Lượng vitamin B6 khuyến cáo cho cơ thể

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Ngọc Hải - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Vitamin B6 (pyridoxine) rất quan trọng cho sự phát triển bình thường của não, cũng như hệ thần kinh và hệ miễn dịch. Nguồn thực phẩm giàu vitamin B6 bao gồm thịt gia cầm, cá, khoai tây, đậu xanh và chuối. Vitamin B6 cũng có thể được dùng dưới dạng thực phẩm bổ sung, thường là viên nang, viên nén hoặc chất lỏng uống.

1. Mỗi ngày cần bao nhiêu vitamin B6?

Theo các khuyến nghị về dinh dưỡng, hàm lượng vitamin B6 cần thiết trong mỗi ngày cho nam giới từ 14 đến 50 tuổi là 1,3 mg; từ 51 tuổi trở lên là 1,7 mg; cho phụ nữ từ 14 đến 18 tuổi là 1,2 mg; từ 19 đến 50 tuổi là 1,3 mg và từ 51 tuổi trở lên là 1,5 mg. Đối với thời kỳ mang thai và cho con bú, lượng vitamin B6 cần tăng lên 1,9 mg và 2,0 mg theo thứ tự tương ứng.

Bên cạnh đó, mức tiêu thụ hàm lượng vitamin B6 có thể dung nạp được hay là liều tối đa hàng ngày mà không có khả năng gây ra tác dụng phụ bất lợi cho dân số nói chung ở một giá trị khá lớn. Cụ thể là hàm lượng vitamin B6 cho người lớn từ 19 tuổi trở lên có thể được chấp nhận tối đa là ở mức 100 mg mỗi ngày và với lượng ít hơn một chút ở trẻ em và thanh thiếu niên. Thật sự, hàm lượng vitamin B6 cao này chỉ có thể đạt được bằng cách uống bổ sung thông qua việc sử dụng các loại thực phẩm chức năng. Các chất bổ sung vitamin B6 thậm chí với mức liều cao hơn đôi khi được kê đơn vì lý do y tế. Tuy nhiên, người bệnh cần có sự giám sát của bác sĩ vì thừa vitamin B6 có thể gây ngộ độc.

2. Vai trò của vitamin B6 và sức khỏe con người

homocysteine và bệnh tim
Bổ sung vitamin B có thể làm giảm mức homocysteine rất có ích cho chức năng não

Vitamin B6 đã được nghiên cứu rộng rãi về vai trò của nó trong việc ngăn ngừa bệnh tật. Vitamin tổng hợp ở dạng bổ sung qua các thực phẩm chức năng cho thấy nhiều hứa hẹn trong việc điều trị chứng buồn nôn vì ốm nghén do mang thai. Tuy nhiên, việc sử dụng như vậy cần có chỉ định của bác sĩ và nên thực hiện dưới sự giám sát định kỳ.

Các lợi ích của vitamin B6 cho sức khỏe con người được trình bày như sau:

  • Bệnh tim mạch: Mức homocysteine ​​cao trong máu có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ vì có thể thúc đẩy sự hình thành các cục máu đông và các tế bào gốc tự do dư thừa cũng như có thể làm suy giảm chức năng bình thường của mạch máu. Thiếu vitamin B6, cùng với vitamin B12 và axit folic, có thể làm tăng mức homocysteine. Mặc dù các nghiên cứu dịch tễ học đã phát hiện ra rằng việc bổ sung vitamin B có thể làm giảm mức homocysteine, khả năng giảm đồng thời nguy cơ biến cố tim mạch khi dùng vitamin này vẫn cần thêm các bằng chứng củng cố.
  • Khả năng nhận thức: Vitamin B6 có thể gián tiếp giúp ích cho chức năng não bằng cách giảm mức homocysteine, vì nồng độ cao của loại protein này trong cơ thể có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh mất trí nhớ, bệnh Alzheimer và suy giảm nhận thức cao hơn. Thật vậy, đã có một số thử nghiệm có đối chứng cho thấy việc bổ sung vitamin B6 có thể làm chậm quá trình suy giảm nhận thức.
  • Ung thư: Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy ăn nhiều thực phẩm có vitamin B6 và nồng độ B6 trong máu cao hơn có liên quan đáng kể đến việc giảm nguy cơ mắc tất cả các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư đường tiêu hóa. Trong đó, vitamin B6 được cho là có vai trò góp phần đáng kể trong ung thư đại trực tràng nhờ hoạt động của enzym có thể làm giảm stress oxy hóa và sự lây lan của các tế bào khối u. Thiếu vitamin B6 có liên quan đến tình trạng viêm mãn tính, một yếu tố nguy cơ gây ung thư đại trực tràng.
Ốm nghén là nguyên nhân chủ yếu khiến thai phụ không tăng cân
Vitamin B6 giúp giảm buồn nôn khi ốm nghén

  • Ốm nghén: Vitamin B6 từ lâu đã được ghi nhận là một phương thuốc giúp giảm buồn nôn liên quan đến thai nghén và dạng nghiêm trọng nhất của nó là chứng buồn nôn nhiều, đôi khi phải nhập viện do mất nước nghiêm trọng.

Tuy nhiên, việc sử dụng các chất nhằm mục đích bổ sung vitamin B6 riêng biệt, bên ngoài các chế phẩm vitamin tổng hợp tiêu chuẩn, là không thể kết luận chính xác lợi ích của vitamin B6 nên không được khuyến khích.

3. Nguồn thực phẩm giàu vitamin B6

Vitamin B6 được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm động vật và thực vật, như:

  • Gan bò
  • Cá ngừ
  • Cá hồi
  • Ngũ cốc
  • Đậu xanh
  • Thịt gia cầm

Một số loại rau và trái cây, đặc biệt là rau lá xanh đậm, chuối, đu đủ, cam và dưa đỏ

4. Dấu hiệu của sự thiếu hụt và ngộ độc vitamin B6

4.1 Thiếu hụt vitamin B6

Thiếu vitamin B6 thường xảy ra đồng thời khi các vitamin B khác trong cơ thể cũng ở hàm lượng thấp, đặc biệt là vitamin B12 và axit folic. Sự thiếu hụt nhẹ có thể không có triệu chứng, nhưng sự thiếu hụt nghiêm trọng hơn hoặc kéo dài có thể biểu hiện những điều sau:

  • Thiếu máu hồng cầu nhỏ
  • Bệnh ngoài da
  • Phiền muộn
  • Lú lẫn
  • Giảm khả năng miễn dịch

Một số tình trạng có thể làm tăng nguy cơ diễn tiến đến sự thiếu hụt vitamin B6 do cản trở quá trình hấp thụ:

thiếu máu bất sản
Thiếu máu hồng cầu nhỏ có thể do thiếu hụt vitamin B6

4.2 Ngộ độc vitamin B6

Rất khó để có thể đạt tới hàm lượng B6 gây ngộ độc chỉ từ các nguồn thực phẩm ăn vào. Vitamin B6 là một loại vitamin hòa tan trong nước, do đó lượng không sử dụng được sẽ thoát ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Tuy nhiên, mức độ độc hại cũng có khả năng xảy ra khi bổ sung vitamin B6 ở liều rất cao trong thời gian dài với hàm lượng trên 1.000 mg mỗi ngày.

Các triệu chứng được hướng tới ngộ độc vitamin B6 được liệt kê dưới đây và thường sẽ giảm dần sau khi ngừng dùng liều cao, bao gồm:

  • Bệnh thần kinh ở bàn chân và bàn tay
  • Mất điều hòa, kiểm soát các chuyển động của cơ thể
  • Buồn nôn

Tóm lại, một chế độ ăn uống lành mạnh và đa dạng là hoàn toàn có thể cung cấp đủ vitamin B6 với lượng cần thiết mọi người. Tuy nhiên, đối với những người bị bệnh thận, hội chứng kém hấp thu và một số tình trạng khác, việc bổ sung thêm vitamin B6 là cần thiết. Lúc này, hàm lượng vitamin b6 cần được chỉ định và theo dõi tùy vào từng trường hợp, tránh tự ý bổ sung đơn độc vitamin B6 mà không cân đối với các vitamin nhóm B khác vì dễ dẫn đến ngộ độc. Trong trường hợp muốn biết bản thân có bị thiếu vitamin B6 hay không thì mọi người có thể đến bệnh viện uy tín để tiến hành thăm khám sức khỏe định kỳ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: hsph.harvard.edu

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

12.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan