Hướng dẫn đánh giá cụ thể về tim mạch ở bệnh nhân COVID-19 (Phần 1)

Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đào Kim Phượng - Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Bệnh nhân bị COVID-19 có thể có nguy cơ phát triển các biến chứng tim, đặc biệt là tổn thương tim cấp tính và rối loạn nhịp tim; tổn thương cơ tim cấp tính có thể gặp nhiều hơn ở những bệnh nhân có bệnh tim mạch từ trước và liên quan đến tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong.

1. Tổng quan

Covid-19 là bệnh hô hấp cấp tính do coronavirus mới hay còn gọi là SARS-CoV-2 gây ra.

Những bệnh nhân có bệnh tim mạch từ trước có thể dễ bị nhiễm COVID-19 hơn và tăng nguy cơ tử vong, đặc biệt là khi bệnh nhân có nồng độ troponin T tăng cao, tỷ lệ tử vong có thể cao gấp 3 lần (69,4% so với 23%) so với những người không mắc bệnh tim mạch.

Bệnh nhân bị COVID-19 có thể có nguy cơ phát triển các biến chứng tim, đặc biệt là tổn thương tim cấp tính và rối loạn nhịp tim; tổn thương cơ tim cấp tính có thể gặp nhiều hơn ở những bệnh nhân có bệnh tim mạch từ trước và liên quan đến tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong.

dịch Covid-19 mới xuất hiện gần đây nhưng giới y khoa và các hiệp hội y khoa thế giới đã làm việc rất tích cực, đưa ra các hướng dẫn cụ thể cho từng lĩnh vực trong đó có tim mạch.

Covis
Covid-19 là bệnh hô hấp cấp tính do coronavirus mới hay còn gọi là SARS-CoV-2 gây ra

2. Hướng dẫn lâm sàng của American College of Cardiology (ACC) cho nhóm chăm sóc tim mạch

Việc thành lập các nhóm chăm sóc tim mạch được đào tạo về bệnh dịch Covid 19 là rất cần thiết, đồng thời thiết lập các quy trình chẩn đoán, phân loại, cách ly và quản lý bệnh nhân mắc bệnh tim mạch hoặc các biến chứng tim mạch. Đào tạo đội chăm sóc tim mạch cách sử dụng thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) theo hướng dẫn của CDC

Phát triển các quy trình dành riêng cho nhồi máu cơ tim cấp (AMI), đặc biệt liên quan đến các thủ thuật tái thông mạch (can thiệp mạch vành qua da và phẫu thuật ghép động mạch vành), bao gồm:

  • Hạn chế tối thiểu nhân viên phòng can thiệp và phòng mổ đặt ống thông
  • Xác định trước nhu cầu để tăng cường bảo vệ cá nhân
  • Đánh giá mức độ đầy đủ của việc khử trùng sau thủ thuật
  • Đánh giá nguy cơ-lợi ích của các can thiệp nhồi máu cơ tim cấp so với nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện cho bệnh nhân bị bệnh tim mạch (CVD) cơ bản
  • Lập kế hoạch xác định nhanh chóng và cách ly bệnh nhân bệnh tim mạch với các triệu chứng COVID-19
  • Khuyến cáo tất cả bệnh nhân bị bệnh tim mạch về nguy cơ nhiễm COVID-19 có khả năng tăng
  • Bệnh nhân bệnh tim mạch nên được chủng ngừa cúm
  • Xem xét thay thế việc thăm khám trực tiếp bằng y tế từ xa (telehealth) cho những bệnh nhân có bệnh tim mạch ổn định ở những vùng địa lý có bùng phát COVID-19 đang hoạt động để tránh nguy cơ nhiễm COVID-19 tại bệnh viện
  • Xem xét phân loại bệnh nhân COVID-19 để ưu tiên theo các bệnh đi kèm cơ bản, bao gồm tim mạch
  • Nếu bệnh nhân bị suy tim hoặc tình trạng quá tải thể tích, hãy thận trọng với việc truyền dịch vì nhiễm virus và theo dõi cẩn thận
  • Đối với các biến chứng tim cấp tính ở bệnh nhân COVID-19
  • Thực hiện siêu âm tim ở những bệnh nhân bị suy tim, rối loạn nhịp tim, thay đổi điện tâm đồ hoặc tim to
  • Các nhóm chăm sóc tích cực và đội tim mạch nên thảo luận về hướng dẫn sử dụng ECMO (oxy hóa màng ngoài cơ thể qua tĩnh mạch) ở những bệnh nhân cần ECMO.
Những điểm mới trong phác đồ điều trị COVID-19
Việc thành lập các nhóm chăm sóc tim mạch được đào tạo về bệnh dịch Covid 19 là rất cần thiết

3. Hướng dẫn các thăm dò đánh giá cụ thể về tim mạch ở bệnh nhân COVID-19

Theo hướng dẫn của Trường môn Tim mạch Hoa Kỳ (ACC) và Hiệp hội Tim mạch Châu Âu (ESC) để đánh giá ở những bệnh nhân bị COVID-19 và các biến chứng tim cấp tính bằng:

  • Dấu ấn sinh học: Tăng nhẹ troponin T hoặc I và / hoặc peptit lợi tiểu natri ở bệnh nhân COVID-19 có thể do bệnh tim mạch có từ trước hoặc tổn thương tim cấp liên quan đến COVID-19. Ở bệnh nhân COVID-19 đo troponin tim (I hoặc T) chỉ được đề xuất ở những bệnh nhân có nghi ngờ lâm sàng về nhồi máu cơ tim loại 1 hoặc rối loạn chức năng thất trái mới khởi phát. Nếu tăng nhẹ troponin và / hoặc peptit natri lợi tiểu (chẳng hạn như gấp 2-3 lần giới hạn trên của giá trị bình thường) nhưng không có thay đổi điện tâm đồ đau ngực và / hoặc thiếu máu cục bộ thì không cần thực hiện điều trị điển hình cho nhồi máu cơ tim. Ý nghĩa của việc tăng cao peptit lợi tiểu natri là không chắc chắn ở bệnh nhân COVID-19, và chỉ nên đo peptit lợi tiểu natri nếu có nghi ngờ lâm sàng về nhồi máu cơ tim cấp hoặc suy tim; Đánh giá hoặc điều trị suy tim có thể chỉ cần thiết nếu có bằng chứng lâm sàng (ACC 2020 ngày 18 tháng 3). Nồng độ D-dimer được đề nghị chỉ đo nếu nghi ngờ lâm sàng thuyên tắc phổi
  • Không thực hiện chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn tim định kỳ ở những bệnh nhân nghi ngờ hoặc xác nhận COVID-19, chỉ khi kết quả có khả năng ảnh hưởng đến việc điều trị.
  • Thực hiện siêu âm tim ở những bệnh nhân suy tim, loạn nhịp tim, thay đổi điện tâm đồ hoặc tim to (ACC 2020 Mar 6 PDF)
  • Ở những bệnh nhân bị COVID-19 và tổn thương cơ tim cấp tính hoặc tăng peptit natri lợi tiểu, hạn chế siêu âm tim và chụp mạch vành cho những bệnh nhân mà các thủ thuật dự kiến ​​sẽ ảnh hưởng đến kết quả (ACC 2020 ngày 18 tháng 3)
  • Nên tránh siêu âm tim (qua thực quản, qua lồng ngực hoặc gắng sức) nếu kết quả không có khả năng ảnh hưởng đến điều trị. Tuy nhiên siêu âm tim trong hồi sức tích cực, siêu âm tim tập trung vấn đề cần chăm sóc được coi là hiệu quả để tầm soát các biến chứng tim mạch
  • Điện tâm đồ: Tiêu chuẩn chẩn đoán cho bệnh nhân có COVID-19 tương tự như dân số chung
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT) tim nên tránh nếu kết quả không có khả năng ảnh hưởng đến điều trị
  • Chụp cắt lớp vi tính mạch vành có thể được ưu tiên sử dụng phương thức không xâm lấn để chẩn đoán bệnh động mạch vành (CAD)
  • CT tim có thể được ưu tiên hơn so với siêu âm tim qua thực quản để loại trừ huyết khối tiểu nhĩ trái và huyết khối trong tim trước khi chuyển nhịp tim
  • CT ngực được khuyến cáo ở bệnh nhân suy hô hấp để đánh giá COVID-19 và phân biệt với các nguyên nhân khác như suy tim và thuyên tắc phổi. Nếu cần cản quang, nên đánh giá chức năng thận trước
  • Tim mạch hạt nhân chỉ nên được thực hiện nếu không có phương pháp nào khác có thể được thực hiện và chỉ trong các chỉ định cụ thể
  • Cộng hưởng từ tim (CMR): phương thức ưu tiên nếu nghi ngờ viêm cơ tim ở những bệnh nhân đã biết hoặc nghi ngờ COVID-19.
tim-hieu-phuong-phap-chup-cat-lop-dien-toan-da-lat-cat-msct
CT tim có thể được ưu tiên hơn so với siêu âm tim qua thực quản

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tài liệu tham khảo

World Health Organization (WHO) technical documents on coronavirus disease (COVID-19) can be found at WHO Coronavirus Disease (COVID-19)

North American Society Leadership guidance on safe reintroduction of cardiovascular services during the COVID-19 pandemic can be found in J Am Coll Cardiol 2020 Apr 30 early onlinefull-text, also published in Ann Thorac Surg 2020 Apr 30 early onlinefull-text

Society for Cardiovascular Angiography and Interventions/American College of Cardiology/American College of Emergency Physicians (SCAI/ACC/ACEP) consensus statement on management of acute myocardial infarction during the COVID-19 pandemic can be found in J Am Coll Cardiol 2020 Apr 21 early onlinefull-text

Heart Rhythm Society/American College of Cardiology/American Heart Association (HRS/ACC/AHA) guidance on cardiac electrophysiology during coronavirus (COVID-19) can be found in Heart Rhythm 2020 Apr 1 early onlinefull-text and in Circulation 2020 May 26;141(21):e823

American College of Cardiology/American Heart Association/Heart Rhythm Society (ACC/AHA/HRS) joint statement on considerations for drug interactions on QTc in exploratory COVID-19 treatment can be found in Circulation 2020 Apr 8 early online

American Heart Association (AHA) interim guidance on healthcare providers during COVID-19 outbreak: CPR and emergency cardiovascular care can be found at AHA 2020 Mar PDF

Society of Cardiovascular Computed Tomography (SCCT) guidance on use of cardiac computed tomography (CT) during COVID-19 pandemic can be found in J Cardiovasc Comput Tomogr 2020 Mar;14(2):101full-text

Heart Failure Society of America/American Heart Association/American College of Cardiology (HFSA/AHA/ACC) joint statement on use of renin-angiotensin-aldosterone system (RAAS) antagonists can be found at ACC 2020 Mar 17

American Heart Association/American Academy of Pediatrics/American Association for Respiratory Care/American College of Emergency Physicians/Society of Critical Care Anesthesiologists/American Society of Anesthesiologists (AHA/AAP/AARC/ACEP/SCCA/ASA) interim guidance on basic and advanced life support in adults, children, and neonates with suspected or confirmed COVID-19 can be found in Circulation 2020 Apr 9 early online

American College of Surgeons (ACS) guidance on triage of cardiac surgery patients can be found at ACS 2020 Mar 24 PDF

American College of Cardiology/Society of Cardiovascular Angiography and Intervention (ACC/SCAI) guidance on catheterization laboratory considerations during COVID-19 pandemic can be found in J Am Coll Cardiol 2020 May 12;75(18):2372

American Society of Echocardiography (ASE) statement on protection of patients and echocardiography service providers during COVID-19 pandemic can be found at ASE 2020 Apr 1 PDF

American Society of Nuclear Cardiology/Society for Nuclear Medicine and Molecular Imaging (ASNC/SNMMI) information statement on guidance and best practices for nuclear cardiology laboratories during COVID-19 pandemic can be found in J Nucl Cardiol 2020 May 15 early onlinefull-text

112 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan