COVID-19 ảnh hưởng thế nào đến người mắc bệnh thận mạn tính?

Căn bệnh do coronavirus đã gây ra đại dịch trên toàn cầu, dẫn đến tổn thương phổi và ảnh hưởng nghiêm trọng, lâu dài đến các cơ quan khác, bao gồm thận. Người mắc bệnh thận mãn tính ở giai đoạn nào cũng đều dễ diễn tiến xấu nếu nhiễm COVID-19, nguy hiểm nhất là bị Covid khi đang chạy thận.

1. Corona virus và bệnh thận mạn tính: Nguy cơ biến chứng

Các bác sĩ và nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng virus SARS-CoV-2 có thể ảnh hưởng đến chức năng thận trong quá trình phát bệnh, thậm chí là tác động kéo dài đến sau khi người bệnh đã hồi phục. Một số người bị COVID-19 nghiêm trọng có dấu hiệu tổn thương thận, ngay cả khi họ không có vấn đề về thận trước đây. Các báo cáo sơ bộ cho thấy, có tới 30% bệnh nhân nhập viện vì COVID-19 ở Trung Quốc và New York bị tổn thương thận mức độ trung bình hoặc nặng. Theo những bác sĩ ở New York, con số thực tế thậm chí còn cao hơn.

Dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về thận ở bệnh nhân COVID-19 bao gồm: lượng protein cao trong nước tiểu và tuần hoàn máu bất thường. Trong một số trường hợp, tổn thương thận nghiêm trọng đến mức người bệnh phải lọc máu. Theo báo cáo của các quốc gia có nhiều bệnh nhân mắc COVID-19 nặng, những bệnh viện hiện đang bị thiếu máy móc và chất lỏng vô trùng cần thiết để chạy thận.

Nhiều bệnh nhân bị COVID-19 nặng đồng thời cũng mắc các bệnh mãn tính, bao gồm huyết áp caotiểu đường. Cả hai yếu tố này đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận. Mặt khác, các bác sĩ cũng nhận thấy tổn thương thận ở những người không có vấn đề về thận trước khi nhiễm coronavirus.

covid 19
Virus SARS-CoV-2 ảnh hưởng xấu đến chức năng của thận trong quá trình phát bệnh

2. COVID-19 gây hại cho thận như thế nào?

Tác động của COVID-19 đối với thận vẫn chưa rõ ràng, nhưng các nhà nghiên cứu bước đầu cho biết:

2.1. Coronavirus có thể tấn công đến các tế bào thận

Bản thân virus sẽ lây nhiễm sang các tế bào của thận. Tế bào thận có các thụ thể cho phép coronavirus chủng mới bám vào, xâm nhập và nhân bản, từ đó gây hại cho các mô. Các thụ thể tương tự được tìm thấy trên tế bào của phổi và tim - nơi đã được chứng minh bị tổn thương do SARS-CoV-2.

2.2. Quá ít oxy có thể khiến thận hoạt động sai

Xét một khả năng khác, nguyên nhân của các vấn đề về thận ở bệnh nhân nhiễm coronavirus là do lượng oxy trong máu thấp bất thường. Đây là hậu quả của bệnh viêm phổi thường gặp trong các trường hợp nhiễm COVID-19 nghiêm trọng.

2.3. Phản ứng dữ dội của hệ miễn dịch có thể phá hủy mô thận

Phản ứng của cơ thể đối với nhiễm trùng cũng có khả năng là nguyên nhân. Ở một số người, phản ứng miễn dịch đối với coronavirus chủng mới sẽ rất dữ dội, dẫn đến hiện tượng “cơn bão cytokine”.

Khi điều này xảy ra, hệ thống miễn dịch sẽ phóng thích một lượng lớn cytokine vào cơ thể. Cytokine là những protein nhỏ, giúp các tế bào giao tiếp khi hệ miễn dịch chống lại nhiễm trùng. Nhưng một lượng cytokine lớn đột ngột có thể gây viêm nặng. Trong quá trình cố gắng tiêu diệt virus xâm nhập, phản ứng viêm này có thể phá hủy các mô khỏe mạnh, bao gồm cả mô của thận.

2.4. COVID-19 tạo cục máu đông, có thể làm tắc nghẽn thận

Thận giống như bộ lọc, bài trừ các chất độc, nước thừa và chất thải ra khỏi cơ thể. Trong khi đó, COVID-19 có thể làm hình thành các cục máu đông nhỏ, gây tắc các vi mạch trong thận, từ đó suy giảm chức năng thận.

Cục máu đông
COVID-19 có thể làm hình thành những cục máu đông nhỏ gây suy giảm chức năng thận

3. Những câu hỏi xung quanh corona virus và bệnh thận mạn tính

3.1. Bị covid ở người suy thận có nguy hiểm không?

Các hệ thống cơ quan - như tim, phổi, gan và thận, phụ thuộc và hỗ trợ các chức năng của nhau. Vì vậy khi coronavirus chủng mới gây tổn thương ở một khu vực, những cơ quan khác cũng có thể gặp nguy hiểm. Những chức năng thiết yếu của thận có tác động đến tim, phổi và các hệ thống khác. Do đó, các bác sĩ lưu ý tổn thương thận phát sinh ở bệnh nhân COVID-19 là một dấu hiệu cảnh báo bệnh nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong.

Mặc dù vẫn chưa thống kê được tỷ lệ, nhưng phải lọc máu là một diễn biến đáng lo ngại ở bệnh nhân COVID-19. Ngoài ra, người bị covid khi đang chạy thận thường có tiên lượng xấu.

3.2. Thận có thể phục hồi sau COVID-19 không?

Các chuyên gia cho biết, hiện vẫn chưa rõ có bao nhiêu bệnh nhân bị tổn thương thận liên quan đến COVID-19 đã phục hồi được chức năng thận. Những trường hợp bị chấn thương thận cấp tính do COVID-19 và không cần lọc máu sẽ có kết quả tốt hơn, có thể hồi phục chức năng thận. Thậm chí đã có những bệnh nhân COVID-19 điều trị trong Phòng ICU (săn sóc tích cực) bị chấn thương thận cấp tính và phải lọc máu, nhưng sau đó đã lấy lại được chức năng thận.

3.3. Bệnh nhân COVID-19 có nên tiếp tục dùng thuốc cao huyết áp không?

Tăng huyết áp (huyết áp cao) là một nguyên nhân phổ biến gây ra các vấn đề về thận. Tăng huyết áp làm hỏng các mạch máu của thận và ảnh hưởng đến khả năng lọc máu. Theo thời gian, tăng huyết áp có thể gây suy thận. Ngược lại, thận cũng giúp điều hòa huyết áp, do đó thận bị tổn thương có thể khiến tình trạng tăng huyết áp trở nên trầm trọng hơn.

Nếu đang sống chung với bệnh tăng huyết áp, bạn có thể phải dùng thuốc để kiểm soát, chẳng hạn như thuốc ức chế ACE và thuốc chẹn thụ thể angiotensin (ARB). Hiện tại có hai ý kiến đối lập về vấn đề dùng thuốc cao huyết áp ở bệnh nhân COVID-19. Một bên cho rằng, những loại thuốc này có thể gây hại, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng dựa trên các nghiên cứu ở động vật. Theo bên còn lại, những loại thuốc này có thể bảo vệ khỏi tổn thương phổi và các vấn đề khác liên quan đến COVID-19.

Nhìn chung thì đa số chuyên gia khuyến cáo rằng bạn không nên thay đổi thuốc của mình. Duy trì liệu trình với đơn thuốc đang dùng có thể giảm nguy cơ tổn thương tim và thận do huyết áp cao. Bệnh nhân nên tiếp tục sử dụng thuốc và thảo luận các mối quan tâm với bác sĩ.

Lưu ý, những bệnh nhân có vấn đề về thận nên tránh xa các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như ibuprofen và naproxen. Những chất này có thể làm tăng huyết áp và tăng lượng chất lỏng trong cơ thể, tạo áp lực cho thận.

thuốc kháng sinh
Bệnh nhân có vấn đề về thận nên tránh xa các loại thuốc chống viêm không steroid

4. Lưu ý cho người nhiễm coronavirus và bệnh thận mạn tính

Theo khuyến cáo của CDC, người nhiễm coronavirus và bệnh thận mạn tính cần:

  • Tiếp tục dùng các loại thuốc và tuân thủ chế độ ăn uống riêng đã được bác sĩ chỉ dẫn.
  • Đảm bảo có đủ thuốc để sử dụng ít nhất trong 30 ngày.
  • Có đầy đủ nguồn thực phẩm để tiếp tục tuân thủ chế độ ăn kiêng riêng biệt.
  • Phối hợp chặt chẽ với bác sĩ điều trị, đặc biệt nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng mới của bệnh, hoặc không thể nhận được thuốc hay thực phẩm cần thiết.

Đối với người bị covid khi đang chạy thận, tối thiểu phải đảm bảo:

  • Liên hệ với phòng khám lọc máu và cơ sở y tế nếu cảm thấy mệt mỏi hoặc lo lắng.
  • Không bỏ lỡ các đợt chạy thận định kỳ.
  • Lên kế hoạch, chuẩn bị đủ thức ăn để tuân theo Kế hoạch Ăn kiêng Khẩn cấp 3 Ngày KCER cho bệnh nhân lọc máu trong trường hợp không thể duy trì lịch trình điều trị bình thường.

Mặc dù tổn thương thận do COVID-19 vẫn chưa được hiểu rõ, nhưng SARS-CoV-2 và phản ứng của cơ thể nhiều khả năng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thận. Những bệnh nhân bị tổn thương thận liên quan đến COVID-19 nên đến gặp bác sĩ để đảm bảo phục hồi chức năng thận trở lại bình thường. Tổn thương thận kéo dài có nguy cơ dẫn đến lọc máu hoặc phải áp dụng các liệu pháp điều trị khác, ngay cả sau khi đã hồi phục từ COVID-19.

Các chuyên gia chủ yếu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ các hướng dẫn cơ bản để phòng ngừa bệnh, như giữ khoảng cách an toàn và rửa tay. Đối với tất cả mọi người, đặc biệt là những ai có bệnh mãn tính tiềm ẩn, phải chú ý tránh nhiễm COVID-19 nói chung và bị covid khi đang chạy thận nói riêng. Hiện tại không có phương pháp điều trị hoặc vắc xin cho căn bệnh này. Nếu tránh nhiễm bệnh càng lâu, bạn càng có nhiều cơ hội được ứng dụng liệu pháp chữa trị và phòng ngừa trong tương lai.

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện Vinmec thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: cdc.gov, hopkinsmedicine.org

5.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Caorin
    Công dụng thuốc Caorin

    Thuốc Caorin là thuốc được sử dụng theo đơn của bác sĩ. Thuốc Caorin có chứa một trong những chất chuyển hóa có hoạt tính của Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa canxi. Vậy ...

    Đọc thêm
  • Hội chứng ruột ngắn
    Các biến chứng của hội chứng ruột ngắn ở người lớn

    Hội chứng ruột ngắn (SBS) là một tình trạng suy giảm khả năng hấp thu có liên quan đến tần suất biến chứng cao. Hội chứng này thường không trở nên rõ ràng về mặt lâm sàng cho đến khi ...

    Đọc thêm
  • Lượng phosphate trong máu tăng có sao không?
    Lượng phosphate trong máu tăng có sao không?

    Gần đây, tôi có xét nghiệm và có kết quả lượng phosphate trong máu tăng (1.06mml/L). Vậy bác sĩ cho tôi hỏi lượng phosphate trong máu tăng có sao không? Tôi có cần làm thêm xét nghiệm gì và chế ...

    Đọc thêm
  • Injectafer
    Thông tin về thuốc Injectafer

    Injectafer là thuốc được sử dụng dưới dạng tiêm trong điều trị một số trường hợp thiếu máu. Vậy thuốc Injectafer có tác dụng gì và cần sử dụng như thế nào cho đúng cách?

    Đọc thêm
  • Zetamed
    Công dụng thuốc Zetamed

    Tăng cholesterol máu là tình trạng không hiếm gặp hiện nay. Bên cạnh những thuốc phổ biến như nhóm Statin hay Fenofibrate, bệnh nhân có thể điều trị bằng Ezetimibe với sản phẩm thuốc Zetamed. Vậy Zetamed có tác dụng ...

    Đọc thêm