Cách nấu cháo trứng cho bé

Cháo trứng là món ăn đơn giản nhưng chứa nhiều dinh dưỡng. Món ăn này phù hợp với người bệnh, trẻ em đặc biệt là trẻ đang trong quá trình ăn dặm. Đây là món ăn rất dễ nấu và nguyên liệu cũng dễ được tìm mua ở các chợ hoặc siêu thị.

1. Nguồn vi chất dinh dưỡng có trong trứng

Trứng là nguồn thực phẩm phổ biến trong chế độ ăn của các gia đình, là một trong những thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm có giá trị sinh học cao, dễ hấp thu. Ngoài ra, các chuyên gia đã tìm thấy trong lòng đỏ trứng còn cung cấp nhiều chất béo, các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như: Sắt, vitamin A, kẽm... Trung bình trong một quả trứng sống (khoảng 50g) chứa các thành phần dinh dưỡng sau đây:

cach-nau-chao-trung-cho-be-1
Cháo trứng chứa nhiều thành phần dinh dưỡng nhờ trứng gà

Trong đó đơn vị RDI (Reference Daily Intake) được định nghĩa là mức độ tiêu thụ hàng ngày của một chất dinh dưỡng. Dinh dưỡng trong trứng tốt cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Những lợi ích mà trứng mang lại cho sức khỏe con người là rất lớn. Khi cơ thể được bổ sung trứng thường xuyên trong thực đơn ăn hàng ngày có thể giúp trẻ phát triển não bộ hoàn toàn, giúp bổ sung canxi cho xương của trẻ được chắc khỏe. Bên cạnh đó trứng có chứa làm lượng selen lớn, đây là chất dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch và cân bằng hormone tuyến giáp. Chúng ta có thể ăn bổ sung từ 1-2 quả trứng vào bữa sáng có thể giúp cơ thể chống lại cơ chế nhiễm trùng, giúp cho hệ miễn dịch của trẻ được khỏe mạnh hơn, tránh được những bệnh thường gặp.

2. Độ tuổi nào thì trẻ có thể ăn trứng?

Trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa còn non yếu nên việc lựa chọn thực phẩm như thế nào để bé ăn dặm là điều mà rất nhiều bà mẹ quan tâm đến. Các chuyên gia đưa ra lời khuyên nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong thời gian 6 tháng đầu đời. Khi trẻ đã 6 tháng tuổi (được 180 ngày) thì ngoài việc bú sữa mẹ, trẻ cần bổ sung thêm thực đơn ăn dặm của mình trong chế độ ăn. Khi bắt đầu cho trẻ làm quen với việc ăn dặm thì các bà mẹ cần cho trẻ ăn bột loãng trước rồi đặc dần. Lưu ý là bát bột của trẻ cần đủ 4 nhóm thực phẩm chính là bột, đạm, dầu mỡ và vitamin. Đạm hay protein có thể lấy từ nhiều nguồn thực phẩm như từ trứng, cá, thịt các loại hoặc sữa (bột ngọt) đều được.

Trong đó, trứng là một trong số những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao lại dễ chế biến, trong trứng có đầy đủ các chất protein, chất béo, muối khoáng và tập trung ở lòng đỏ, đặc biệt chất protein của lòng đỏ có đầy đủ 10 axit amin cần thiết cho trẻ. Đặc biệt, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng protein của trứng gà thì tốt hơn protein ở thịt, cá,... tuy nhiên khi sử dụng trứng cùng ngũ cốc thì không nên vì lúc đó tình trạng dư thừa lysine sẽ xuất hiện. Ngược lại methilin có nhiều trong trứng sẽ hỗ trợ cho thịt, cá, đậu đỗ rất tốt cho sức khỏe của trẻ.

Thông thường, các gia đình thường sử dụng 3 loại trứng phổ biến, dễ mua và giá thành rẻ đó là trứng gà, vịt, chim cút, trong đó các thành phần như: Năng lượng, protein, lipid, glucid, canxi (Ca), sắt (Fe) là xấp xỉ nhau. Do vậy, tùy điều kiện trong gia đình có loại trứng nào thì nên dùng loại đó. Tuy nhiên, các bác sĩ nhi khoa đã đưa ra khuyến nghị đối với trẻ dưới 1 tuổi không nên cho ăn lòng trắng, chỉ nên ăn lòng đỏ và nên cho trẻ ăn 3 đến 4 lần trong một tuần. Ăn nhiều trứng dễ khiến trẻ đầy bụng, khó tiêu.

Các chuyên gia đã đưa ra những nguyên tắc cho trẻ ăn và khuyên các bậc phụ huynh cần thực hiện theo trình tự như sau:

  • Trẻ ở độ tuổi từ 0-6 tháng đầu chỉ nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn

Thời gian từ 6 tháng trở lên thì nên kết hợp cho trẻ vừa bú sữa mẹ và tập cho trẻ ăn bổ sung mỗi ngày từ 1-2 bữa bột loãng sau đó dần dần nấu đặc hơn. Mỗi bữa nên cho trẻ ăn từ 4-6 thìa (tương đương 20-30ml).

cach-nau-chao-trung-cho-be-7
Cháo trứng cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi
  • Trẻ từ 7-8 tháng thì kết hợp cho trẻ bú mẹ và 3 bữa dùng bột đặc.
  • Từ 9-11 tháng thì kết hợp bú mẹ 3 bữa bột hoặc cháo (3/4 bát mỗi bữa) và bổ sung thêm 1 bữa phụ vào giữa các buổi.
  • Từ 12-24 tháng: Các bà mẹ vẫn cho trẻ tiếp tục bú sữa, tuy nhiên lượng sữa lúc này có thể đã ít đi và không thể đủ no cho trẻ. Thời gian này trẻ đã có thể ăn được 3 bữa cháo đặc hoặc cơm nát với lượng 1 bát cho mỗi bữa ăn, các phụ huynh có thể bổ sung thêm 2 bữa phụ vào các buổi cho trẻ.

Đối với việc sử dụng trứng trong các bữa ăn cho trẻ thì các bà mẹ cũng nên cân nhắc kĩ trước khi tiến hành. Tùy theo tháng tuổi của trẻ mà các bà mẹ cho trẻ ăn số lượng trứng khác nhau như sau:

  • Đối với trẻ từ 6 đến 7 tháng tuổi thì các bà mẹ chỉ nên cho trẻ ăn 1/2 lòng trứng gà/bữa và cho ăn 2-3 lần/tuần
  • Trẻ 8-12 tháng tuổi ăn có thể ăn 1 lòng đỏ/bữa và cho ăn 3-4 bữa trong 1 tuần.
  • Trẻ trong độ tuổi từ 1-2 tuổi nên được các phụ huynh cho ăn 3-4 quả trứng/tuần. Lúc này trẻ có thể ăn được cả lòng trắng mà không còn bị ảnh hưởng.
  • Khi trẻ từ 2 tuổi trở lên nếu bé thích trứng có thể cho ăn 1 quả/ngày.

3. 8 cách nấu cháo trứng gà cho bé ăn dặm bắt mắt, thơm ngon

Từ trứng gà có thể chế biến ra rất nhiều món ăn ngon và đa dạng, nhưng do một số bà mẹ không thể dành nhiều thời gian cho việc nấu cơm nên có thể lựa chọn những món ăn vừa ngon vừa bổ lại vừa đơn giản tiết kiệm thời gian cho họ. Trong số đó có cháo trứng gà là 1 món ăn hấp dẫn và ngon miệng. Với cách nấu đơn giản sẽ giúp các bà nội trợ có thể biến hóa món ăn trở nên đa dạng với nhiều màu sắc, thu hút được sự chú ý của các em bé, giúp các bé ăn cháo trở nên ngon miệng hơn. Dưới đây là cách nấu cháo trứng gà thường được các bà mẹ sử dụng:

3.1. Cháo trứng gà thông thường

Nguyên liệu nấu bao gồm: Trứng gà (2 quả), cháo trắng (1 phần), hành, tía tô, dầu oliu, gia vị nấu ăn.

Cách làm như sau:

Bước 1: Gạo đong 1 phần vừa đủ, đổ sâm sấp nước. có 1 tip nhỏ cho các mẹ hãy trộn 3 phần gạo tẻ và 1 phần gạo nếp. món cháo sẽ dẻo bở hơn nhiều đấy. cho gạo và nồi áp suất đun lên cho tới khi gạo nở bụng là được.

Bước 2: Tía tô hành lá rửa sạch thái nhỏ. Đối với những bé không ngửi được mùi tía tô thì các mẹ cho giảm lượng tía tô trong khẩu phần xuống.

Bước 3: Sau đó tiến hành nêm nếm gia vị vào cháo, để nguyên nồi cháo nóng và đập trứng gà, dầu oliu vào và khuấy đều tay

Bước 4: Múc cháo ra và cho tía tô hành lá vào là hoàn thành rồi.

cach-nau-chao-trung-cho-be-6
Cách nấu cháo trứng gà thông thường

3.2. Cách nấu cháo trứng gà khoai lang

Nguyên liệu: Trứng gà (1 quả), khoai lang (2 củ), cháo trắng (1 phần ăn), sữa tươi (1 ly nhỏ), gia vị.

Cách làm:

Bước 1: Nấu cháo với nồi áp suất

Bước 2: Khoai lang đem rửa sạch, hấp chín, nghiền nhuyễn

Bước 3: Trộn khoai lang đang còn nóng với 1 ly sữa tươi

Bước 4: Đun cháo trên bếp, nêm nếm gia vị, cho khoai lang vào khuấy đều. Sau khi cháo và khoai đã quyện với nhau thì cho lòng đỏ trứng vào. Đun trên bếp lửa nhỏ để tránh bén đáy nồi thêm khoảng 1-2 phút thì bắc ra cho bé ăn. Món ăn này thực sự rất có tác dụng cho việc cải thiện táo bón của các bé.

3.3. Cách nấu cháo trứng gà rau ngót

Nguyên liệu: Trứng gà (2 quả), cháo trắng (1 phần), rau ngót (chọn lá rau non không lấy lá rau già) và gia vị, dầu gấc.

Cách làm

Bước 1: Nấu cháo với nồi áp suất

Bước 2: Rau ngót rửa sạch, xay nhuyễn

Bước 3: Khi cháo sôi, cho rau và gia vị vào khuấy đều

Bước 4: Cuối cùng đập trứng gà và đun với lửa nhỏ 1-2p cho trứng chín là bắc ra cho các bé ăn được rồi.

3.4. Cách nấu cháo trứng gà bí đỏ

Nguyên liệu: Trứng gà (1 quả), cháo trắng (1 phần), bí đỏ (200 gram), hành lá, gia vị, dầu oliu.

Cách làm

Bước 1: Nấu cháo trắng với nồi áp suất

Bước 2: Bí đỏ đem gọt vỏ, rửa sạch, luộc hoặc hấp cho mềm sau đó đánh nhuyễn

Bước 3: Cháo sau khi sôi và nhừ, nêm nếm gia vị vừa đủ, cho bí đỏ đã nghiền nhuyễn vào và khuấy sao cho đều

Bước 4: Nhanh tay cho trứng vào cháo và đánh đều trên lửa nhỏ tầm 1-2p là hoàn thành rồi.

3.5. Cách nấu cháo trứng gà hạt sen cà rốt

Nguyên liệu bao gồm: Trứng gà (1 quả), cháo trắng (1 phần), cà rốt (1 củ), hạt sen (200 gram), dầu oliu và gia vị.

Cách làm

Bước 1: Nấu cháo với nồi áp suất

Bước 2: Đem sen rửa sạch, luộc mềm, lấy bỏ tim sen, nghiền nhỏ

Bước 3 : Cà rốt rửa sạch, luộc chín và cắt nhỏ

Bước 4: Cháo đun trên bếp, nêm nếm gia vị vừa đủ, cho trứng vào đánh thật nhanh cho quyện.

Bước 5: Cho tiếp tục hạt sen đã nghiền nhuyễn cùng cà rốt vào cháo đun thêm 2-3p là có thể múc ra cho các bé ăn được rồi.

3.6. Cách nấu cháo trứng gà bắp cải

Nguyên liệu bao gồm: Trứng gà (2 quả), cháo trắng (1 phần), bắp cải (100 gram) và gia vị, dầu gấc.

Cách làm như sau:

Bước 1: Cháo trắng sẽ nấu với nồi áp suất

Bước 2: Trứng gà đập ra bát, sau đó đánh tan

Bước 3: Bắp cải rửa sạch, luộc chín và xay nhuyễn

Bước 4: Cho cháo và bắp cải xay nhuyễn vào nồi, nêm nếm gia vị cho vừa đủ, đun lửa nhỏ đảo đều. khi cháo sôi thì cho trứng vào đun thêm tầm 1-2 phút

Bước 5: Cuối cùng cho dầu gấc vào và múc ra cho bé ăn được rồi

3.7. Cách nấu cháo trứng gà thịt bò nấm hương

Nguyên liệu: Trứng gà (1 quả), cháo trắng (1 phần), thịt bò (200 gram), nấm hương (100 gram), dầu oliu và gia vị.

Cách làm:

Bước 1: Nấu cháo với nồi áp suất

Bước 2: Thịt bò rửa sạch, băm nhỏ. Tương tự với thịt bò, nấm hương các mẹ cũng rửa sạch và thái nhỏ nhé

Bước 3: Khi cháo đang sôi, cho thịt bò và nấm hương vào đun cùng

Bước 4: Khi thịt bò và nấm hương mềm nhừ cùng cháo, nhanh tay cho trứng và dầu oliu vào đánh đều là có thể múc ra cho các bé ăn rồi.

cach-nau-chao-trung-cho-be-4
Cách nấu món cháo trứng gà thịt bò nấm hương

3.8. Cách nấu cháo trứng gà cà chua

Nguyên liệu: Trứng gà (2 quả), cháo trắng (phần), cà chua (1 quả), gia vị

và dầu gấc.

Cách làm:

Bước 1: Nấu cháo với nồi áp suất

Bước 2: Luộc chín cà chua, bỏ vỏ, xay nhuyễn

Bước 3: Cho cà chua vào cháo đang sôi, nêm nếm gia vị vừa ăn

Bước 4: Cho nhanh trứng gà vào đánh đều, thêm 1 muỗng nhỏ dầu gấc là hoàn thành rồi.

Như vậy, các bà mẹ đã có thể nhận thấy được giá trị dinh dưỡng từ những quả trắng ăn hàng ngày. Các bà mẹ nên bổ sung đủ chất dinh dưỡng từ các nguồn thực phẩm, đặc biệt là từ trứng. Trong bài đã hướng dẫn 8 cách chế biến món cháo bằng các cách khác nhau nhưng vẫn mang lại cho cơ thể trẻ đầy đủ dinh dưỡng.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động. Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

19.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan