Ăn hến có tốt không?

Hến hay còn được gọi nghiễn nhục, có hàm lượng dinh dưỡng khá cao và có thể mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho những người thiếu máu, bệnh tim mạch và đặc biệt có tác dụng trong điều trị di tinh. Bài viết này sẽ cung cấp thêm các thông tin giúp bạn sử dụng hến tốt nhất.

1. Thành phần dinh dưỡng của hến

Hến được gọi nghiễn nhục, và trong 100 gam hến có thành phần dinh dưỡng bao gồm: 12.7 gam protein, 13.9 mg chất sắt, 0.25 mg đồng và các loại vitamin như vitamin B12, acid omega-3. Tuy nhiên, hến khá ít cholesterol nên thích hợp với những người có triệu chứng thiếu máu hay các bệnh lý về tim mạch đặc biệt hến còn được sử dụng để chữa bệnh di tinh.

Ăn hến có tốt không? Theo đông y, thịt hến có vị ngọt mặn, tính hàn, không có độc tính, hơn nữa, hến còn có tác dụng giúp hoạt tràng, thông khí, mát gan, thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu. Vỏ hến còn có vị mặn, tính ấm, không độc tính và có tác dụng cố tinh, làm se, long đờm và chất nôn. Theo dân gian, ăn hến còn có thể chữa được một số bệnh.

Theo dân gian, ăn hến còn có thể chữa được một số bệnh.
Theo dân gian, ăn hến còn có thể chữa được một số bệnh.

2. Tác dụng của hến trong điều trị một số bệnh

  • Hến được sử dụng chữa dương nuy, ít tinh: Sử dụng 300 gam thịt hến, 100 gam lá hẹ, 50ml dầu ăn cùng với gia vị vừa đủ. Hến được sơ chế và mang đi luộc để lấy phần thịt. Lá hẹ rửa sạch và thái khúc. Sau đó, đổ dầu vào chảo, đun nóng và cho hến vào xào săn cùng với gia vị. Khi hến đạt độ săn thì cho lá hẹ vào và đảo đều trong khoảng từ 3 đến 5 phút có thể mang ra sử dụng
  • Hến được sử dụng chữa chứng hay đi tiểu đêm: Sử dụng 50 gam thịt hến, 100 gam thịt lợn. Cho hến và thịt lợn vào ninh nhừ, sau đó thêm muối và gia vị cho vừa đủ. Sử dụng bài thuốc này trong ngày giúp cải thiện chứng hay đi tiểu đêm
  • Hến được sử dụng để chữa di tinh, đái đục: Sử dụng 10 đến 15 gam vỏ hến được nung cùng với 10 đến 15 gam hoàng bá sao. Sau đó, mang hỗn hợp này đi tán bột mịn và uống ngày hai lần.

3. Các món ăn, bài thuốc làm từ hến

3.1. Món canh hến nấu bầu

  • Thực hiện món canh hến nấu bầu cần chuẩn bị các nguyên liệu: Hến sông khoảng 2 đến 3 kg, 1 hoặc 2 quả bầu sao hay bầu trắng, mỡ, mắm, muối, hành, thì là và gia vị vừa đủ.
  • Hến ngâm trong nước gạo để nhả bớt nhớt và cát cho thật sạch. Luộc hến bằng nước lạnh, sau khi nước sôi, đảo đều đến khi hến mở đều miệng thì tắt bếp. Nước hến được gạn lấy nước luộc, còn thịt thì đãi riêng thịt.
  • Sau đó, lấy nước luộc hến đến sôi, thả bầu đã băm hoặc thái chỉ vào nước luộc hến đến khi miếng bầu trong, hết đục và cho hành thì là được thái khúc vào.
  • Đun sôi mỡ, thả hành thái vào, đến khi hành thơ, thì cho thịt hến vào cùng với nước mắm và gia vị vừa đủ, đảo đều cho đến khi thịt hến săn lại. Hến xào riêng hoặc cho vào canh nước hến và bầu.

Món canh hến nấu bầu có tác dụng bồi bổ sức khỏe, thanh nhiệt, giải khát.

3.2. Món hến xào với rau các loại

  • Hến xào su hào, củ cải hoặc các loại rau khác như rau bí, hoa thiên lý,... Vào mùa hè, bí đỏ thường rất nhiều nên có thể sử dụng hến xào rau bí để vừa thể hiện tính chất truyền thống vừa có tác dụng thanh nhiệt, giải khát trừ phiền.
  • Hến cũng được sơ chế tương tự như canh hến nấu bầu nhưng vì hến được sử dụng làm món xào nên khi luộc hến không cần cho quá nhiều nước.
  • Rau bí bao gồm ngọn và lá non được tước bỏ phần xơ, lá được vò nát và đem đi rửa sạch, sau đó thái đoạn khoảng 3 đến 4cm.
  • Cho dầu vào chảo, đun nóng và cho hành vào xào thơ. Tiếp tục cho rau bí vào đảo đều, thêm mắm, muối, gia vị.
  • Đun rau bí chín kỹ thì cho hến vào xào, sau đó cho thêm ít tỏi đã đập dập và đảo đều.

Hến xào với rau bí cho món ăn khá ngon, bổ, thanh nhiệt, giải khát, trừ phiền nhiệt và thích hợp với rất nhiều người khi sử dụng.

Món canh hến nấu bầu có tác dụng bồi bổ sức khỏe, thanh nhiệt, giải khát.
Món canh hến nấu bầu có tác dụng bồi bổ sức khỏe, thanh nhiệt, giải khát.

3.3. Hến xào ăn kèm với bánh đa

  • Sử dụng 300 gam thịt hến cùng với 50 gam vừng rang giã nát, 100 gam lạc rang, bỏ vỏ giã nát, 1 củ hành tây đã được bỏ hết vỏ già cùng những phần không ăn được và thái mỏng, 20 gam gừng tươi giã nát, 1 trái khế chua đã được gọt mép sạch, tỏi lý sơn 1 củ được đập dập cùng với gia vị, dầu ăn, thì là, thái đoạn và một vài loại rau thơm.
  • Bánh đa nướng khoảng 5 đến 10 cái.
  • Hến được ngâm rửa cho sạch nhớt và cát. Sau đó, đem hến đi luộc, nước luộc hến để riêng, còn thịt hến được đãi. Thịt hến có thể đem đi ướp nước mắm, gia vị cho ngấm.
  • Sử dụng dầu ăn hoặc mỡ lợn xào thịt hến với tỏi, hành tây và gia vị vừa đủ. Khi hành tây chín, cho thìa là vào đảo đều và bắc ra, để nguội sau đó trộn với vừng, lạc, khế, và gừng thái nhỏ.
  • Xúc hến thành phẩm ra đĩa bổ sung vừng, lạc, gừng và rau thơm. Hến được sử dụng cùng với bánh đa và nước mắm tiêu có gia vị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: suckhoedoisong.vn

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

27.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan