Cây gai leo có tác dụng gì?

Cây gai leo là loại cây khá quen thuộc với chúng ta. Cây gai mọc hoang và được trồng rộng rãi trong nhân dân, nó có rất nhiều công dụng hữu ích như lấy sợi làm lưới đánh cá, dùng lá làm bánh ăn. Ngoài ra, cây gai còn có công dụng chữa bệnh độc đáo.

1. Cây gai leo là cây gì?

Cây gai leo còn có tên khác là trữ ma hay tầm ma, là loại cây thuốc nam quý có một số đặc điểm sau đây:

  • Sống lâu năm;
  • Cao tới 1-2m;
  • Lá mọc so le, to, hình tim, ở viền lá có răng cưa, gốc lá hình tim hay hơi tròn, mặt dưới có nhiều lông trắng bạc, cuống lá có lông mềm màu đỏ;
  • Cụm hoa mọc dày đặc ở kẽ lá mọc thành túm không riêng lẻ, hoa đực và hoa cái riêng;
  • Quả bế có đài tồn tại.

2. Cây gai leo có tác dụng gì?

Cây gai leo có chứa thành phần acid chlorogenic, có tác dụng ức chế vi khuẩn và diệt nấm. Vì vậy, sử dụng lá gai để làm bánh có thể giúp bảo quản bánh được lâu ngày. Bên cạnh đó, Chlorogenic acid trong cây dược liệu này có tác dụng chống oxy hóa cao gấp 10 lần so với vitamin E, từ đó ngăn chặn tình trạng cao huyết áp, xơ vữa động mạchnhồi máu cơ tim. Và phải kể đến công dụng hữu ích từ loại cây này là làm thuốc chữa bệnh. Bộ phận dùng để làm thuốc chủ yếu là rễ, có thể lấy cả lá nhưng ít hơn, với nhiều tác dụng như:

  • Thanh nhiệt;
  • Tán ứ;
  • Lợi tiểu;
  • An thai;
  • Cầm máu do vết thương hở;
  • Trị mụn nhọt mưng mủ gây viêm và đau nhức;
  • Giúp ngăn ngừa rụng tóc;....
Cây gai leo
Cây gai leo có nhiều công dụng hữu ích trong cuộc sống

3. Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây gai thường được sử dụng trong nhân dân

3.1. Bài thuốc giúp an thai

Nguyên liệu: 30g rễ cây gai leo phơi khô.

Đem sắc với 600ml nước, cô lại còn 200ml, uống 3 lần/ngày

Sử dụng bài thuốc này trong 2 - 3 ngày.

3.2. Bài thuốc giúp dưỡng huyết, an thai và thanh nhiệt

  • Nguyên liệu: 100-150g gạo nếp, 30g trữ ma căn và 30g sinh địa.
  • Dùng sinh địa và trữ ma căn sắc lấy nước, sau đó bỏ bã và cho gạo nếp vào nấu thành cháo.
  • Khi chín, thêm gia vị và chia thành nhiều lần ăn trong ngày.

3.3. Bài thuốc dưỡng huyết, an thai

  • Nguyên liệu: 100g gạo nếp, 10 quả hồng táo và 50g rễ cây gai tươi.
  • Dùng dược liệu sắc lấy nước, bỏ bã, sau đó thêm gạo và hồng táo vào nấu thành cháo.
  • Khi cháo chín, thêm gia vị và dùng ăn nhiều lần trong ngày.

3.4. Bài thuốc trị bệnh sa tử cung

  • Nguyên liệu: 30g rễ cây gai khô.
  • Đem sắc với 600ml nước, chia thành nhiều lần uống trong ngày.
  • Uống liên tục trong vòng 3 - 4 ngày.

3.5. Bài thuốc trị phụ nữ mang thai bị đau bụng hoặc ra huyết dọa sảy thai

  • Nguyên liệu: 12g lá ngải cứu, 12g tía tô, 48g rễ gai leo tươi.
  • Sắc uống lấy nước uống hằng ngày.

3.6.Bài thuốc trị chứng động thai và đau bụng ở sản phụ

  • Sử dụng 4g cành tía tô và 4g rễ gai leo.
  • Đem các vị băm nhỏ rồi phơi khô. Sau đó sắc với 400ml nước cho đến khi còn 100ml và uống hết trong ngày. Trường hợp có xuất huyết, gia thêm 10g lá huyết dụ.

3.7.Bài thuốc giúp cầm máu do vết thương hở

  • Sử dụng lá gai tươi. Hãy rửa sạch và để ráo.
  • Vệ sinh vết thương và lau khô.
  • Giã nát lá gai leo, đắp vào vết thương và cố định lại.

3.8.Bài thuốc giúp ngăn ngừa rụng tóc

  • Sử dụng rễ cây gai tươi hoặc khô, liều lượng tùy chỉnh. Sắc uống hằng ngày.

3.9.Bài thuốc trị mụn nhọt mưng mủ gây viêm và đau nhức

  • Chuẩn bị: Rễ vông vang và rễ gai các vị bằng lượng nhau.
  • Rửa sạch, giã nát và đắp trực tiếp lên vùng da cần điều trị.
  • Đắp trong vòng 1 - 2 ngày sẽ nhận thấy mụn bớt mủ và giảm sưng đau đáng kể.
Bài thuốc chữa bệnh từ cây gai leo được giã nát và đắp lên da
Bài thuốc chữa bệnh từ cây gai leo được giã nát và đắp lên da

3.10.Bài thuốc trị bệnh phong thấp gây đau nhức các khớp

  • Chuẩn bị: Trữ ma căn 50g, rượu 1 lít.
  • Đem ngâm rượu khoảng 7 ngày.
  • Khi dùng, uống khoảng 10ml rượu/lần, 2 lần/ngày

3.11.Bài thuốc trị chứng tiểu ra nước trắng đục như nước vo gạo

  • Chuẩn bị: Thổ phục linh, rau dừa nước mỗi vị 20g, thương nhĩ tử, đinh lăng và cây trinh nữ mỗi vị 16g, rễ gai 30g.
  • Đem nấu với 1 lít nước, nhỏ lửa cho đến khi còn 250ml. Chia nước sắc thành 2 lần uống và dùng hết trong ngày.

4. Một vài lưu ý về cây gai leo

  • Không nên sử dụng cây gai leo nếu không phải bệnh do thực nhiệt.
  • Có thể bị ngứa khi dùng cây gai leo tươi nhưng khi luộc chín hoặc nấu canh, sẽ không còn ngứa và có thể dùng ăn như một loại rau.
  • Cây gai leo không có độc nhưng có tính hàn. Vì vậy tránh sử dụng thuốc này trong thời gian dài hay sử dụng cho người có thể trạng hư hàn.

Như vậy, cây gai leo là một cây dược liệu có rất nhiều tác dụng hữu ích. Người bệnh có thể điều trị bệnh ngay tại nhà. Ngoài ra để hạn chế rủi ro và tác dụng phụ khi điều trị, bạn nên thăm khám để được thầy thuốc hướng dẫn bài thuốc cụ thể.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan