Vì sao dịch do Coronavirus chưa phải đại dịch toàn cầu?

Bài dịch và tổng hợp bởi Tiến sĩ Đào Thị Mai Lan - Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ Gen Vinmec

Có nhiều mức độ cảnh báo khác nhau về dịch bệnh, dựa trên mức độ lây lan và tần số xuất hiện trong cộng đồng. Dịch bệnh (epidemic) được hiểu là sự tăng số lượng ca bệnh một cách đột ngột, đại dịch (pandemic) được hiểu là khi dịch bệnh lan ra nhiều quốc gia hay lục địa khác, có ảnh hưởng lớn tới nhiều người. WHO hiện vẫn chưa công bố COVID-19 là đại dịch, tuy nhiên điều này có thể thay đổi trong tương lai .

Trong vài tháng gần đây chúng ta đã và đang chứng kiến cuộc khủng hoảng COVID-19 tại nhiều quốc gia trên khắp thế giới, tuy nhiên theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) thì vẫn còn sớm để công bố rằng COVID-19 là đại dịch toàn cầu.

1. Phân chia mức độ dịch bệnh

Theo phân loại của CDC, có các mức độ khác nhau của bệnh, được phân chia theo khả năng lan rộng và tần số xuất hiện trong cộng đồng.

Mức độ đầu tiên là bệnh đặc hữu (endemic) khi mà bệnh xuất hiện, hiện hữu và thường lây lan trong một quần thể người tại địa phương nhỏ.

Mức thứ hai là dịch bệnh (epidemic) khi có sự gia tăng đột ngột về số lượng ca bệnh trên mức bệnh đặc hữu (endemic) tại địa phương và hình thành vùng dịch.

Mức cuối cùng là đại dịch (pandemic) là khi dịch bệnh (epidemic) lan rộng ra nhiều nước và lục địa khác gây ảnh hưởng tới một số lượng lớn người.

Bản đồ corona
Dịch bệnh do corona virus lây lan trên 30 quốc gia khác nhau

2. Bệnh từ nguồn thông thường hay nguồn dịch lan truyền?

CDC còn phân chia dịch bệnh theo nguồn phát sinh là từ nguồn thông thường hay nguồn dịch lan truyền. Dịch bệnh có thể bắt đầu từ một nguồn thông thường ví dụ như một nhóm người bị ngộ độc khi cùng ăn tại một nhà hàng. Nguồn dịch lan truyền khi mà bệnh lây truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc hoặc dùng chung đồ.

Theo ý kiến của Dr. Carl Fichtenbaum - Khoa bệnh truyền nhiễm Trường Đại học Y Cincinnati thì không thể gọi là đại dịch khi có một người đã từng ở vùng dịch bị nhiễm COVID-19 khi trở về nhà. Chỉ có thể xem xét là đại dịch khi các quốc gia có sự lây lan bệnh từ người này sang người khác.

Các bệnh nhân tại một bệnh viện dã chiến ở Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc)
Các bệnh nhân tại một bệnh viện dã chiến ở Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc)

3. Đại dịch gần đây nhất là cúm H1N1 năm 2009

Theo báo cáo ngày 25/02/2020 đã có 79,553 người nhiễm, khoảng 2,628 ca tử vong trên tổng số 29 quốc gia. Tuy nhiên WHO cần phân tích số liệu từ các cơ sở y tế trên toàn cầu trước khi công bố COVID-19 là đại dịch. Đại dịch gần đây nhất là dịch cúm H1N1 năm 2009 hay các đại dịch khác như SARS, MERS hay Ebola được đánh giá là đại dịch do khác về mức độ nghiêm trọng, số lượng ca bệnh và tỷ lệ tử vong.

4. Những bệnh mới xuất hiện không lường trước để lại những hậu quả nghiêm trọng

Chỉ trong vòng hơn 100 năm trở lại đây dòng virus H1N1 nguy hiểm đã lan rộng ra toàn thế giới. Đại dịch lớn cúm Tây Ba Nha năm 1918 đã lây nhiễm cho 25% -30% dân số thế giới và có khoảng 40 triệu người chết. Do đó chúng ta cần phải thận trọng, thực hiện nghiêm túc các khuyến cáo để sẵn sàng đối phó với COVID-19.

Dịch cúm
Đại dịch cúm Tây Ba Nha năm 1918

5. Điều gì có thể xảy ra trong tình huống đại dịch?

Chính quyền cần phải có phương án chuẩn bị sẵn sàng đối phó với dịch bệnh tại mỗi cơ sở y tế ở các thành phố, bao gồm:

  • Chuẩn bị khu chăm sóc người bệnh bị nhiễm virus
  • Thực hiện xét nghiệm cho người nghi ngờ
  • Xác định các tiêu chí sẽ sử dụng để quyết định hành động tiếp theo

Lời kết

Đại dịch được mô tả là liên quan đến việc người dân địa phương lây truyền bệnh cho một số lượng lớn người trong cộng đồng. Hiện nay CDC vẫn chưa xác định COVID-19 đủ tiêu chuẩn để xếp vào đại dịch. Tuy nhiên vấn đề này phụ thuộc vào thời gian, quyết định này có thể thay đổi trong tương lai.

Nguồn dịch: Heathline

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan