Chế độ ăn cho người bệnh tim mạch

Bài viết được viết bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Phan Nguyễn Thanh Bình - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Kiểm soát các yếu tố nguy cơ (tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, hút thuốc lá, ít vận động,...) và tiết chế ăn uống là những nguyên tắc quan trọng trong dự phòng và điều trị bệnh lý tim mạch.

1. Kiểm soát trọng lượng cơ thể

Béo phì hay béo phì trung tâm đều làm tăng nguy cơ đối với các bệnh lý tim mạch.

Người bệnh cần chế độ dinh dưỡng cân đối, hợp lý để đạt và duy trì cân nặng lý tưởng (BMI 21-22). Người béo phì cần được tiết chế dinh dưỡng cắt giảm 500-1000kcal/ngày phối hợp tập luyện phù hợp để giảm cân an toàn.

2. Chế độ ăn

Chất béo

Chất béo nên chiếm 15-20% tổng năng lượng trong ngày, trong đó lượng acid béo no (có nhiều trong mỡ, bơ, thức ăn nhanh, thức ăn công nghiệp,...) không quá 10% tổng năng lượng, cholesterol < 300mg/ngày. Sử dụng dầu thực vật (dầu ô liu, dầu đậu nành, dầu hạt hướng dương, dầu hạt cải,...) thay cho mỡ động vật. Chọn thực phẩm giàu đạm ít chất béo: thịt nạc bỏ da, mỡ, thịt gia cầm, cá các loại đặc biệt các loại cá biển sâu giàu Omega 3 tốt cho sức khỏe tim mạch, sữa không béo hoặc ít béo, đậu hạt và các loại rau đậu,...

Chất đạm

Nên phối hợp giữa đạm nguồn gốc động vật và nguồn gốc thực vật để kiểm soát tốt cholesterol khẩu phần.

Chất đường bột

Chất đường bột nên chiếm 55-60% tổng năng lượng trong ngày.

Nên chọn các loại ngũ cốc nguyên vỏ không chà xát kỹ như gạo lứt, gạo mầm, lúa mạch, bánh mì nâu, bánh mì đen,... chứa nhiều chất xơ, vitamin và chất khoáng giúp điều hòa huyết áp và tim mạch.

Chất xơ

Nhu cầu chất xơ 20-25g chất xơ/ ngày, từ 400-500 gram rau và 100-200 gram trái cây mỗi ngày. Chất xơ giúp làm giảm hấp thu cholesterol từ ruột vào máu, ngoài ra còn chậm hấp thu đường sau bữa ăn, chống táo bón.

Bệnh tim mạch ăn gì
Người mắc bệnh lý về tim mạch nên tăng cường chất xơ

Vitamin và chất khoáng

Các loại hạt, ngũ cốc nguyên vỏ chứa nhiều chất xơ, vitamin (B1, B2, B3), chất khoáng (magie, phospho, selen, kẽm, sắt) giúp điều hoà huyết áp và tim mạch.

Các loại rau củ và trái cây chứa nhiều vitamin A, C, beta- caroten và các flavonoid, các chất này hoạt động như các chất chống oxy hóa và có thể giảm nguy cơ viêm nhiễm, ngăn ngừa bệnh tim mạch.

Muối

Lượng muối không quá 5g/ngày.

Hạn chế ăn mặn.

Giảm nêm muối, hạt nêm, nước mắm, nước tương.

Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều muối như mắm, cá khô, chả lụa, tương, chao, dưa cà, dưa cải muối, thực phẩm đóng hộp, mì gói,...

Không chấm muối khi ăn trái cây. Không dùng nước chấm trong bữa ăn.

3. Thay đổi lối sống

  • Tăng cường vận động và luyện tập thể thao phù hợp với tuổi và tình trạng sức khoẻ. Nên vận động 20-30 phút/ lần, 3-5 lần/ tuần các loại hình vận động nhẹ phù hợp cho bệnh lý tim mạch như đi bộ, đạp xe, bơi lội, thể dục dưỡng sinh, làm việc nhà, chăm sóc cây cảnh,...
  • Giảm lo âu và căng thẳng
  • Không uống rượu bia
  • Không hút thuốc lá.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan