Rối loạn trí nhớ hậu COVID-19

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Võ Hà Băng Sương - Bác sĩ Nội tổng quát - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Các vấn đề hậu COVID-19 đang được nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây. Hội chứng này bao gồm những triệu chứng mà người bệnh nhiễm virus Corona vẫn tiếp tục có mặc dù đã có có test âm tính trở lại. Một trong các triệu chứng là hiện tượng suy giảm trí nhớ và khó tập trung.

1. Hội chứng hậu COVID-19 là gì?

Một số nghiên cứu cho thấy những người bị COVID-19 nhẹ thường hồi phục trong vòng 1-2 tuần kể từ khi nhiễm ban đầu. Đối với các trường hợp mắc COVID-19 nặng, quá trình hồi phục có thể mất 6 tuần hoặc lâu hơn. Hậu COVID-19 cấp tính là các triệu chứng kéo dài hơn 3 tuần kể từ khi có xét nghiệm dương tính. Hậu COVID mãn tính là các triệu chứng kéo dài hơn 12 tuần kể từ khi khởi phát.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một số người có thể bị ảnh hưởng lâu dài của COVID-19, cho dù tình trạng bệnh khi nhiễm COVID nặng hay nhẹ. Những tác động lâu dài này có thể là mệt mỏi, các triệu chứng hô hấp và các triệu chứng thần kinh.

Một số nghiên cứu quy mô lớn cho thấy, sau nhiễm COVID-19, bệnh nhân có thể tiếp tục có các triệu chứng trong 6 tháng. Rối loạn chức năng nhận thức là một trong 3 triệu chứng thường gặp nhất, cùng với mệt mỏi và khó thở.

Sương mù não là một trong những triệu chứng phổ biến nhất ở những người bị rối loạn chức năng nhận thức sau khi mắc COVID-19.

2. Suy giảm trí nhớ, khó tập trung hậu COVID là gì?

Nhiều người nhiễm SARS-CoV-2 than phiền mặc dù đã âm tính nhưng họ vẫn có một số vấn đề liên quan đến trí nhớ và khả năng tập trung. Nhiều người nói rằng dù đã rất cố gắng nhưng vẫn khó tập trung làm việc, hay quên nhiều thứ hoặc không thể hiểu đầy đủ những vấn đề người khác đang nói. Những biểu hiện này có thể liên quan đến tình trạng suy giảm trí nhớkhó tập trung hậu COVID do hiện tượng sương mù não (Brain Fog) hoặc rối loạn chức năng nhận thức.

Chứng sương mù não - tức là bạn thấy mình suy nghĩ chậm chạp hoặc uể oải. Vấn đề này có thể gặp ở nhiều người - khi mất ngủ hoặc cảm thấy không khỏe, hoặc do tác dụng phụ của thuốc gây buồn ngủ. Sương mù não cũng có thể xảy ra sau khi hóa trị hoặc trải qua một chấn động nào đó.

Những người bị COVID thần kinh thường phàn nàn về chứng sương mù não - biểu hiện của họ là không thể suy nghĩ rõ ràng như bình thường.

Điều mới nhất mà chúng ta hiểu về sương mù não là sự mất khả năng điều hành. Đây là một triệu chứng có liên quan đến sự lo lắng cũng như nhiều triệu chứng về hô hấp và tim mạch của COVID kéo dài, chẳng hạn như khó thở, đánh trống ngực và chóng mặt.

Phần lớn trường hợp chỉ rối loạn trí nhớ hậu COVID thời gian ngắn. Chỉ có một số ít than phiền suy giảm trí nhớ diễn ra trong nhiều tháng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Rối loạn trí nhớ hậu COVID có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống ở nhiều mức độ khác nhau. Do đó, dù đã âm tính, bạn vẫn phải có biện pháp bảo vệ não bộ khỏi ảnh hưởng của virus. Nếu có các biểu hiện bất thường như suy giảm trí nhớ, khó tập trung hậu COVID, người bệnh hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa thần kinh để được can thiệp kịp thời, phù hợp.

3. Ai có nguy cơ mắc bệnh rối loạn thần kinh hậu COVID?

Sau nhiễm COVID-19, bệnh nhân có biểu hiện của các dạng rối loạn thần kinh khác nhau. Các khảo sát cho thấy có 2 nhóm bị tác động :

  • Nhóm đầu tiên: Gồm những người trẻ tuổi bị bệnh hô hấp nặng trong giai đoạn cấp tính. Theo thời gian, các triệu chứng thần kinh sẽ có xu hướng cải thiện.
  • Nhóm thứ hai: Ở những người trên 60 tuổi, ở họ phát triển một hội chứng "giống như mất trí nhớ". Nhóm này thực tế là đáng lo ngại hơn.

4. Cơ chế tác động thần kinh của COVID-19?

Nhiều giả thuyết đưa ra giải thích con đường tác động của COVID -19 đối với hệ thần kinh. Những giải thích chung chung bao gồm mệt mỏi sau khi ốm. Tuy nhiên, chúng ta không tìm thấy những thay đổi trên điện não đồ, MRI sọ não của những người đã nhiễm SARS-CoV-2.

Cơ chế giải thích được quan tâm nhất là:

  • Rối loạn chức năng nhận thức do tình trạng tăng đông dẫn đến hình thành các cục máu đông rất nhỏ. Tuy không gây nên các triệu chứng rõ ràng trên lâm sàng, nhưng vẫn có tác động làm tổn thương não, đặc biệt khi nồng độ oxy thấp trong giai đoạn cấp tính của bệnh. Tuy nhiên, mặc dù điều này có thể góp phần vào nguy cơ, vẫn không giải thích được bản chất sự việc và suy yếu của dần các triệu chứng hay các dấu hiệu đang diễn ra của chứng suy giảm trí nhớ.
  • Giả thuyết thứ 2 được quan tâm là sự lây nhiễm trực tiếp của não với virus, Phản ứng viêm gây nên các rối loạn chức năng dẫn truyền xung thần kinh và làm mất cân bằng các chất trung gian hóa học tương tự như quá trình bệnh lý xảy ra trong bệnh Alzheimer.
  • Giả thuyết về đáp ứng miễn dịch rầm rộ của cơ thể với Covid 19 (bão Cytokin) dẫn đến các tác động lên thần kinh.

Cho đến nay, các cơ chế vẫn chưa được giải thích một cách rõ ràng. Tuy vậy, người ta vẫn chấp nhận cách giải thích: COVID-19 ảnh hưởng lên não, ảnh hưởng đến trí nhớ, sự tập trung của bệnh nhân sau khi đã âm tính là điều có thể gặp với bất kỳ ai.

5. Làm gì khi suy giảm trí nhớ, khó tập trung hậu COVID

4.1. Kiểm tra hormone tuyến giáp và nồng độ vitamin B12

Theo các chuyên gia, người bệnh COVID-19 sau khi dã khỏi bệnh mà có các vấn đề về trí nhớ hay khả năng tập trung hãy kiểm tra nồng độ hormon tuyến giáp và vitamin B12 trong máu. Nếu có bất thường thì cần điều trị và đưa các chỉ số về bình thường. Bên cạnh đó, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống tăng cường nhiều loại trái cây, rau xanh và sữa vì lượng chất chống oxy hóa và dưỡng chất trong các thực phẩm này có tác dụng duy trì chức năng não bộ.

4.2. Ăn uống điều độ, đảm bảo giấc ngủ

Việc người bệnh cần làm là duy trì thói quen ăn uống khoa học, điều độ, đồng thời chú ý đến giấc ngủ sau khi khỏi COVID-19. Nếu hiện tượng suy giảm trí nhớkhó tập trung hậu COVID gây tác động đáng kể, đồng thời khi chụp MRI sọ não có bất thường, người bệnh có thể áp dụng liệu pháp miễn dịch với steroid và IVIG (globulin miễn dịch) để cải thiện tình hình.

4.3. Kiểm soát stress, căng thẳng

COVID-19 có thể ảnh hưởng đáng kể đến các chất trung gian hóa học của quá trình dẫn truyền tín hiệu thần kinh não bộ. Do đó, dù đã khỏi bệnh, bạn vẫn ở trạng thái lo lắng, rối loạn giấc ngủ hoặc rối loạn các chất dẫn truyền trí nhớ. Theo các chuyên gia, điều này có thể trực tiếp tác động làm rối loạn trí nhớ, chứng hay quên, rối loạn khả năng nhận thức và khó tập trung hậu COVID-19. Để cải thiện, người bệnh cần hạn chế những suy nghĩ tiêu cực về bệnh tật, bởi điều này cũng là một yếu tố làm tiêu hao chất dẫn truyền của não. Thay vào đó, bạn hãy ưu tiên cho những việc quan trọng hơn, điều trị rối loạn lo âu, bổ sung thuốc bổ cho người suy nhược với mục đích cuối cùng là cải thiện chức năng não vốn đã rối loạn do căng thẳng.

Ngoài ra, người suy giảm trí nhớ hay khó tập trung hậu COVID có thể thư giãn bằng cách các hình thức giải trí, vận động lành mạnh để trẻ hóa và bảo vệ chức năng não bộ khỏi các stress.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan