hoặc các bệnh lý tại dây thần kinh.
  • Nghi ngờ khoang khớp cổ chân có vật thể lạ, phù nề, tụ dịch
  • Có vấn đề về phát triển, dị tật bẩm sinh.
  • Đánh giá sau khi phẫu thuật.
Phòng ngừa và điều trị thoái hóa khớp cổ chân
Chỉ định siêu âm khớp cổ chân và bàn chân khi nghi ngờ có tổn thương dây chằng

3. Vai trò của siêu âm khớp cổ chân và bàn chân

3.1. Đối với chẩn đoán

Trong chấn thương như:

  • Đánh giá chấn thương cấu trúc xương cổ chân, bàn chân
  • Siêu âm vùng cổ chân giúp đánh giá gân Achilles mắt cá chân để chẩn đoán rách gân, viêm gân.
  • Phát hiện các vết rách hoặc tình trạng bong gân cơ, dây chằng.
  • Phát hiện chính xác tình trạng tích tụ chất lỏng gây tràn dịch khớp, trong mô mềm, gây tổn thương thần kinh ngoại biên, viêm màng hoạt dịch.
  • Chẩn đoán các tổn thương gân cơ từ đó giúp định hướng chỉ định một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác như MRI.

Phát hiện khối u:

  • Công cụ chẩn đoán khối u mô mềm lành và ác tính, u nang hạch, thoát vị đem lại hình ảnh có chất lượng cao.
  • Phát hiện tình trạng trật khớp hay tích tụ chất lỏng tại khớp hông hoặc cơ cổ, khối mô mềm.

Đánh giá tình trạng viêm khớp, thoái hóa khớp như:

  • Siêu âm sử dụng hình ảnh Doppler màu hoặc hình ảnh dòng chảy màu sẽ phát hiện lưu lượng máu tăng cao trong mô mềm từ đó giúp giúp chẩn đoán các ổ viêm.
  • Siêu âm ở gân, khớp, cơ bắp, dây chằng giúp đánh giá tình trạng viêm và thoái hóa cấu trúc cơ xương.
Nhức khớp cổ chân
Siêu âm khớp cổ chân và bàn chân giúp chẩn đoán và đánh giá tình trạng thoái hóa khớp

3.2. Đối với điều trị

  • Phương pháp này được dùng để hướng dẫn, chỉ đường cho bác sĩ hút dịch từ một vùng cụ thể bằng cách hướng kim trong khi tiêm vào các khớp hoặc mô mềm lân cận.
  • Siêu âm hỗ trợ tích cực cho việc theo dõi diễn tiến bệnh và hướng dẫn chọc hút sinh thiết trong trường hợp phát hiện khối u

Tóm lại, siêu âm khớp cổ chân là một biện pháp hiệu quả mà đơn giản và có tính kinh tế cao đối với việc chẩn đoán các bệnh lý xương khớp, tương đối an toàn nên có thể sử dụng nhiều lần mà không lo ảnh hưởng tới sức khỏe.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan