Miễn dịch cộng đồng và COVID-19

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Lê Thị Thanh Thủy - Bác sĩ Kiểm soát nhiễm khuẩn, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Tạo miễn dịch cộng đồng bằng cách lây truyền tự nhiên không phải là chiến lược và lựa chọn đúng đắn đối với bệnh COVID-19. Miễn dịch cộng động không thể áp dụng đối với tất cả bệnh tật, mà chỉ có hiệu quả với các bệnh có tính lây truyền cao, có nghĩa là truyền từ người này sang người khác.

1.Miễn dịch cộng đồng

Miễn dịch cộng đồng (Community immunity/herd immunity) là một hình thức bảo vệ gián tiếp cộng đồng trước bệnh truyền nhiễm khi có một tỷ lệ lớn dân cư có miễn dịch với loại vi sinh vật lây nhiễm.

Khi một số lượng nhất định dân số có miễn dịch, chu trình lây nhiễm dễ bị phá vỡ, làm cho sự lây lan của bệnh dừng hoặc chậm lại, nguy cơ những người không có miễn dịch tiếp xúc phơi nhiễm với nguồn lây càng nhỏ.

Có thể tạo miễn dịch cá thể thông qua sự lây nhiễm tự nhiên hay bằng cách nhân tạo như tiêm chủng. Một số cá nhân không thể phát triển khả năng miễn dịch sau khi tiêm chủng hoặc lý do y tế không thể tiêm chủng (ví dụ: trẻ sơ sinh quá nhỏ). Khi có một số lượng lớn dân cư trong cộng đồng có miễn dịch thì đó là hàng rào bảo vệ cho số ít đối tượng không có miễn dịch.

2.Miễn dịch cộng đồng tự nhiên với COVID-19 và gánh nặng của COVID-19

Miễn dịch cộng đồng tự nhiên với COVID-19 và gánh nặng của COVID-19
Miễn dịch cộng đồng tự nhiên với COVID-19 và gánh nặng của COVID-19

Tuy nhiên, vào tháng 3/2020, khi nước Ý có 300.000 người mắc COVID-19 đã tạo gánh nặng cho hệ thống y tế của nước này, đặc biệt vùng tâm dịch như Lombardy. Thiếu máy thở, thiếu giường bệnh hồi sức đã khiến các bác sĩ và điều dưỡng Ý phải đưa ra “lựa chọn khó khăn” để tập trung cho người bệnh có cơ hội phục hồi cao hơn.

Tháng 5/2020, khoảng 0,5% dân số Mỹ nhiễm COVID-19, các bệnh viện Hoa Kỳ đã báo cáo trình trạng thiếu phương tiện quan trong chăm sóc người bệnh nặng bao gồm máy thở và phương tiện phòng hộ cho nhân viên y tế. Số lượng người mắc bệnh tăng nhanh và chuỗi cung ứng toàn cầu bị cắt đứt do đại dịch COVID-19 là những nguyên nhân tạo nên gánh nặng cho các cơ sở y tế.

Ngoài ra, tổ chức Unicef ước tính sẽ có thêm 6.000 trẻ em có nguy cơ tử vong mỗi ngày từ các nguyên nhân có thể phòng tránh được trong 6 tháng tới, khi đại dịch COVID-19 tiếp tục đặt gánh nặng lên hệ thống y tế và gián đoạn các dịch vụ khác.

3.Kháng thể kháng SARS-CoV-2

Kháng thể kháng SARS-CoV-2
Kháng thể kháng SARS-CoV-2

Kháng thể và mức độ bền vững của kháng thể cũng ảnh hưởng đến miễn dịch cộng đồng. Khả năng miễn dịch lâu dài của COVID-19 vẫn đang là vấn đề nghi vấn. Các nghiên cứu ban đầu cho thấy kháng thể kháng SARS-CoV-2 không kéo dài như đối với các chủng corona khác.

Kháng thể IgG trên người bệnh nhiễm SARS-CoV-1 tăng cao sau 4 tuần nhiễm bệnh và duy trì trong 2 năm. Kháng thể kháng MERS-CoV kéo dài trong 6 tháng.

Đối với SARS-CoV-2, một nghiên cứu của Anh phát hiện ra rằng các kháng thể chống lại virus này có thể bắt đầu giảm trong khoảng thời gian từ 20 đến 30 ngày sau khi khởi phát các triệu chứng mắc COVID-19.

Một nghiên cứu của Trung Quốc cho thấy mức độ kháng thể ở những bệnh nhân đã khỏi bệnh COVID-19 giảm mạnh trong vòng hai đến ba tháng sau khi mắc bệnh. Nếu khả năng miễn dịch tự nhiên chỉ tồn tại trong thời gian ngắn sẽ không đủ ổn định để bảo vệ cộng đồng.

Tóm lại, miễn dịch tự nhiên không bền vững và gánh nặng y tế do COVID-19 gây ra là những lý do không thể tạo miễn dịch cộng đồng tự nhiên đối SARS-CoV-2. Vì vậy, các nhà khoa học đang đẩy nhanh công cuộc tìm kiếm vắc-xin để nhằm kiểm soát đại dịch COVID-19 một cách chủ động và an toàn hơn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: nbtv.vn, ecdc.europa.eu, unicef.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

951 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan