Những thông tin cần nắm rõ về Astrazeneca CoV 19th Vaccine

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Lê Trang - Dược sĩ lâm sàng - Khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Vaccin (tên gọi trong các thử nghiệm là AZD1222) của Astrazeneca do trường đại học Oxford của UK nghiên cứu và phát triển từ tháng 4/2020 với các thử nghiệm lâm sàng tại Anh, Brazil, Nam Phi trên người tình nguyện khỏe mạnh và sau đó mở rộng trên nhân viên y tế là những người có nguy cơ phơi nhiễm với CoV trên 18 tuổi.

1. Cơ chế tác dụng - nguồn gốc

Vaccin covid 19 Astrazeneca sử dụng vector virus (hay còn gọi là virus trung gian) để tạo ra miễn dịch chống lại virus Sars – CoV 2. Vector virus này là một loại virus thuộc nhóm adenovirus, không có khả năng sao chép được lấy từ loài tinh tinh (chimpanzee), không phải là virus Sars – CoV -2, không gây bệnh, vector này mang gene mã hóa cho một loại protein gai chỉ có trên bề mặt của virus Sars – CoV -2. Khi được đưa vào cơ thể người, vector virus sử dụng gene này để tạo ra protein gai, từ đó kích hoạt hệ miễn dịch của cơ thể sinh kháng thể và đáp ứng miễn dịch.

Khác với vaccin của Pfizer hay Moderna, là những phân tử nhờ công nghệ nano mà có khả năng mang trực tiếp mRNA mã hóa cho protein gai của Sars – CoV -2. Khi vào cơ thể sẽ kích thích tạo protein gai từ đó tạo đáp ứng miễn dịch. Tuy nhiên, mRNA dễ biến tính, do đó cần được bảo quản nhiệt độ âm 20 độ C, trong khi vaccin của Astrazeneca có thể bảo quản 2-8 độ C.

2. Hiệu quả về Astrazeneca CoV 19th Vaccine

Những phân tích sơ bộ thông qua dữ liệu nghiên cứu phase 1 đến 3 chỉ ra rằng:

  • Chế độ liều nửa liều, sau đó 1 liều cách liều đầu 28 ngày (nghiên cứu trên 2741 người) cho hiệu quả 90% (đánh giá sau hơn 14 ngày tiêm liều thứ 2). Chế độ 2 liều đầy đủ cách nhau 28 ngày (nghiên cứu trên 8895 người) cho hiệu quả 62% (cũng đánh giá sau hơn 14 ngày tiêm liều thứ 2).
  • Các dữ liệu đang tiếp tục được tổng kết, hiệu quả vaccin có thể tăng lên khi kéo dài thời gian giữa 2 liều vaccin, tuy nhiên dữ liệu số lượng bệnh nhân còn rất ít chưa đủ để đưa ra kết luận.
  • Hiện tại có nhiều biến của virus SARs – CoV-2 xuất hiện trong quá trình điều trị, nghiên cứu trên nhóm bệnh nhân UK, vaccin của Astrazeneca có hiệu quả trên biến thể B.1.1.7. Tuy nhiên chưa chứng minh được hiểu quả trên biến thể B1.351 phát hiện trên bệnh nhân Nam Phi và P.1 phát hiện trên bệnh nhân Brazil.
  • Vaccin covid 19 astrazeneca được nghiên cứu cho người 18-64 tuổi, bao gồm cả những người có bệnh mắc kèm như béo phì, bệnh lý tim mạch, tiểu đường, hô hấp. Với nhóm trên 65 tuổi, dữ liệu nghiên cứu ít, tuy nhiên WHO/EMA vẫn khuyến cáo có thể sử dụng
Astrazeneca CoV 19th Vaccine
Astrazeneca CoV 19th Vaccine đem lại hiệu quả cao trong phòng chống virus Sars – CoV -2

3. Độ an toàn của Astrazeneca CoV 19th Vaccine

Chưa có bằng chứng về phản ứng dị ứng hay phản vệ nghiêm trọng. Hoãn tiêm vaccin nếu có bệnh lý sốt cấp tính (trên 38,5 độ C).

Một số phản ứng tại chỗ được ghi nhận: đau, sưng đỏ tại chỗ tiêm. Ngoài ra, những phản ứng toàn thân như mệt mỏi, đau đầu, đau cơ xảy ra ở hầu hết bệnh nhân. Các phản ứng đều mất đi sau vài ngày. Một số phản ứng hiếm gặp đã được ghi nhận như ngứa, giảm vị giác, đau cột sống.

4. Khuyến cáo cơ quan quản lý dược phẩm Châu u EMA

Theo khuyến cáo 2 liều (0,5ml) tiêm bắp cách nhau ít nhất 4 tuần, có thể lên đến 12 tuần cho người trên 18 tuổi. Sau khi tiêm 2 liều, kháng thể bắt đầu xuất hiện sau ít nhất 14 ngày, thường đạt đỉnh sau 28 ngày. Chưa có dữ liệu nghiên cứu về việc tiêm thêm liều thứ 3, sau khi tiêm đầy đủ 2 liều nếu không đảm bảo hiệu lực sinh kháng thể.

Trên đây là những thông tin về Astrazeneca CoV 19th Vaccine, bạn có thể tham khảo để biết thêm những kiến thức bổ ích về loại vacxin này.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

538 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan