Dinh dưỡng cho bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư đường tiêu hóa

Phẫu thuật ung thư đường tiêu hóa là phẫu thuật lớn và được sử dụng nhiều. Phương pháp này giúp loại bỏ các khối u hay các tế bào ung thư trong đường tiêu hóa. Đặc biệt, chúng cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị. Nhiều bệnh nhân sau phẫu thuật gặp phải tình trạng chán ăn, mệt mỏi làm cho cơ thể ngày càng suy yếu và tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Do đó, lựa chọn loại thực phẩm để cải thiện sức khỏe là yếu tố rất quan trọng.

1. Ung thư đường tiêu hóa là gì?

Ung thư đường tiêu hóa được xếp vào nhóm các loại ung thư nguy hiểm, nguyên nhân do bệnh không có các triệu chứng rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các căn bệnh khác. Chính vì vậy làm cho người bệnh chủ quan nên bệnh khó phát hiện sớm dẫn đến bệnh ngày càng nguy hiểm. Các loại ung thư đường tiêu hóa có thể kể đến như: ung thư trực tràng, ung thư dạ dày, đại tràng và hậu môn...

Để điều trị người ta sử dụng kết hợp ba phương pháp chính là xạ trị, hóa trị và phẫu thuật. Tùy thuộc vào loại và giai đoạn ung thư mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các biện pháp phù hợp. Phẫu thuật ung thư đường tiêu hóa ở giai đoạn sớm có thể giúp người bệnh điều trị khỏi hoàn toàn. Vì vậy, đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm là điều rất cần thiết.

2. Sau mổ ung thư đường tiêu hóa ăn gì?

Sau khi phẫu thuật đường tiêu hóa người bệnh có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng. Các triệu chứng điển hình có thể gặp như chán ăn, mệt mỏi dẫn đến cơ thể suy yếu, không cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Vì vậy, người bệnh sau khi phẫu thuật đường tiêu hóa nên ăn:

  • Ăn đồ lỏng, dễ tiêu và chia nhỏ các bữa ăn trong ngày: Sau phẫu thuật người bệnh nên ăn các loại thức ăn lỏng dễ tiêu nếu không sẽ làm tăng nguy cơ tắc ruột. Vì vậy cháo, súp là loại thức ăn phù hợp nhất trong giai đoạn này. Ngoài ra, bạn cần chia nhỏ các bữa trong ngày, không ăn quá no hay quá nhiều trong một bữa.
  • Ăn các chất béo có lợi: Có nhiều nghiên cứu cho rằng việc sử dụng chất béo động vật làm tăng khả năng hấp thu đồng thời hòa tan các chất gây ung thư. Ngoài ra chúng còn kích thích cơ thể tăng bài tiết các axit mật xuống ruột làm tổn thương niêm mạc ruột, dễ gây viêm và sau thời gian dài người bệnh có thể mắc ung thư. Chính vì vậy, thay vì sử dụng mỡ động vật người bệnh sau phẫu thuật nên dùng các loại chất béo có lợi như dầu oliu, dầu cá. Bên cạnh đó cần hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo động vật như: mỡ lợn, gà, bò, dầu dừa và đồ ăn chiên rán....
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi: Trong rau xanh hoa quả tươi có hàm lượng chất xơ cao, có tác dụng tăng khả năng hấp thu của ruột và tránh táo bón. Đồng thời chúng còn giúp hòa tan các chất gây ung thư bảo vệ đường ruột. Bệnh nhân sau phẫu thuật cơ thể đang rất yếu, vì vậy cần bổ sung đủ vitamin, khoáng chất, nguyên tố vi lượng giúp tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, giúp bệnh không tái phát và phòng chống các bệnh khác. Hai chất có tác dụng phòng chống ung thư là selen và beta carotene. Đối với Selen sẽ có nhiều trong các loại cá biển như cá thu, cá ngừ, cá hồi, nấm, lòng đỏ trứng và các loại ngũ cốc nguyên hạt. Beta carotene được coi là tiền chất của vitamin A, có nhiều trong rau củ quả màu vàng, cam và rau màu xanh đậm.
  • Tránh thực phẩm lên men, chế biến sẵn: Những thực phẩm lên men như dưa, cà muối, thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu, sa tế hay bia rượu, thuốc lá sẽ gây ảnh hưởng không tốt lên vết mổ. Đồng thời, các thực phẩm như: xúc xích, thịt xông khói hay các loại thức ăn nhanh khác người bệnh cũng nên hạn chế sử dụng do chúng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Bên cạnh việc chú ý chế độ ăn uống người bệnh nên tuân thủ các quy định mà bác sĩ đề ra để quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất.
Ăn đồ lỏng, dễ tiêu và chia nhỏ
Dinh dưỡng sau phẫu thuật ung thư đường tiêu hóa nên ăn đồ ăn đồ lỏng

3. Những điều cần lưu ý trong dinh dưỡng sau phẫu thuật ung thư đường tiêu hóa

Những bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư đường tiêu hóa tuy cần hạn chế nhiều loại thức ăn nhưng người bệnh không nên kiêng khem quá nghiêm ngặt. Tránh tình trạng cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng, dinh dưỡng hàng ngày dẫn đến ảnh hưởng tới kết quả điều trị. Vì vậy, người bệnh cũng như người nhà bệnh nhân nên lưu ý một số điều dưới đây:

  • Ăn ít nhưng đủ, ăn các chất giàu năng lượng và giàu đạm
  • Kiểm soát được lượng thức ăn mà người bệnh ăn vào, tránh ăn quá nhiều trong một bữa.
  • Không nên ăn uống đồ có đường, nước ngọt, thức ăn nhiều chất béo.
  • Thức ăn nên được chế biến đa dạng, phong phú để tăng tính hấp dẫn cho món ăn.
  • Tránh ngửi mùi thức ăn đang trong quá trình chế biến.
  • Răng, miệng cần phải được vệ sinh đúng cách và hiệu quả.
  • Với những người bệnh không ăn được thức ăn thông thường có thể chuyển sang các loại thức ăn dạng lỏng như súp, cháo...
  • Với các trường hợp nặng có thể sử dụng phương pháp dinh dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn.

Dinh dưỡng sau phẫu thuật là rất quan trọng, nó quyết định phần lớn quá trình hồi phục của bệnh nhân. Trong bài viết trên, Vinmec đã đưa cho bạn những gợi ý về dinh dưỡng cho bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư đường tiêu hóa. Hãy tham khảo để có được một chế độ dinh dưỡng hợp lý sau phẫu thuật giúp bệnh nhân hồi phục nhanh ở giai đoạn sau phẫu thuật.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

706 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan