Danh sách nhóm bệnh nhân dễ trở nặng nếu mắc COVID-19 theo khuyến cáo của CDC

Đại dịch COVID-19 đang ngày một lây lan nhanh trong cộng đồng. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm mới và hiện chưa có loại vắc-xin để chủng ngừa, do đó các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm là điều vô cùng quan trọng trong giai đoạn này.

1.Những nhóm bệnh nhân có nguy cơ dễ trở nặng nếu mắc COVID-19

Nhìn chung, các triệu chứng gây ra do bệnh Coronavirus 2019 (COVID-19) có thể biểu hiện rất khác nhau ở mỗi người. Một số bệnh nhân hoàn toàn không có bất kỳ triệu chứng nào, trong khi một số người khác bị kiệt quệ đến mức phải hỗ trợ bằng máy thở.

Theo khuyến cáo của CDC, nguy cơ phát triển các triệu chứng nguy hiểm của COVID-19 có thể tăng lên đối với những người có tuổi tác cao, hoặc ở mọi lứa tuổi có các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Những vấn đề này bao gồm bệnh tim, phổi, suy yếu hệ miễn dịch, béo phì nặng hoặc bệnh tiểu đường. Nguy cơ này cũng có thể xảy ra tương tự với những bệnh nhân có nền bệnh lý về đường hô hấp, chẳng hạn như cúm.

Dưới đây là danh sách nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao trở bệnh nặng khi bị mắc COVID-19, bao gồm:

*Người lớn tuổi: COVID-19 có thể tấn công đến bất kỳ ai, bất kỳ lứa tuổi nào, kể cả trẻ em. Tuy nhiên, nó có xu hướng ảnh hưởng phổ biến nhất đến những người thuộc độ tuổi trung niên hoặc người già. Dường như nguy cơ phát triển các triệu chứng nguy hiểm do COVID-19 cũng tăng dần theo độ tuổi, trong đó những người từ 85 tuổi trở lên sẽ có nguy cơ mắc các triệu chứng nghiêm trọng cao nhất. Rủi ro thậm chí còn cao hơn đối với những người lớn tuổi có các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn khác.

Ngoài ra, những người sống trong viện dưỡng lão cũng thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc các triệu chứng nghiêm trọng do COVID-19, bởi vì họ thường có nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, kết hợp với tuổi tác cao. Mặt khác, vi khuẩn và vi rút thường dễ lây lan giữa những người sống gần nhau. Nếu người thân của bạn sống trong viện dưỡng lão, hãy nhắc nhở họ làm theo các hướng dẫn của bộ y tế để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Nếu có bất kỳ triệu chứng đáng ngờ nào, hãy báo ngay cho nhân viên y tế để được xử lý kịp thời.

Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi: Những điều cần biết
Người lớn tuổi là nhóm có nguy cơ cao mắc các triệu chứng nghiêm trọng do COVID-19

*Người mắc phải các vấn đề về phổi: mục tiêu chính của COVID-19 là nhắm đến phổi, vì vậy bạn sẽ có nhiều khả năng phát triển các triệu chứng nghiêm trọng nếu có các vấn đề về phổi từ trước. Ngoài ra, nguy cơ này còn cao hơn nữa nếu bạn có những tình trạng sau:

Bên cạnh đó, một số căn bệnh khác liên quan đến phổi cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng do COVID-19, bao gồm:

Mặc dù một số loại thuốc được sử dụng để điều trị cho những tình trạng này có thể khiến hệ miễn dịch của bạn dần suy yếu, tuy nhiên bạn vẫn phải tiếp tục duy trì dùng thuốc đều đặn theo sự chỉ định của bác sĩ để kiểm soát các triệu chứng tốt nhất có thể.

Nếu bạn bị hen suyễn, hãy sử dụng thuốc hít hen suyễn để kiểm soát bệnh. Ngoài ra, các tác nhân khác như hút thuốc lá hoặc vaping cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng phổi và ức chế hệ thống miễn dịch của bạn, từ đó làm tăng nguy cơ mắc phải các biến chứng nguy hiểm do COVID-19.

*Người mắc bệnh tim, tiểu đường hoặc béo phì: những người mắc một số căn bệnh mãn tính sẽ có nhiều khả năng gặp phải các triệu chứng nguy hiểm nếu bị nhiễm COVID-19. Chúng bao gồm bệnh tiểu đường loại 1 hoặc 2, cao huyết áp, béo phì nặng và các bệnh tim nghiêm trọng.

Nhìn chung, bệnh béo phì và tiểu đường đều là hai tác nhân hàng đầu làm giảm chức năng đề kháng của hệ thống miễn dịch trong cơ thể, mặt khác bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho bệnh nhân, đặc biệt là COVID-19. Để giảm bớt được nguy cơ này, bạn nên cố gắng kiểm soát tốt lượng đường huyết và sử dụng đều đặn thuốc tiểu đường theo đúng liều lượng được chỉ định bởi bác sĩ.

Chưa hết, nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác do COVID-19 cũng có thể tăng cao nếu bạn mắc các bệnh về tim, chẳng hạn như bệnh cơ tim, tăng áp động mạch phổi, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, hoặc bệnh mạch vành. Trong trường hợp bị cao huyết áp, nguy cơ của bạn có thể cao hơn nếu huyết áp không được kiểm soát và sử dụng thuốc điều trị.

Hẹ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Các bệnh lý liên quan đến tim mạch làm tăng nguy cơ phát triển triệu chứng nguy hiểm của COVID-19

*Người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu: một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh có thể giúp bạn chống lại sự xâm nhập của các loại vi rút hoặc vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên một số điều kiện y tế có thể làm suy yếu cơ quan quan trọng này của bạn. Dưới đây là những tình trạng có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và làm tăng nguy cơ mắc các triệu chứng nghiêm trọng do COVID-19, bao gồm:

Chưa dừng lại ở đó, nguy cơ trở bệnh nặng do COVID-19 của bạn cũng có thể tăng lên nếu bạn mắc các bệnh như:

  • Cấy ghép tủy xương
  • HIV / AIDS
  • Sử dụng prednisone trong một khoảng thời gian dài, hoặc các loại thuốc tương tự có thể làm suy giảm chức năng của hệ miễn dịch

Nếu bạn là người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu, tốt nhất bạn nên thực hiện theo các biện pháp phòng ngừa bổ sung được khuyến cáo từ bộ y tế để phòng tránh nhiễm COVID-19.

*Người mắc bệnh thận hoặc gan mãn tính: nguy cơ bị bệnh nặng với COVID-19 của bạn sẽ tăng cao nếu bạn bị mắc bệnh thận hoặc gan mãn tính. Đặc biệt, những bệnh nhân đang phải lọc máu do bệnh thận mức độ nặng sẽ rất dễ bị nhiễm COVID-19 do hệ miễn dịch bị suy yếu trầm trọng, không có khả năng kháng lại các vi rút.

2. Làm thế nào để giảm nguy cơ nhiễm COVID-19

Mặc dù hiện nay vẫn chưa tìm ra được loại vắc-xin để ngăn ngừa nhiễm coronavirus mới, nhưng bạn hoàn toàn có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng nếu thực hiện theo các bước khuyến cáo sau của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), bao gồm:

  • Tránh đến các sự kiện lớn và tụ tập nơi đông người
  • Tránh tiếp xúc gần (trong phạm vi khoảng 2 mét) với người khác
Khách hàng được giãn cách 2m
Giữ khoảng cách an toàn và tránh đến những nơi tụ tập đông người

  • Hãy ở nhà khi có thể và giữ khoảng cách với những người xung quanh khi tình hình COVID-19 đang lan rộng trong cộng đồng, đặc biệt nếu bạn thuộc nhóm người có nguy cơ cao mắc các triệu chứng nghiêm trọng do COVID-19.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch ít nhất 20 giây, hoặc sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn (ít nhất 60% cồn).
  • Đeo khẩu trang khi ở nơi công cộng, ví dụ như cửa hàng tạp hóa, nơi bạn khó tránh tiếp xúc gần với người khác, đặc biệt là ở trong khu vực đang có sự lây lan của cộng đồng
  • Che miệng và mũi bằng tay hoặc khăn giấy khi ho và hắt hơi. Sau đó, vứt khăn giấy đã sử dụng vào đúng nơi quy định, đồng thời rửa tay ngay lập tức
  • Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng
  • Tránh dùng chung bát đĩa, cốc, khăn tắm, bộ đồ giường và các đồ gia dụng khác nếu bạn bị bệnh
  • Làm sạch và khử trùng các bề mặt dễ tiếp xúc, chẳng hạn như tay nắm cửa, công tắc đèn và thiết bị điện tử
  • Hãy ở yên trong nhà khi bạn bị ốm và gọi đến đường dây nóng của bộ y tế khi thấy các triệu chứng nghi ngờ.
  • Tránh sử dụng các phương tiện công cộng, taxi và đi chung xe với người khác khi bạn bị ốm

Ngoài những biện pháp phòng ngừa hàng ngày này, nếu bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn hoặc phát triển các triệu chứng COVID-19 nghiêm trọng, bạn có thể thực hiện theo một số cách dưới đây:

  • Đảm bảo rằng bạn đã sử dụng ít nhất 30 ngày thuốc theo toa hoặc thuốc mua tự do thông thường
  • Thực hiện tiêm chủng vắc-xin ngừa cúm và viêm phổi. Mặc dù những loại vắc-xin này không thể ngăn ngừa được COVID-19, nhưng bệnh cúm và viêm phổi có thể khiến cho bạn dễ mắc phải các triệu chứng nguy hiểm của COVID-19.
  • Liên lạc với trung tâm y tế khi có các triệu chứng nghi ngờ

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện Vinmec thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org, cdc.gov

1.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan