Làm bánh xèo bằng bột gạo nếp hay gạo tẻ?

Một trong những món ăn vặt phổ biến ở Việt Nam chính là bánh xèo. Không chỉ có ở Việt Nam, Nhật Bản cùng một số nước khác trong khu vực Châu Á cũng rất ưa chuộng món bánh này. Đây là món bánh đặc biệt có nhân đa dạng lại dễ ăn. Vậy làm bánh xèo bằng bột gạo nếp hay tẻ?

1. Lý giải loại bột được dùng làm bánh xèo ngon

Gạo nếp có tính dẻo quánh phù hợp làm các món bánh yêu cầu kết dính và dẻo quánh. Đặc biệt là khi nấu chín, độ dính của bánh cũng được tăng lên. Do vậy bột này được sử dụng phổ biến ở một số nước Châu Á. Tại Việt Nam, bột nếp thường dùng làm các món đặc sản như bánh nướng, bánh dẻo, bánh nếp...

Với bánh xèo, khi tráng bánh độ mỏng cùng sự dính sẽ đảm bảo không bị đứt hay rơi nhân lúc cuộn. Do vậy, bột nếp có thể pha thêm vào bột làm bánh xèo để bánh tráng ra đẹp hình thức hơn. Thêm vào đó khi chiên lên bột nếp khá giòn.

Gạo tẻbột làm bánh xèo cũng rất hợp lý. Gạo tẻ Việt Nam có mùi vị thơm ngon, thêm vào đó là độ xốp dẻo của loại bột này sẽ khiến món bánh khi hoàn thành trở nên ngon hơn. Không riêng bánh xèo mà bánh cuốn, bánh đúc, bánh tẻ.. cũng được dùng bột gạo tẻ mà làm ra.

Do vậy làm bánh xèo bằng bột gạo nếp hay tẻ còn phụ thuộc vào sở thích của mỗi người. Có thể chỉ dùng bột gạo tẻ hoặc kết hợp gạo nếp với gạo tẻ. Chất lượng bánh phù hợp vào công thức pha chế bột của mỗi người. Do vậy tùy vào đặc điểm món bánh người làm bánh có thể linh hoạt lựa chọn loại bột phù hợp.

2. Cách để làm bánh xèo có vỏ mỏng giòn

Bánh xèo có vỏ càng giòn thì lúc ăn vào trong miệng càng thơm ngon. Để làm món bánh xèo thì nguyên liệu sau là những thứ cần thiết phải chuẩn bị đầy đủ:

  • Bột gạo tẻ: 150 gam
  • Nước cốt dừa: 200 ml
  • Tinh bột nghệ: 30 gam
  • Thịt tôm bóc nõn hoặc để nguyên con làm sạch : 100 gam
  • Thịt ba chỉ thái miếng: 100 g
  • Đậu xanh tách vỏ: 50 gam
  • Nước mắm nêm: 40 ml
  • Đường kính: 40 gam
  • Các gia vị khác để làm như: Dầu ăn, tỏi, ớt, tiêu
  • Rau thơm như xà lách, quế, dấp cá, tía tô, giá đỗ...
  • Dầu ăn

Bột gạo tẻ, bột nghệ, nước cốt dừa được trộn đều với nhau đồng thời đổ nước từ từ đến khi hòa quyện, tất cả bột đều được rây lọc trước khi trộn để đảm bảo mịn. Sau khi trộn bột xong cho bột nghỉ 1 giờ như vậy bột sẽ ngấm hơn và khi tráng bánh cũng ngon hơn.

Trong thời gian chờ, ngâm đậu xanh đã tách vỏ để nở rồi đồ lên làm nhân cho bánh. Các nguyên liệu để nghỉ trước khi chế biến đặt sang một bên. Tôm và thịt cần được làm sạch và sơ chế cho chín để làm nhân bánh.

bột làm bánh xèo
Bột làm bánh xèo cần được pha đúng cách và đủ thành phần

Lấy chảo cho một chút dầu phi thơm rồi xào tôm thịt đến khi chín và nêm gia vị cho vừa đủ. Lúc này các nguyên liệu chuẩn bị đã sơ chế gần xong có thể tiến hành đổ và tráng bánh xèo. Quét lớp dầu mỏng để khi tráng bánh không bị dính gây mất thẩm mỹ. Đổ một lớp bột mỏng, sau đó cho nhân vào rồi tráng đến khi bánh giòn, gấp lại rồi bỏ ra đĩa, sau đó là pha nước chấm cho bánh.

Nước chấm bánh gồm: nước mắm cùng tỏi ớt tiêu và gia vị được hòa quyện. Món nước chấm sau khi hoàn thiện sẽ có mùi vị chua ngọt ăn kèm bánh rất ngon. Bánh xèo có thể cắt theo sở thích và dùng bánh tráng hoặc rau sống để cuộn bánh thành miếng vừa ăn.

Khi làm bột tráng bánh xèo cần lưu ý không nên dùng quá nhiều màu từ bột nghệ. Do nghệ có tính nóng, vị đắng nếu bỏ quá nhiều bánh sẽ không được thơm hoặc xuất hiện vị đắng rất khó chịu. Bột bánh cũng không được pha quá loãng hoặc quá đặc. Loãng quá bánh sẽ không dính dễ vỡ và chiên lâu giòn. Còn bột pha đặc sẽ khó để làm bánh mỏng vỏ giòn như mong muốn.

3. Công thức bánh xèo đặc sản miền trung

Miền trung được biết đến như nơi bắt nguồn của món bánh xèo đặc sản. Bánh xèo ở đây được làm với nhân là tôm, giá và hưởng vị chua chua hơi ngọt đặc sắc của vùng miền này. Chính vì thế, khi mời các vị khách từ phương xa, người dân nơi đây đều chọn bánh xèo để tiếp đãi vừa ăn ngon, khá tiện lợi lại phù hợp với người vừa đi xa đến.

Nguyên liệu để làm bánh xèo theo kiểu miền trung là : 200 gam bột gạo tẻ, 100 ml bia tươi, 50 ml nước dừa tươi, nửa muỗng muối, bột nghệ, hành lá, thì là, gừng, hành phi, tiêu, dầu ăn, 200 gam thịt bò, 200 gam tôm, 1 củ hành tây cỡ lớn.

Đầu tiên chuẩn bị làm vỏ bánh theo đúng kiểu miền trung. Bước trộn bột làm bánh khá quan trọng. Vỏ bánh có tính quyết định hương vị của món bánh khi hoàn thiện. Các loại bột cần được trộn đều và bỏ thêm một chút muối để khi tráng xong bánh có vị vừa ăn.

Nước dừa và bia được chuẩn bị kỹ để hòa bột thay vì dùng nước. Đây là điểm đặc biệt ở vùng quê này. Hỗn hợp bột sau khi được trộn nước cần khuấy đều cho đến khi tan hoàn toàn. Dùng hành lá rải lên hỗn hợp bột đã trộn rồi bỏ chút dầu ăn vừa tạo thêm hương vị lại chống bột dính khi tráng bánh. Sau khi bột được quyện tan hoàn toàn, cần để nghỉ 30 - 60 phút trước khi đem đi tráng bánh.

Làm bánh xèo rất đơn giản chỉ cần bạn thực hiện đúng theo các bước
Làm bánh xèo rất đơn giản chỉ cần bạn thực hiện đúng theo các bước

Về phần nhân, mỗi vùng miền sẽ có phần nhân khác nhau. Thịt bò được thái mỏng trộn đều các gia vị lại để ướp. Sau đó, tôm thay vì bóc nõn sẽ được cắt bỏ râu và làm sạch ướp gừng và gia vị. Do các gia vị khi nấu có thể bị cháy nên cần để lát to. Sau đó đem xào cùng hành tây và bỏ gia vị.

Đặc biệt miền trung dùng chiếc chảo gang sâu lòng để làm bánh xèo. Trước khi tráng bánh, chảo cần được làm nóng trước. Sau khi hỗn hợp vỏ bánh được đổ lên chảo thì chờ khoảng 2 phút. Bánh tráng cần chín đều vàng 2 mặt và giòn tan khi ăn.

Làm ra món bánh xèo vốn rất kỳ công. Do vậy không phải ai mới lần đầu cũng biết cách trộn bột làm bánh xèo. Hơn nữa khi tráng bánh cùng cần phải rất khéo léo mới có thể đạt được như mong muốn.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc làm bánh xèo bằng bột gạo nếp hay tẻ và hướng dẫn bạn cách làm bánh xèo chuẩn miền tây. Bạn có thể áp dụng thực hiện tại nhà để làm ra món bánh dân giã tiếp đãi người thân.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

18.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan