Bạn nên ăn bao nhiêu lượng tinh bột (carbs) nếu bạn bị tiểu đường?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nội Tổng Quát - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Theo các nhà khoa học khuyến cáo, những người bị tiểu đường nên nạp khoảng 45-60% lượng calo từ carb mỗi ngày nhằm kiểm soát lượng đường cao trong máu.

1. Thực phẩm có ảnh hưởng như thế nào tới lượng đường trong máu

Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn, chẳng hạn như tập thể dục, sự căng thẳng, bệnh tật và trong đó yếu tố đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp là thực phẩm.

Trong số ba chất dinh dưỡng đa lượng: carbs, protein và chất béo thì carbs là nhân tố có tác động lớn nhất đến lượng đường trong máu. Lý do là cơ thể đã phân hủy carbs thành đường và đưa chúng đi vào trong máu của bạn.

Điều này có thể xảy ra đối với hầu hết các loại carbs, chẳng hạn các nguồn tinh chế như bánh quy, khoai tây chiên cũng như một số loại trái cây và rau quả khác.

Mặt khác, các loại thực phẩm toàn phần thường có chứa chất xơ. Không giống như đường và tinh bột, chất xơ tự nhiên không làm tăng lượng đường trong máu, thậm chí chúng có khả năng làm chậm quá trình gia tăng này.

Khi những người mắc bệnh tiểu đường tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều lượng carbs tiêu hóa sẽ khiến cho lượng đường huyết tăng cao. Ngoài ra, lượng carbs cao cũng thường đòi hỏi insulin liều cao, hoặc một số thuốc điều trị bệnh tiểu đường nhằm kiểm soát lượng đường trong máu.

Do cơ thể của người mắc bệnh tiểu đường loại 1 thường không đủ khả năng để sản xuất ra lượng insulin cần thiết, do đó họ cần được tiêm insulin nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, việc ăn ít carbs có thể làm giảm đáng kể liều lượng insulin trong bữa ăn.

15-20 loại thực phẩm
Thực phẩm là yếu tố tác động trực tiếp tới lượng đường trong máu

2. Hạn chế carb cho bệnh tiểu đường

Các chuyên gia y tế thường khuyến cáo những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế sử dụng carb.

2.1Chế độ ăn rất ít carb, hoặc chế độ ăn ketogenic

Chế độ ăn kiêng rất ít carb có thể gây ra tình trạng ketosis mức độ từ nhẹ cho đến trung bình. Đây là một trạng thái khi cơ thể sử dụng nguồn năng lượng chính là ketone và chất béo, thay vì đường.

Tình trạng ketosis thường xảy ra khi mức tiêu thụ hàng ngày của một người dưới 50 hoặc 30 gram trong tổng số lượng carbs. Điều này tương đương với không quá 10% lượng calo trong chế độ ăn 2.000 calo.

Chế độ ăn ketogenic đã được được áp dụng cho những người mắc bệnh tiểu đường ngay cả trước khi khoa học phát hiện ra insulin vào năm 1921.

Một số nghiên cứu cũng đã cho thấy, việc hạn chế lượng carb xuống còn 20-50 gram mỗi ngày sẽ làm giảm đáng kể lượng đường cao trong máu, thúc đẩy giảm cân hiệu quả, đồng thời cải thiện được sức khỏe tim mạch cho những bệnh nhân tiểu đường.

Hơn nữa, những sự thay đổi này thường đạt được rất nhanh chóng. Chẳng hạn như, việc hạn chế lượng carb ở mức 21 gram mỗi ngày trong vòng 2 tuần sẽ làm giảm lượng calo tự nhiên, tăng 75% độ nhạy cảm với insulin, từ đó khiến lượng đường trong máu thấp hơn.

Trong một cuộc nghiên cứu khác kéo dài khoảng 3 tháng đối với những người thực hiện chế độ ăn kiêng hạn chế calo, ít chất béo, hoặc ít carb (khoảng 50 gram carbs mỗi ngày) đã cho thấy kết quả đáng kinh ngạc. Nhóm low carb đã giảm trung bình khoảng 0,6% HbA1c, và giảm hơn hai lần trọng lượng cơ thể so với nhóm ăn ít chất béo. Ngoài ra, khoảng 44% trong số họ đã ngừng sử dụng ít nhất một loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường, trong khi nhóm ít chất béo chỉ đạt 11%.

Bạn có thể giảm hoặc ngừng sử dụng insulin, và các loại thuốc trị bệnh tiểu đường nếu lượng đường trong máu được kiểm soát tốt.

Bên cạnh đó, chế độ ăn kiêng chỉ chứa từ 20-50 gram carbs cũng đã được công nhận là có khả năng làm giảm lượng đường huyết và giảm nguy cơ tiến triển bệnh ở những người bị tiền tiểu đường.

Trong một cuộc nghiên cứu nhỏ kéo dài 12 tuần ở những người đàn ông mắc bệnh béo phì và tiểu đường đã áp dụng chế độ ăn Địa Trung Hải giới hạn ở mức 30 gram carb mỗi ngày. Trong quá trình thực hiện, lượng đường trung bình trong máu của họ đã giảm xuống nhanh chóng còn 90 mg/dL (5 mmol/L)- mức đường huyết bình thường của cơ thể.

Ngoài ra, những người đàn ông này cũng đã giảm được trung bình khoảng 32 pound (14,5 kg), đồng thời cảm nhận được rõ rệt sự giảm thiểu các chất béo trung tính, cholesterol và huyết áp.

2.2 Chế độ ăn kiêng low carb

Chế độ ăn kiêng low carb là việc hạn chế tiêu thụ carb xuống 50-100 gram, hoặc 10-20% lượng calo mỗi ngày.

Chế độ ăn kiêng low-carb
Chế độ ăn kiêng low carb là việc hạn chế tiêu thụ carb xuống 50-100 gram, hoặc 10-20% lượng calo mỗi ngày

Các nhà nghiên cứu đã làm một cuộc theo dõi dài hạn ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 thực hiện chế độ ăn hạn chế lượng carb đến 70 gram mỗi ngày. Kết quả cho thấy tất cả những người tham gia đều có mức HbA1c giảm xuống trung bình từ 7,7% xuống còn 6,4%. Hơn nữa, mức HbA1c của họ vẫn không thay đổi trong 4 năm sau đó.

Chỉ cần giảm 1,3% HbA1c đã là một sự thay đổi đáng kể để duy trì trong vài năm, nhất là ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 1.

Bên cạnh đó, một trong những mối e ngại lớn nhất đối với những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 là hạ đường huyết, hoặc lượng đường trong máu giảm xuống mức thấp đáng báo động.

Những bệnh nhân mắc tiểu đường loại 1 khi hạn chế lượng carb nạp vào cơ thể hàng ngày dưới 90 gram sẽ có lượng đường trong máu thấp hơn 82% so với thời điểm họ chưa áp dụng chế độ ăn kiêng.

Kể cả những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 cũng có thể đạt được một số lợi ích nhất định từ việc hạn chế lượng carb tiêu thụ hàng ngày của họ. Khi thực hiện một chế độ ăn uống giàu chất xơ, với 20% lượng calo từ carb sẽ giúp giảm trung bình 29% mức đường huyết.

2.3 Chế độ ăn kiêng carb vừa phải

Chế độ ăn kiêng carb vừa phải cho phép bạn có thể tiêu thụ 100-150 gram carbs tiêu hóa, hoặc 20-35% lượng calo mỗi ngày.

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 khi áp dụng chế độ ăn Địa Trung Hải với 35% hoặc ít hơn lượng calo từ carb sẽ giúp làm giảm đáng kể mức HbA1c trung bình từ 8,3% xuống còn 6,3%.

3. Các loại thực phẩm giàu carb nên tránh

Có rất nhiều loại thực phẩm không chỉ ngon và bổ dưỡng mà còn cung cấp rất ít carbs, giúp kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm sau đây có chứa hàm lượng carb cao mà bạn nên tránh tiêu thụ, bao gồm:

  • Bánh mì
  • Gạo, mì ống, ngô và các loại ngũ cốc khác
  • Khoai lang, khoai tây, khoai môn và khoai mỡ
  • Sữa, và sữa chua có đường
  • Hầu hết các loại trái cây, trừ quả mọng
  • Bánh quy, bánh kem, bánh nướng và các loại bánh ngọt khác
  • Khoai tây chiên, bỏng ngô
  • Soda, nước trái cây, và các loại nước ngọt khác
  • Bia

Cần lưu ý rằng, không phải tất cả các loại thực phẩm này đều không lành mạnh cho sức khỏe. Chẳng hạn như trái cây, chúng có thể mang lại giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, nó không mang lại lợi ích cho những người đang cố gắng kiểm soát lượng đường trong máu của họ bằng cách ăn ít carbs.

4. Làm thế nào để xác định được lượng carb tối ưu

Cung cấp carbohydrate
Lượng carb tối ưu để kiểm soát lượng đường trong máu còn tùy thuộc vào từng bệnh nhân

Lượng carb tối ưu để kiểm soát lượng đường trong máu còn tùy thuộc vào từng bệnh nhân.

Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) đã khuyến cáo rằng, những người mắc bệnh tiểu đường nên cung cấp khoảng 45% lượng calo từ carbs. Điều quan trọng là phải ăn số lượng carbs mà bạn cảm thấy phù hợp với mình nhất, và thực tế có thể duy trì trong một khoảng thời gian dài.

Để xác định được lượng carb lý tưởng, bạn hãy đo lượng đường trong máu qua máy đo đường huyết trước bữa ăn và đo lại từ 1-2 giờ sau khi ăn. Để ngăn ngừa các tổn thương ở dây thần kinh và mạch máu, mức đường huyết tối đa của bạn phải đạt 139 mg/dL (8 mmol/L). Kết quả này sẽ phụ thuộc vào số lượng carb tiêu thụ mỗi ngày, vì vậy bạn nên hạn chế lượng carb dưới 10, 15 hoặc 25 gram trong mỗi bữa ăn.

Ngoài ra, bạn có thể nhận thấy mức đường huyết có thể tăng lên nhiều hơn vào một số thời điểm nhất định trong ngày, do đó giới hạn về lượng carb trên có thể thấp hơn cho bữa tối, so với bữa sáng hoặc bữa trưa.

Nhìn chung, khi bạn càng tiêu thụ ít carb thì lượng đường trong máu càng giảm đi và các loại thuốc tiểu đường hay insulin cũng được cắt giảm trong phạm vi lành mạnh hơn.

Nếu bạn sử dụng insulin hoặc thuốc điều trị bệnh tiểu đường, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi giảm lượng carb để đảm bảo liều lượng phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

10.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan