Rối loạn kinh nguyệt hậu covid

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Phạm Thị Mai Nhung - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Sau nhiễm SARS-COV-2 và đã được xác định khỏi bệnh một thời gian, người bệnh lại xuất hiện các biểu hiện bất thường khác và được gọi với khái niệm hội chứng hậu COVID. Một vấn đề trong số đó được nhiều chị em thắc mắc là rối loạn kinh nguyệt hậu COVID.

1. Hậu COVID là gì?

Mặc dù đa số bệnh nhân COVID-19 là không triệu chứng hoặc chỉ có biểu hiện nhẹ sẽ nhanh chóng hồi phục trong thời gian ngắn kể từ khi nhiễm virus. Tuy nhiên một số trường hợp dù đã khỏi bệnh lại gặp phải các triệu chứng của hội chứng hậu COVID. Những biểu hiện bất thường hậu COVID có thể là một triệu chứng mới hoàn toàn (trong lúc mắc bệnh không có), tái phát hoặc tiếp diễn các triệu chứng của giai đoạn cấp tính trong thời gian ít nhất 4 tuần kể từ thời điểm lây nhiễm virus SARS-COV-2 lần đầu tiên. Thậm chí có rất nhiều trường hợp dù mắc COVID-19 mức độ nhẹ, không triệu chứng lại gặp nhiều vấn đề, triệu chứng bất thường ở giai đoạn hậu nhiễm virus. Cần lưu ý là các triệu chứng của hội chứng hậu COVID có thể rất đa dạng, người bệnh có thể chỉ có 1 dấu hiệu hoặc kết hợp nhiều dấu hiệu bất thường cùng lúc.

Khái niệm hội chứng hậu COVID còn được biết đến với các tên gọi khác nhau như di chứng COVID, hội chứng COVID kéo dài, COVID-19 hậu cấp tính, tác động lâu dài của COVID hoặc COVID mãn tính. Các chuyên gia trên toàn thế giới đang nỗ lực nghiên cứu và tìm hiểu về cơ chế gây ra các ảnh hưởng ngắn hạn lẫn dài hạn đối với sức khỏe của SARS-COV-2, đồng thời nghiên cứu các biện pháp can thiệp điều trị.

Theo thống kê, những biểu hiện của hội chứng hậu COVID mà người bệnh thường gặp bao gồm:

  • Bất thường hô hấp gây khó thở hoặc thở hụt hơi;
  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi hay chóng mặt;
  • Các biểu hiện bất thường xuất hiện hoặc trầm trọng hơn sau các hoạt động gắng sức cả về thể chất lẫn tinh thần hay còn gọi là tình trạng khó chịu khi gắng sức;
  • Rối loạn trí nhớ hay suy giảm khả năng tập trung (còn được gọi với khái niệm "sương mù não");
  • Ho kéo dài;
  • Đau tức ngực hoặc đau dạ dày;
  • Đau đầu
  • Tim đập nhanh, đập thình thịch hoặc đánh trống ngực;
  • Đau cơ hay khớp;
  • Cảm giác tê bì râm ran;
  • Tiêu chảy;
  • Biểu hiện của rối loạn giấc ngủ;
  • Sốt;
  • Choáng váng, chóng mặt khi đứng dậy;
  • Phát ban ngoài da;
  • Thay đổi tâm trạng;
  • Vị giác và/hoặc khứu giác thay đổi;
  • Rối loạn kinh nguyệt do COVID.

2. Rối loạn kinh nguyệt hậu COVID do đâu?

Người bệnh COVID rối loạn kinh nguyệt tương đối thường gặp, tuy nhiên rối loạn kinh nguyệt không phải là một vấn đề phổ biến của hội chứng hậu COVID.

Mặc dù hiếm gặp nhưng rối loạn kinh nguyệt hậu COVID vẫn được ghi nhận trong các báo cáo trên khắp thế giới. Tình trạng rối loạn kinh nguyệt do COVID có thể phân chia làm 2 dạng phổ biến là rong kinh (cường kinh) hoặc vô kinh (thiếu kinh). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này được cho là do virus SARS-COV-2 gây rối loạn đông máu, từ đó ảnh hưởng đến kinh nguyệt nữ giới. Kèm theo đó, những rối loạn tâm lý như lo lắng, sợ bệnh hoặc khi cơ thể suy nhược do thiếu dinh dưỡng cũng có thể dẫn đến rối loạn kinh nguyệt hậu COVID.

Tuy nhiên, chị em có chu kỳ kinh nguyệt thay đổi cần phải loại trừ các bệnh lý sản phụ khoa hay nguyên nhân khác trước khi nghĩ đến do ảnh hưởng của virus SARS-COV-2. Các bệnh lý thường gặp có thể làm kỳ kinh thay đổi bao gồm:

3. Cần làm gì khi rối loạn kinh nguyệt do COVID?

Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt hậu COVID cần phải được thăm khám, tầm soát bởi bác sĩ chuyên khoa, qua đó tìm các biện pháp điều trị phù hợp bằng các loại thuốc tây. Bên cạnh đó, người bệnh có thể kết hợp các biện pháp điều trị Y học cổ truyền với ưu điểm vừa an toàn vừa mang lại hiệu quả lâu dài. Sau đây là một số bài thuốc Y học cổ truyền có thể mang lại hiệu quả trong điều trị rối loạn kinh nguyệt hậu COVID:

3.1. Bài thuốc bổ huyết trị rối loạn kinh nguyệt hậu COVID

Sau giai đoạn nhiễm virus SARS-COV-2 cấp tính, nhiều trường hợp nữ giới bị suy nhược cơ thể, gây mệt mỏi kèm biểu hiện thiếu kinh hoặc vô kinh. Do đó, việc áp dụng các bài thuốc “bổ huyết, ích khí” sẽ giúp nâng cao thể trạng, đồng thời hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt.

3.2. Bài thuốc thông khí, hoạt huyết trị rối loạn kinh nguyệt do COVID

Covid-19 có thể dẫn đến tình trạng rối loạn đông máu, tắc trở lưu thông khí huyết và gây mất kinh hoặc rong kinh. Do đó, các bài thuốc Đông Y có tác dụng “phá ứ” sẽ hỗ trợ chống đông máu và lưu thông khí huyết.

3.3. Bài thuốc điều khí trị rối loạn kinh nguyệt hậu COVID

Giai đoạn hậu COVID-19 ảnh hưởng đến tâm lý, khiến người dù đã hết bệnh vẫn ở trạng thái hay lo lắng, ưu phiền và thay đổi tâm trạng. Có thể áp dụng các bài thuốc “điều khí” giúp hỗ trợ điều hòa khí huyết, hỗ trợ phục hồi sự cân bằng cho cơ thể và điều trị rối loạn kinh nguyệt hiệu quả.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

56K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan