Bà bầu mắc COVID-19 nên uống thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Huỳnh Vưu Khánh Linh - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Tránh lây nhiễm với SARS- CoV- 2 là ưu tiên hàng đầu của phụ nữ mang thai. Nếu không may dương tính, bà bầu mắc COVID- 19 cần ghi nhớ những việc nên và không nên làm để hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng cho bản thân và thai nhi. Vấn đề nhiều mẹ quan tâm là khi mắc COVID-19 uống thuốc gì?

1. COVID -19 và thai kỳ

hệ thống miễn dịch của bà bầu thường giảm nên cơ thể dễ bị tổn thương hơn khi bị các loại virus hô hấp tấn công. Bên cạnh đó, bà bầu mắc COVID có nguy cơ chuyển nặng cao hơn, bao gồm cả nguy hỗ trợ hô hấp bằng máy thở, chạy ECMO hay sử dụng kháng sinh liều cao... Bà bầu mắc COVID thậm chí có nguy cơ đe dọa đến tính mạng, riêng đối với sức khỏe thai nhi là khả năng sinh non, sảy thai, lây nhiễm virus từ mẹ...

Đặc biệt, theo các chuyên gia, bà bầu mắc COVID có tiền sử hoặc mới bị tăng huyết áp, đái tháo đường... trong thai kỳ có khả năng nhập viện cao hơn. Ngoài ra, còn có nguy cơ diễn tiến nặng, sinh non, thai chết lưu... Tại từng thời điểm cụ thể và dựa vào các yếu tố kèm theo như tình trạng hô hấp, khả năng sống còn của bà bầu và thai nhi mà bác sĩ sẽ cân nhắc chấm dứt hay duy trì thai kỳ.

Do những nguy hiểm cho sức khỏe bản thân và thai nhi, phụ nữ mang thai nên chủ động tuân thủ các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân trước virus SARS CoV 2. Thực hiện đúng quy tắc 5K, chủ động tiêm đủ liều vắc xin Covid-19, xây dựng và duy trì lối sống lành mạnh cân bằng, chế độ dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường sức đề kháng...

2. Bà bầu mắc COVID-19 nên uống thuốc gì?

Nếu chẳng may bà bầu mắc COVID thì vấn đề quan trọng đầu tiên là không được lo lắng hay hoảng sợ, thay vào đó cố gắng tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

Khi bà bầu có các triệu chứng gợi ý COVID- 19 như sốt, ớn lạnh, ho, đau họng, mệt mỏi... thì cần phải tiến hành test nhanh và liên hệ với y tế địa phương để được hướng dẫn tự cách ly tại nhà. Lưu ý là bà bầu và người thân trong gia đình phải đảm bảo một số yêu cầu để giảm nguy cơ lây nhiễm chéo virus trong gia đình, cũng như lây lan cho người xung quanh.

  • Thường xuyên đeo khẩu trang, thay đổi 2 lần/ngày và khử khuẩn bằng cồn khi loại bỏ khẩu trang cũ;
  • Thường xuyên sát khuẩn tay, lau bằng cồn các vật dụng và bề mặt tiếp xúc nhiều như mặt bàn, tay nắm cửa, bồn cầu, bồn rửa mặt...;
  • Đo thân nhiệt ít nhất 2 lần trong ngày, đặc biệt có có dấu hiệu sốt. Thân nhiệt bình thường là 36 - 37.5oC, sốt nhẹ từ 37 - 38oC, sốt vừa từ 38 - 39oC, sốt cao 39 - 40oC, sốt quá cao khi thân nhiệt vượt quá 40oC;
  • Tuy bà bầu mắc COVID-19 điều trị tại nhà có triệu chứng nhẹ nhưng vẫn phải đo chỉ số SpO2 ít nhất 2 lần/ngày. SpO2 > 96% sẽ giúp duy trì cung cấp đầy đủ oxy cho mẹ và thai nhi;
  • Bà bầu mắc COVID uống thuốc gì? Mẹ có thể uống các loại thuốc hạ sốt, có thể tự dùng hoặc theo ý kiến bác sĩ như Paracetamol hay Ibuprofen nhưng cần đặc biệt lưu ý khi mang thai 3 tháng cuối. Nếu sốt trên 38,5oC nhưng dị ứng với Paracetamol và Ibuprofen có thể sử dụng các thuốc khác theo kê đơn của bác sĩ như Aspirin, Celecoxib, Diclofenac;

Lưu ý: Phụ nữ mang thai chỉ được dùng Diclofenac khi có lý do chính đáng và chỉ dùng với liều hữu hiệu thấp nhất như đối với những thuốc ức chế tổng hợp prostaglandin khác, đặc biệt khi dùng thuốc trong ba tháng cuối của thai kỳ (do khả năng gây đờ tử cung và/hoặc đóng sớm ống động mạch)

  • Bổ sung đủ nước mỗi ngày với số lượng khoảng 40ml/kg cân nặng/ngày, ưu tiên sử dụng nước có chứa điện giải như dung dịch Oresol;
  • Nghỉ ngơi và dinh dưỡng đầy đủ khoa học, đủ các dưỡng chất cần thiết cho mẹ và thai nhi;
  • Có thể tập thể dục tại chỗ với các bài tập nhẹ nhàng, tập hít thở ít nhất 15 phút mỗi ngày.

3. Bà bầu mắc COVID-19 nặng cần phải làm gì?

Phụ nữ đang mang thai mắc các bệnh lý khác kèm theo như đái tháo đường, tăng huyết áp... khi nhiễm SARS- CoV- 2 có nguy cơ chuyển nặng cao hơn. Đặc biệt, bà bầu mắc COVID-19 nặng cần phải nhập viện ngay để được nhân viên y tế theo dõi đặc biệt, một số trường hợp có thể chủ động giúp thở bằng máy trợ thở.

Bà bầu mắc COVID mức độ nặng có nguy cơ cao phải sinh con trước tuần thứ 37 của thai kỳ (còn gọi là sinh non), bên cạnh các nguy cơ khác như như thai chết lưu hay sảy thai...

Vì những nguy cơ sức khỏe cho cả mẹ và bé, bà bầu mắc COVID cần nhập viện điều trị tích cực khi có các triệu chứng nặng như sau:

  • Nhịp thở trên 20 lần/phút và/hoặc SpO2 dưới 96%, có thể kèm các triệu chứng như cảm giác đau tức ngực, gắng sức để thở, chân tay lạnh;
  • Sốt cao trên 38.5 độ C, đáp ứng kém với các thuốc hạ sốt hay sốt kéo dài quá 3 ngày không cải thiện;
  • Buồn nôn, nôn ói nhiều lần (4 lần/giờ hoặc 6 lần trong 4 giờ);
  • Tiêu chảy kéo dài không cầm, nguy cơ cao bị mất nước;
  • Ho kéo dài, ảnh hưởng đến nghỉ ngơi hoặc sức khỏe thai nhi và kém đáp ứng với các biện pháp hỗ trợ;
  • Có các biểu hiện bất thường như cơn co tử cung, thai cử động nhiều/ít quá mức so với bình thường...;
  • Âm đạo ra dịch hồng hoặc có máu.

4. Bà bầu mắc COVID- 19 không được làm gì?

  • Theo các chuyên gia, quá tải y tế khiến thắc mắc bà bầu mắc Covid uống thuốc gì không được nhân viên y tế tư vấn đầy đủ. Từ đó dẫn đến tình trạng nhiều thai phụ tìm thông tin hay hướng dẫn điều trị bệnh không chính thống trên mạng internet. Trong đó có việc tự ý sử dụng các thuốc kháng virus như Molnupiravir, Favipiravirg, Abidol... Đây là vấn đề bà bầu mắc Covid 19 cần tránh tuyệt đối, vì việc dùng thuốc sai cách sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe;
  • Không sử dụng các thuốc kháng viêm, ức chế miễn dịch cho bà bầu mắc COVID-19 khi chưa có chỉ định bác sĩ;
  • Không tự ý sử dụng các thuốc chống đông máu;
  • Không dùng các thuốc Đông y, thuốc Nam khi chưa có ý kiến của bác sĩ;
  • Bà bầu mắc COVID không được tự ý mua và sử dụng thuốc theo đơn của người bệnh khác hay nghe ý kiến người xung quanh hoặc thông tin trên mạng...

Vẫn biết rằng, việc tránh lây nhiễm với SARS -CoV -2 luôn là ưu tiên hàng đầu của phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp không may nhiễm virus, bà bầu mắc COVID-19 cần ghi nhớ những việc nên và không nên làm để hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng cho bản thân và thai nhi. Đặc biệt là trong việc sử dụng các loại thuốc, cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn và tư vấn của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

24.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • F0 ăn gì
    F0 nên ăn uống như thế nào?

    Theo thống kê có hơn 80% F0 không có triệu chứng, xuất hiện triệu chứng chỉ khoảng 20%. Vì vậy việc cách ly F0 không có triệu chứng, không bệnh lý nền hoặc triệu chứng nhẹ tại nhà mang lại ...

    Đọc thêm
  • Nhiễm Covid khi đang cho con bú
    Nhiễm Covid khi đang cho con bú phải làm sao?

    Em đang cho bé bú được 5 tháng rưỡi rồi mà giờ em bị nhiễm covid. Ở chung nhà với em có con gái em 7 tuổi và dì cũng đang là F0. Bác sĩ cho em hỏi, nhiễm Covid ...

    Đọc thêm
  • Bagino
    Công dụng thuốc Bagino

    Thuốc Bagino thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm, được sử dụng trong điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn ở cả người lớn và trẻ em. Hãy cùng tìm hiểu về thông ...

    Đọc thêm
  • Parzidim 1g
    Công dụng thuốc Parzidim 1g

    Thuốc Parzidim 1g thuộc nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, kháng nấm, virus và chống nhiễm khuẩn nên được chỉ định điều trị trong rất nhiều bệnh lý. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng và tránh được các ...

    Đọc thêm
  • dalisone
    Công dụng thuốc Dalisone

    Dalisone chứa thành phần Ceftriaxone 1g, thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm, được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng vết thương, nhiễm trùng tiêu ...

    Đọc thêm