Điều trị bệnh sa bàng quang

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Ngoại tiết niệu - Khoa Ngoại Tổng hợp & Gây mê - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Sa bàng quang là do phần dưới của bàng quang tụt qua lỗ cơ quan sinh dục ngoài, đẩy thành trước của âm đạo ra ngoài âm hộ. Hiện tượng này gây cảm giác nặng tức chèn đẩy âm đạo hoặc còn theo các rối loạn về đường tiểu tiện, không giữ được nước tiểu khi gắng sức.

1. Nguyên nhân gây sa bàng quang

Sa bàng quang là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh đẻ, đặc biệt là những phụ nữ mang thai nhiều lần, khó sinh hoặc sinh đẻ ở âm đạo. Những phụ nữ bị sa bàng quang gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Sa bàng quang xảy ra khi mô hỗ trợ giữa bàng quang và thành âm đạo bị suy yếu và kéo dãn làm cho bàng quang lồi vào âm đạo. Sự căng các cơ hỗ trợ vùng chậu có thể dẫn đến sa bàng quang. Nó thường xảy ra trong quá trình sinh đẻ, bị táo bón mãn tính, ho dữ dội hoặc nặng nề. Chứng sa bàng quang cũng có xu hướng gây ra các vấn đề sau mãn kinh khi nồng độ estrogen suy giảm.

Sa bàng quang có thể bị gây ra bởi một số nguyên nhân dưới đây:

  • Nhóm cơ nâng đỡ các cơ quan trong tiểu khung yếu.
  • Chuyển dạ và sinh đẻ nhiều lần
  • Cắt tử cung
  • Hoạt động thể chất mạnh mẽ bao gồm nâng vật nặng
  • Lão hóa và giảm nội tiết tố estrogen
  • Tuổi tác, nhất là với phụ nữ thường xuyên phải làm việc nặng.

Thừa cân hoặc béo phì cũng có thể dẫn đến sa bàng quang do trọng lượng thừa tăng thêm áp lực lên các nhóm cơ sàn chậu.

Kinh nguyệt ra ít sau khi sinh con
Chuyển dạ và sinh đẻ nhiều lần có thể là nguyên nhân gây sa bàng quang

2. Điều trị

Việc điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh cho dù bạn có mắc phải tình trạng liên quan nào ( ví dụ như sa tử cung).

Những trường hợp nhẹ hoặc không có triệu chứng rõ ràng thường không cần điều trị. Bạn có thể chọn cách chờ đợi và theo dõi, thỉnh thoảng đi khám bác sĩ để xem tình trạng có tệ hơn không, bên cạnh đó áp dụng các biện pháp tự chăm sóc như thực hiện các bài tập tăng cường cơ sàn chậu.

2.1.Tập Kegel

Bài tập này được thực hiện bằng cách kéo căng cơ sàn chậu ( giống như khi ngưng tiểu), giữ trong một khoảng thời gian nhất định rồi thả lỏng hoàn toàn. Bạn có thể thường xuyên tập luyện để tăng cường cơ bắp, vì bài tập này không cần dụng cụ đặc biệt và có thể thực hiện ở bất cứ nơi nào ( kể cả trong lúc xếp hàng chờ, ngồi tại bàn làm việc hoặc thư giãn trên ghế nệm. Trong một số trường hợp nhẹ, bài tập này có thể giúp cho bàng quang bớt sa xuống sâu hơn. Cách thực hiện bài tập Kegel như sau:

  • Kéo căng, hoặc co cơ sàn chậu. Đây là nhóm cơ dùng để ngưng dòng tiểu khi đang bài tiết.
  • Siết cơ khoảng 5 giây, sau đó thả lỏng khoảng năm giây.
  • Tăng dần thời gian lên 10 giây/lần.
  • Mục tiêu là thực hiện từ 3-4 lần tập với mỗi lần bao gồm 10 động tác lặp lại.

2.2 Sử dụng vòng nâng âm đạo

Loại vòng này có kích thước nhỏ, làm bằng chất liệu nhựa hoặc silicon được đưa vào bên trong âm đạo nhằm giữ cố định vị trí bàng quang ( và các bộ phận khác trong khung chậu). Một số loại được thiết kế để bạn tự đặt vào âm đạo, một số khác cần được chuyên viên y tế đặt. Vòng nâng âm đạo có nhiều hình dạng và kích thước để bác sĩ lựa chọn vòng phù hợp nhất với bệnh nhân.

Vòng nâng âm đạo có thể gây ra khó chịu, và một số phụ nữ gặp phải tình trạng vòng bị rơi ra ngoài. Ngoài ra, chúng có thể gây loét ( nếu không có kích thước phù hợp) và gây nhiễm trùng âm đạo ( nếu không được tháo rời và vệ sinh hàng tháng ). Bạn nên dùng kem thoa estrogen để tránh làm tổn thương thành âm đạo.

Mặc dù còn một số hạn chế, nhưng vòng nâng âm đạo là phương pháp thay thế hiệu quả, đặc biệt nếu bạn muốn trì hoãn hay không thể phẫu thuật.

3.3 Thử liệu pháp thay thế estrogen

Nồng độ estrogen suy giảm thường gây suy yếu cơ âm đạo, vì thế bác sĩ có thể khuyến cáo áp dụng liệu pháp estrogen. bác sĩ có thể kê estrogen ở dạng thuốc viên, kem thoa âm đạo, hoặc vòng đặt vào âm đạo để tăng cường cơ bắp sàn chậu vốn bị suy yếu.

Liệu pháp estrogen đặt ra một số rủi ro. Các phụ nữ mắc một số bệnh ung thư không nên sử dụng estrogen và bạn cần trao đổi ngay nguy cơ tiềm ẩn cũng như lợi ích của phương pháp này với bác sĩ. Nhìn chung, phương pháp điều trị estrogen dạng thoa thường ít gây rủi ro hơn phương pháp điều trị estrogen toàn thân bằng đường uống.

3.4 Phẫu thuật

Nếu triệu chứng của sa bàng quang trở nên đáng chú ý và gây khó chịu, bạn có thể cần phải phẫu thuật.

Phẫu thuật được thực hiện ở âm đạo, nâng bàng quang bị sa trở lại vị trí ban đầu, loại bỏ mô thừa, thắt chặt các cơ và dây chằng của sàn chậu. bác sĩ sử dụng một loại mô ghép đặc biệt để củng cố các mô âm đạo và hỗ trợ nếu các mô âm đạo bị mỏng. Nếu bạn bị sa tử cung kết hợp với sa bàng quang, bác sĩ có thể khuyên bạn nên cắt bỏ tử cung ngoài việc sửa chữa các cơ sàn chậu bị tổn thương, dây chằng và các mô khác.

Nếu có dự định mang thai, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên trì hoãn phẫu thuật đến khi sinh con. Sử dụng vòng tránh thai giúp giảm các triệu chứng trong khi chờ đến ngày sinh xong. Những lợi ích của phẫu thuật có thể kéo dài trong nhiều năm nhưng một số nguy cơ sẽ tái phát, đồng nghĩa là bạn cũng có thể phải phẫu thuật thêm một lần nữa vào một thời điểm nào đó.

Giờ đây với tiến bộ của y học, cùng với việc cập nhật thường xuyên các phương pháp điều trị tiên tiến, tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã áp dụng phương pháp: Phẫu thuật nội soi đặt mảnh ghép tổng hợp nâng tử cung và bàng quang cố định vào mõm nhô. Phương pháp này có ưu điểm lớn nhất đó là hầu như không tái phát, vẫn bảo tồn được tử cung, giải quyết luôn những triệu chứng són tiểu kèm theo.

3. Phòng ngừa

Tụ dịch vết mổ đẻ cũ có thể dẫn đến vô sinh thứ phát
Phụ nữ nên đẻ ở nơi có điều kiện đỡ đẻ an toàn, đỡ đẻ đúng kỹ thuật để tránh nguy cơ sa bàng quang

  • Không nên đẻ quá sớm, để nhiều quá, đẻ dày. Phải đẻ ở nơi có điều kiện đỡ đẻ an toàn, đỡ đẻ đúng kỹ thuật.
  • Không nên để chuyển dạ quá dài, và không được rặn đẻ quá lâu.
  • Các thủ thuật sản khoa phải làm đúng chỉ định, đúng kỹ thuật và đủ điều kiện tránh gây sang chấn cho âm đạo và tầng sinh môn. Nếu rách tầng sinh môn, dù nhỏ cũng phải khâu lại.
  • Sau khi sinh đẻ không nên lao động quá sớm và quá nặng.
  • Cần phát hiện và điều trị sớm các bệnh mãn tính gây tăng áp lực ổ bụng thường xuyên ( như táo bón mãn tính, ho kéo dài...) là nguyên nhân dẫn đến sa bàng quang.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

21.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan