Ăn mướp đắng giảm mỡ máu?

Mướp đắng hay còn được gọi là khổ qua, thường được kết hợp chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình người Việt. Mướp đắng có chứa nhiều chất dinh dưỡng quý giá, do đó, nó rất tốt đối với sức khỏe, giúp ngăn ngừa được một số bệnh lý nhất định.

1.Vì sao nên ăn mướp đắng?

Mướp đắng là một loại cây được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm Châu Á, Châu Phi, Nam Mỹ và Caribe. Loại quả của cây mướp đắng thoạt nhìn trông giống như một trái dưa chuột, thường được sử dụng rất linh hoạt để làm thực phẩm và làm thuốc đông y chữa bệnh.

Ngoài ra, nó cũng được biết đến như một vị thuốc dân gian giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường vì nó có khả năng làm giảm mức đường trong máu ở những bệnh nhân mắc bệnh tiền tiểu đường và tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn chưa tìm ra được bằng chứng cụ thể để chứng minh cho điều này.

Một số thử nghiệm lâm sàng khác đã phát hiện ra rằng, mướp đắng có thể cản trở hoạt động và kìm hãm sự phát triển của các loại vi rút, ví dụ như vi rút HIV. Hơn nữa, kết quả thử nghiệm cũng cho thấy, mướp đắng có khả năng tiêu diệt được các tế bào gây ung thư. Tuy nhiên, điều này cần được nghiên cứu nhiều hơn nữa để xác minh chính xác hơn.

Hiện nay, không có một liều lượng tiêu chuẩn nào dành cho việc ăn mướp đắng. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng mướp đắng làm phương pháp điều trị bệnh hoặc kết hợp chúng với bất kỳ loại thuốc nào khác.

Bệnh tiểu đường
Mướp đắng có khả năng làm giảm mức đường trong máu rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường

2.Ăn mướp đắng có giúp làm giảm mỡ máu không?

Thực tế, mướp đắng là một loại thực phẩm cung cấp lượng vitamin C hàng đầu trong các loại rau quả. Theo nghiên cứu cho thấy, nó có chứa gấp 5-20 lần vitamin C so với dưa chuột. Việc sử dụng mướp đắng thường xuyên có thể ngăn ngừa đáng kể được nguy cơ mắc các bệnh như xuất huyết, xơ vữa động mạch, ung thư, tim mạch và cảm lạnh. Ngoài ra, nó cũng rất hữu ích trong việc bảo vệ màng tế bào cũng như tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Mặt khác, trong mướp đắng có chứa chất glycoside, đây là một chất có khả năng làm hạ mức đường huyết, do đó có tác dụng hỗ trợ trị liệu cho bệnh tiểu đường loại 2. Bên cạnh đó, việc thường xuyên ăn mướp đắng cũng giúp cơ thể tăng sức đề kháng, chống lại sự tấn công của các loại vi khuẩn gây hại và ức chế các tế bào ung thư và vi rút HIV.

Ngoài ra, mướp đắng còn được mệnh danh là “sát thủ của chất béo” vì khả năng tiêu mỡ vô cùng hiệu quả của nó. Với tác dụng giảm béo tuyệt vời này, việc ăn mướp đắng có thể giúp bạn làm giảm tới 60% lượng đường trong cơ thể. Đây cũng chính là lý do vì sao nó được sử dụng khá phổ biến trong Đông Y, vừa có tác dụng giảm cân hiệu quả, vừa điều trị được chứng đau đầu khó chịu.

Tuy nhiên, khi chế biến mướp đắng, bạn không nên xào chúng ở nhiệt độ quá cao để tránh làm giảm tác dụng phân hủy chất béo của loại quả này. Bạn nên thái mướp đắng thành những lát nhỏ và cho thêm chúng vào các món như salad hoặc nộm. Điều này không chỉ giúp bạn giảm cân giảm mỡ hiệu quả mà còn nhanh chóng sở hữu được một thân hình nhẹ nhàng, thon gọn và khỏe mạnh.

Xơ vữa động mạch
Ăn mướp đắng thường xuyên có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch

3.Những rủi ro tiềm ẩn khi sử dụng mướp đắng

Bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng mướp đắng cùng với bất kỳ loại thuốc điều trị bệnh khác để ngăn ngừa các tác dụng phụ hoặc sự tương tác tiềm ẩn của chúng với thuốc.

  • Tác dụng phụ: Trong một thời gian ngắn sử dụng, mướp đắng dường như không gây ra bất kỳ vấn đề nào đối với sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, mướp đắng có thể dẫn đến một số triệu chứng như chuột rút, đau đầu, đau bụng và tiêu chảy.
  • Rủi ro đối với một số đối tượng: Ăn mướp đắng có thể ảnh hưởng lớn đến lượng đường trong máu của bạn. Do đó, những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và kiểm tra mức đường huyết trước khi sử dụng chúng. Việc ăn mướp đắng cùng với các loại thuốc tiểu đường khác có thể khiến cho mức đường huyết bị hạ thấp xuống quá mức cho phép. Ngoài ra, ăn mướp đắng cũng không được cho là an toàn đối với trẻ em và phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
  • Tương tác thuốc: Bạn nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng bất kỳ chất bổ sung từ mướp đắng nào vì chúng có thể tương tác với những loại thuốc dùng để điều trị bệnh tiểu đường hoặc một số bệnh lý khác.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan