Đau bụng dưới âm ỉ ở nữ là bệnh gì?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Vũ Văn Quân - Phó trưởng khoa ngoại - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Đối với phụ nữ, vùng bụng dưới là khu vực chứa ruột già hoặc buồng trứng. Những cơn đau bụng dưới âm ỉ ở nữ có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau tại đường ruột, đường tiết niệu hoặc cơ quan sinh sản.

Có rất nhiều người lầm tưởng rằng đau bụng dưới ở nữ là đau phần phụ này, điều này hoàn toàn sai. Bởi có rất nhiều nguyên nhân gây đau bụng dưới, chúng ta cần phân biệt rõ để loại trừ các loại bệnh tật có thể xảy ra với bất kỳ phụ nữ ở lứa tuổi nào.

Dưới đây là cảnh báo về những căn bệnh nguy hiểm mà phụ nữ dễ mắc phải khi có dấu hiệu đau bụng dưới âm ỉ:

1. Đau vùng chậu

Đau vùng chậu liên quan đến các cơn đau ở phía vùng bụng dưới rốn. Cơn đau này có thể là báo hiệu về các bệnh liên quan đến sinh sản, rối loạn tiêu hóa, hay thậm chí cả những bệnh còn đe dọa đến tính mạng. Muốn tìm đúng nguyên nhân khiến đau vùng chậu, bạn nên đến gặp bác sĩ để xác định đúng bệnh và điều trị đúng nguyên nhân.

2. Viêm ruột thừa có thể gây đau bụng dưới âm ỉ

Nếu thấy mình có các triệu chứng đau nhói ở bụng dưới bên phải, nôn và sốt, bạn hãy đến ngay bác sĩ vì đây là trường hợp khẩn cấp, là dấu hiệu của viêm ruột thừa. Nếu không phẫu thuật cắt bỏ phần ruột thừa bị viêm này nó sẽ lây lan nhiễm trùng trong ổ bụng, có thể dẫn đến tử vong.

3. Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (IBS) khiến người bệnh bị đau bụng dưới âm ỉ.

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một loại rối loạn tiêu hóa mãn tính gây ra các cơn đau bụng dưới âm ỉ, chuột rút, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón. Chúng thường xuất hiện khi bất ngờ thay đổi chế độ ăn uống, căng thẳng kéo dài....

4. Đau bụng do rụng trứng

Nếu bạn bị đau bụng dưới với những cơn đau nhói, âm ỉ vào thời kỳ rụng trứng của phụ nữ thì điều này hoàn toàn bình thường và xảy ra ở rất nhiều người. Khi rụng trứng, buồng trứng thường rụng một quả trứng đi kèm với một số chất dịch và máu, điều này gây kích ứng niêm mạc của bụng gây ra các chứng đau bụng dưới âm ỉ ở nữ.

5. Hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt có thể xảy ra ở bất kỳ phụ nữ nào, làm cho tính khí của phụ nữ trở nên thất thường, có hiện tượng nổi mụn trứng cá, nhức đầu, đau bụng, chuột rút. Thay đổi nội tiết (hormone) trong chu kỳ kinh nguyệt là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Vì vậy cần tăng cường vận động thể dục thể thao, bổ sung vitamin để có thể làm giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt này.

6. Có thai ngoài tử cung gây đau bụng dưới âm ỉ

Đây là tình trạng có thể đe dọa đến tính mạng phụ nữ. Hiện tượng này xảy ra khi một phôi thai hình thành và phát triển ở ngoài tử cung, thường là ống dẫn trứng. Các triệu chứng có thai ngoài tử cung xuất hiện bao gồm đau vùng chậu mạnh hoặc chuột rút (đặc biệt là ở một bên), chảy máu âm đạo, buồn nôn và chóng mặt, trong trường hợp này người bệnh cần phải đến gặp bác sĩ ngay.

Thai ngoài tử cung
Thai ngoài tử cung có thể gây đau bụng dưới âm ỉ.

7. Bệnh viêm vùng chậu

Một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh viêm vùng chậuvô sinh ở nữ giới. Bệnh có thể gây ra tổn thương ở tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng. Các triệu chứng bao gồm như: đau bụng, sốt, dịch tiết âm đạo bất thường, đau khi quan hệ tình dục hoặc són tiểu, trong trường hợp nặng có thể phải phẫu thuật.

8. U nang buồng trứng

Một u nang buồng trứng thường là vô hại, nhưng nếu u nang này phát triển ngày càng to, nó sẽ gây ra đau vùng chậu, tăng cân và đi tiểu thường xuyên. U nang buồng trứng có thể được phát hiện bằng việc khám phụ khoa hoặc siêu âm.

9. U xơ tử cung

Hiện tượng u phát triển ở thành tử cung được gọi là u xơ tử cung, nhưng đây không phải là ung thư. U xơ tử cung thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến 40 và thường không gây ra vấn đề gì. Tuy nhiên, một số phụ nữ có thể gặp phải các triệu chứng như đau bụng, đau lưng hay quan hệ tình dục bị đau, hoặc khó khăn trong việc mang thai. .. Bác sĩ có thể can thiệp loại bỏ u xơ tử cung nếu nó ảnh hưởng tới vấn đề sức khỏe của bạn.

10. Lạc nội mạc tử cung

Ở một số phụ nữ, mô nội mạc tử cung lại phát triển ở bên ngoài tử cung, gọi là lạc nội mạc tử cung. Nó có thể xuất hiện ở buồng trứng, ống dẫn trứng, bàng quang, ruột, và nhiều bộ phận khác của cơ thể. Sự phát triển bất thường của chúng khiến cho người phụ nữ bị đau bụng dưới và đây là căn nguyên khiến phụ nữ không thể mang thai.

11. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu là hiện tượng vi trùng xâm nhập vào đường tiết niệu tấn công bất cứ nơi nào, từ niệu đạo, bàng quang, niệu quản. Nó gây ra các triệu chứng như đau bụng, tiểu đau, buốt và lúc nào cũng mót tiểu.

Nhiễm trùng đường tiết niệu thường không nghiêm trọng nếu như được điều trị kịp thời. Nhưng vào trường hợp nó lây lan đến thận thì có thể gây tổn thương vĩnh viễn. Các dấu hiệu của nhiễm trùng thận bao gồm như sốt, buồn nôn và đau ở một bên ở vùng lưng dưới.

12. Sỏi thận

Sỏi thận là sự tích tụ gồm muối và khoáng chất trong nước tiểu, chúng có thể nhỏ như một hạt cát hay lớn như những viên sỏi to. Khi viên sỏi di chuyển từ thận đến bàng quang, nó gây ra những cơn đau ở bụng dưới hoặc vùng xương chậu. Nước tiểu lúc đó có thể chuyển sang màu hồng hoặc màu đỏ như máu.

13. Viêm bàng quang kẽ

Viêm bàng quang kẽ (IC) là tình trạng đau mãn tính liên quan đến viêm bàng quang. Những người bị viêm bàng quang kẽ nặng đi tiểu nhiều lần mỗi giờ. Các triệu chứng khác cũng xuất hiện như áp lực trên vùng mu, đi tiểu đau và đau trong khi quan hệ tình dục, bệnh thường xảy ra ở phụ nữ từ 30 - 40.

14. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Đau buốt bụng dưới, vùng chậu là một dấu hiệu cảnh báo đối với một số bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs), phổ biến nhất là nhiễm Chlamydiabệnh lậu. Đây là hai nhiễm khuẩn có thể gây đau vùng chậu, đi tiểu đau, chảy máu giữa chu kỳ, tiết dịch âm đạo bất thường. Nếu xuất hiện các triệu chứng trên bạn cần tìm đến bác sĩ để chữa bệnh, tránh lây bệnh cho người bạn tình của mình..

15. Đau do sa tạng

Đối với những phụ nữ có tuổi sẽ xuất hiện chứng sa tạng, điều này cũng gây đau bụng dưới, vùng chậu. Những bộ phận dễ bị sa tạng nhất bao gồm bàng quang hay tử cung.

Đây không phải là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhưng nó gây ra sự khó chịu cho người bệnh. Các triệu chứng phổ biến nhất là tăng áp lực đối với thành âm đạo, cảm giác đầy ở bụng dưới, khó chịu ở háng hoặc thắt lưng, quan hệ tình dục đau đớn.

16. Đau vùng bụng dưới khi quan hệ tình dục

Đau vùng bụng dưới khi quan hệ tình dục có thể do nhiều nguyên nhân, điển hình nhất là do nhiễm trùng âm đạo, thiếu chất dịch tiết (khô âm đạo), hoặc nhiều chứng đau mà ngày nay y học vẫn chưa rõ nguyên nhân.

Khi gặp phải triệu chứng đó, bạn cần đến ngay bác sĩ sản phụ khoa để tìm đúng nguyên nhân, bởi có rất nhiều loại bệnh tật khiến phụ nữ bị đau khi quan hệ tình dục.

17. Đau vùng chậu mãn tính

Đau vùng chậu xảy ra bên dưới rốn và kéo dài ít nhất 6 tháng thường sẽ được chẩn đoán là chứng đau vùng chậu mãn tính, nó ảnh hưởng cả tới cuộc sống và giấc ngủ của người bệnh. Đối với trường hợp này cách tốt nhất là hãy tìm đến bác sĩ chuyên khoa để chữa trị.

Đau vùng bụng dưới ở nữ giới rất đa dạng về nguyên nhân, và không ít trong số đó liên quan đến những bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ của người phụ nữ. Chính vì vậy chị em phụ nữ không nên chủ quan khi bị đau vùng bụng dưới, hãy đi khám bác sĩ để có câu trả lời chính xác cho tình trạng sức khỏe của mình.

Thạc sĩ. Bác sĩ. Vũ Văn Quân đã có hơn 10 kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành Ngoại Tiêu Hóa Tổng Hợp chuyên khám và điều trị bệnh lý ngoại khoa của đường tiêu hóa, gan, mật, tụy và các bệnh lý của phúc mạc ổ bụng, thành bụng.


Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám, Quý khách vui lòng ĐẶT HẸN VỚI CÁC BỆNH VIỆN THUỘC HỆ THỐNG Y TẾ VINMEC TRÊN TOÀN QUỐC để được phục vụ tốt nhất.

CLICK ĐỂ ĐẶT HẸN cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Văn Quân!


Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.1M

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan