Làm sao phát hiện sớm di chứng hậu Covid ở trẻ em?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Phạm Gia Hân - Bác sĩ Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Dù trẻ em là đối tượng chưa được tiêm vắc xin phòng Covid-19 phổ biến nhưng những biến chứng bệnh nặng thường ít gặp hơn so với người lớn. Tuy nhiên, dù có triệu chứng hay không có triệu chứng thì những di chứng hậu Covid ở trẻ em vẫn có thể xảy ra. Vậy làm thế nào để phát hiện sớm di chứng hậu Covid ở trẻ em?

1. Làm thế nào để phát hiện sớm trẻ bị hậu COVID-19?

Làm thế nào để phát hiện sớm trẻ bị hậu COVID-19 là cần tập trung vào các vấn đề về hô hấp. Bởi COVID-19 thường ảnh hưởng đến phổi nhất, các triệu chứng hậu covid ở trẻ em trên hệ hô hấp kéo dài không phải là hiếm gặp. Phần lớn trẻ bị đau ngực, ho và khó thở, nhất là khi gắng sức. Một số trẻ em bị hậu covid có thể kéo dài trong 3 tháng hoặc lâu hơn. Khi di chứng hậu covid ở trẻ em từ 6 tuổi trở lên kéo dài có thể cần đo chức năng hô hấp. Trẻ em có vấn đề về hô hấp do gắng sức mà không biến mất có thể cần kiểm tra tim để loại trừ các biến chứng như cục máu đông gây thuyên tắc phổi.

Bên cạnh đó, di chứng hậu covid ở trẻ em còn là các vấn đề về tim mạch. Viêm cơ tim - một chứng viêm xảy ra tại cơ tim, có thể phát triển sau nhiễm COVID-19 (và trong một số trường hợp cực kỳ hiếm, khi tiêm vắc-xin mRNA). Một nghiên cứu trên những trường hợp mắc hậu covid 19 ở trẻ em mới hồi phục sau COVID-19 cho thấy 60% trong số trẻ bị viêm cơ tim, bất kể các triệu chứng COVID nghiêm trọng như thế nào trong quá trình nhiễm trùng. Cha mẹ cần nghĩ tới khả năng viêm cơ tim, nếu trẻ than phiền về cảm giác đau ngực, khó thở, rối loạn nhịp tim và giảm khả năng gắng sức. Lúc này, trẻ em và thanh thiếu niên có các di chứng hậu covid trung bình hoặc nghiêm trọng trong vòng 6 tháng qua cần được kiểm tra kỹ lưỡng, bao gồm kiểm tra chức năng tim mạch, trước khi trở lại trường học hoặc các hoạt động thể thao.

Di chứng hậu covid ở trẻ em còn gây ảnh hưởng đến khả năng ngửi và nếm vị. Cứ 4 trẻ em và thanh thiếu niên từ 10 đến 19 tuổi thì có 1 trẻ em bị hậu covid gây thay đổi khứu giác và vị giác. Điều này có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến thói quen ăn uống và tâm trạng của trẻ. Hơn nữa, di chứng này cũng có thể ngăn cản trẻ tự nhận ra mùi vị nguy hiểm. Trong hầu hết các trường hợp, triệu chứng hậu covid ở trẻ em này thường biến mất sau vài tuần. Nếu không, trẻ có thể cần được kiểm tra hoặc giúp tập luyện lại những giác quan này.

Trong giai đoạn toàn phát, bệnh COVID-19 cấp tính ở trẻ nhỏ có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh và trong một số trường hợp hiếm gặp, dẫn đến đột quỵ hoặc viêm não. Chính vì thế, hậu covid 19 ở trẻ em có thể trải qua những thay đổi nhỏ về khả năng chú ý, lời nói, học tập ở trường, vận động và tâm trạng. Những đứa trẻ này cần được theo dõi với một chuyên gia phát triển thần kinh, một nhà trị liệu ngôn ngữ hay vật lý trong thời gian dài.

Ngược lại, di chứng hậu covid ở trẻ em lớn hơn trên thần kinh có thể là những mệt mỏi về tinh thần. Hiện tượng "sương mù não" - suy nghĩ, tập trung hoặc trí nhớ mờ nhạt - là những khó chịu thường xuyên ở trẻ thành niên đã mắc COVID-19. Cha mẹ có thể quan sát thấy con cái có vẻ đãng trí hoặc khó chú ý hơn. Trẻ có thể đọc chậm hơn và cần lặp lại nhiều hơn, ngắt quãng trong khi học. Cha mẹ hãy đảm bảo con được ngủ đủ giấc và giúp trẻ kiểm soát căng thẳng là những điều có thể làm để giảm trầm trọng thêm các triệu chứng này. Nếu tình trạng mệt mỏi về tinh thần sau COVID không cải thiện hoặc cản trở các hoạt động hàng ngày, trẻ cần phải đưa đi khám hậu covid.

Không chỉ tinh thần, khả năng thể chất cũng suy giảm, thường xuyên mệt mỏi ở những trẻ em bị hậu covid dù đã khỏi bệnh trước đó vài tháng. Sau khi nhiễm SARS-CoV-2, trẻ em và thanh thiếu niên có thể dễ mệt mỏi hơn và sức chịu đựng kém hơn, ngay cả khi hoàn toàn không có các triệu chứng về tim hoặc phổi do vi rút gây ra. May mắn là tình trạng này thường được cải thiện theo thời gian. Bác sĩ nhi khoa sẽ hướng dẫn trẻ về các bài tập tăng dần trong hoạt động thể chất.

Di chứng hậu covid ở trẻ em cuối cùng được phát hiện là hội chứng viêm đa hệ cơ quan. Di chứng này thường hiếm gặp, đã được quan sát thấy trong 2 đến 6 tuần sau khi nhiễm Covid. Việc chủng ngừa với hai liều Pfizer được báo cáo là có thể ngăn ngừa hội chứng viêm đa hệ cơ quan ở trẻ em từ 12 đến 18 tuổi. Ngoài ra, tất cả các bệnh nhi bị hội chứng viêm đa hệ cơ quan nặng cần được hỗ trợ y tế kéo dài, nhất là khi không được tiêm chủng. Do đó, nếu phát hiện thấy di chứng hậu covid ở trẻ em có triệu chứng như sốt mà không rõ nguyên nhân, hãy báo với bác sĩ nhi khoa sớm. Hội chứng viêm đa hệ cơ quan có thể trở nên tồi tệ hơn một cách nhanh chóng, trẻ sẽ cần phải nhập viện và thường là trong phòng chăm sóc đặc biệt.

2. Cần phải làm gì để đối phó với di chứng hậu covid ở trẻ em?

2.1. Tiêm phòng COVID-19

Tiêm chủng với các sản phẩm vắc xin COVID-19 đủ tiêu chuẩn theo tuổi được khuyến cáo cho tất cả trẻ em không có chống chỉ định. Việc chủng ngừa đầy đủ có thể thực hiện ngay sau khi kết thúc thời gian cách ly, trừ khi trẻ phải điều trị bằng kháng thể đơn dòng hoặc huyết tương. Các trường hợp này cần trì hoãn tiêm chủng ít nhất 90 ngày.

Mặt khác, việc tiêm chủng ở trẻ em bị hậu covid có tiền sử hội chứng viêm đa hệ cơ quan cũng cần cân nhắc trì hoãn cho đến khi trẻ khỏi bệnh, thường là ít nhất 90 ngày sau khi chẩn đoán.

2.2.Khuyến khích trẻ sớm trở lại cuộc sống hàng ngày

Bác sĩ nhi khoa yêu cầu cha mẹ tạo điều kiện hỗ trợ cần thiết để xây dựng điều kiện thuận lợi cho việc quay trở lại các hoạt động cuộc sống hàng ngày cho trẻ, bao gồm trở lại học tập, vui chơi và hoạt động xã hội.

Nếu trẻ em bị hậu covid với các triệu chứng liên tục kéo dài thì có thể cần được hỗ trợ thêm. Điều này có thể bao gồm việc dần dần trở lại trường học với thời gian tăng dần và làm quen với các hoạt động thể lực tùy theo khả năng chịu đựng của trẻ.

Ngoài ra, do các triệu chứng hậu covid ở trẻ em, trẻ cần bổ sung thời gian nghỉ ngơi cần thiết trong suốt ngày học. Đồng thời, để việc thu nạp kiến thức trên trường đạt hiệu quả, quá trình giám sát chặt chẽ và liên lạc bởi gia đình, nhà trường và bác sĩ nhi khoa cần được xây dựng thành mối liên kết bền chặt để đánh giá sự tiến bộ của trẻ hay đưa ra các điều chỉnh khi cần thiết.

Mặt khác, trẻ em và thanh thiếu niên bị di chứng covid phải được hỗ trợ học bù trong thời gian bị bệnh cấp tính, tránh trường hợp trách phạt học sinh vì các triệu chứng liên tục ảnh hưởng đến việc học và hoàn thành bài tập của trẻ.

Cha mẹ và thầy cô cũng cần quan tâm đến vấn đề trẻ em và thanh thiếu niên, cần thiết lập lại kết nối với bạn bè, người đồng trang lứa trong một môi trường hỗ trợ sự phát triển và hạnh phúc tổng thể của trẻ em bị hậu covid.

2.3. Quay lại hoạt động thể thao hoặc thể chất

Tất cả trẻ em bị hậu covid mức độ nặng cần được thăm khám sức khỏe toàn diện trước khi quay trở lại hoạt động thể chất. Trong đó phải có bước kiểm tra tim mạch với điện tâm đồ để hướng dẫn tập luyện thể thao.

Tóm lại, hậu covid 19 ở trẻ em là một thuật ngữ chung bao gồm các triệu chứng sức khỏe thể chất và tinh thần mà một số trẻ gặp phải sau khi nhiễm bệnh. Trong 4 đến 12 tuần đầu tiên sau khi bị bệnh, trẻ em bị hậu covid cần được hướng dẫn các phương pháp tiếp cận lối sống lành mạnh để giúp cải thiện nhanh các triệu chứng. Tuy nhiên, nếu triệu chứng hậu covid ở trẻ em kéo dài hơn 3 tháng và làm giảm hoạt động sống thường ngày của trẻ, cha mẹ cần đưa con đi thăm khám, đôi khi cần thực hiện các xét nghiệm bổ sung, để lập kế hoạch điều trị thích hợp, tránh để lại di chứng lâu dài cho trong quá trình phát triển của trẻ về lâu dài.

Biến chứng hậu COVID-19 tồn tại ở mỗi người khác nhau nhưng có thể kéo dài nhiều tuần hoặc nhiều tháng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. Bệnh nhân khi thăm khám sớm có thể kịp thời phát hiện và điều trị di chứng do SARS-CoV-2 gây ra, nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường, khỏe mạnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthychildren.org, bmj.com/, cdc.gov, careplusvn.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan