Người tiểu đường có được ăn bơ với sữa không?

Câu hỏi người tiểu đường ăn bơ được không, hiện được rất nhiều người quan tâm bởi bơ có vị béo, mùi thơm đặc trưng và dùng trong nhiều món ăn. Mặc dù bơ nằm trong nhiều chế độ ăn kiêng, nhưng sữa cần được cân nhắc với người mắc bệnh tiểu đường, vì hàm lượng carbohydrate cao. Vậy người tiểu đường có được ăn bơ với sữa không?

1. Người mắc bệnh tiểu đường có ăn bơ được không?

Bơ là một trong những chế phẩm từ sữa, cung cấp hàm lượng lớn các loại chất béo, chủ yếu là chất béo bão hòa - chất béo không lành mạnh đối với sức khỏe. Hầu hết các chất béo đều cung cấp nhiều năng lượng. Do đó, ăn nhiều chất béo có thể làm thừa năng lượng và gây tăng cân, cũng như làm tăng nồng độ chất béo trong máu.

Ngoài ra, tiêu thụ nhiều chất béo cũng ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, khó kiểm soát đường huyết hơn. Vì vậy, người tiểu đường không nên ăn bơ, vì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, một trong những biến chứng nguy hiểm của tiểu đường.

2. Người tiểu đường có được ăn bơ với sữa không?

Bơ và sữa nguyên kem có hàm lượng chất béo bão hòa cao, vì vậy không tốt đối với người bị tiểu đường. Tuy nhiên, người tiểu đường có được uống sữa không có thể được cân nhắc, vì sữa là nguồn protein giàu canxi và vitamin D.

Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy, phụ nữ sau mãn kinh bị béo phì, thanh thiếu niên nếu uống nhiều sữa, đặc biệt là sữa tách béo sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Thậm chí, nhiều nghiên cứu còn cho biết, bệnh tiểu đường type 2 có thể được phòng ngừa bởi một số loại chất béo bão hòa có trong sữa.

Tuy nhiên cần có nhiều nghiên cứu hơn về tác dụng của sữa ít béo đối với bệnh tiểu đường.

3. Mắc bệnh tiểu đường nên dùng sữa nào thì phù hợp?

Tùy vào sở thích, mùi vị, nhu cầu carbohydrate của từng người, các chuyên gia dinh dưỡng sẽ gợi ý loại sữa phù hợp. Ví dụ, với người bị tiểu đường có nhu cầu giảm carbohydrate thì sữa hạt là lựa chọn tuyệt vời vì chúng không chứa carbohydrate (như sữa hạt hạnh nhân).

Trong khi đó, carbohydrate có trong hầu hết các loại sữa bò. Carbs có trong sữa ở dưới dạng đường lactose, vì vậy cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể. 240ml sữa chứa khoảng 12 gram carbohydrate. Với giá trị carbohydrate như vậy, uống sữa có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu của mình.

Người tiểu đường có được ăn bơ với sữa không
Bơ và sữa nguyên kem không phải là thực phẩm tốt cho người tiểu đường

Với người mắc bệnh tiểu đường và không dung nạp lactose, sữa tách béo có thể là một lựa chọn phù hợp vì chúng ít calo hơn. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần cân nhắc sử dụng với lượng carbs thấp, sữa ít béo sẽ dễ dàng được hấp thụ vào máu và có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Vì vậy, người bị tiểu đường type 2 cần theo dõi lượng đường trong máu sau khi dùng bất kỳ loại sữa nào để xác định loại tốt nhất đối với bản thân. Tập trung vào kiểm soát lượng carbs hấp thụ từ sữa sẽ giúp chọn loại sữa phù hợp hơn so với lượng chất béo có trong mỗi loại sữa.

4. Gợi ý thực đơn với sữa phù hợp cho người bị bệnh tiểu đường

Người bị tiểu đường nếu muốn đưa sữa vào trong chế độ ăn kiêng của mình cần cân nhắc dựa vào các yếu tố, bao gồm: Mức độ hoạt động của cơ thể, tổng giá trị calo mà các bữa ăn cung cấp, tỷ lệ các loại chất béo có trong thực phẩm, các loại đồ uống khác và chỉ số đường huyết theo dõi.

Nhìn chung, các chuyên gia dinh dưỡng thường đưa ra lời khuyên về chế phẩm từ sữa nên dùng cho người bệnh tiểu đường là sữa chua và phomai, vì chúng ít chất béo hơn và ít ảnh hưởng đến lượng đường huyết hơn. Bên cạnh đó, nếu một ly sữa có thể làm giảm cơn thèm các loại đồ uống có chứa đường khác thì người bị bệnh tiểu đường nên dùng.

Trong trường hợp nếu muốn loại bỏ sữa khỏi chế độ ăn uống, người bệnh cần tìm các nguồn canxi thay thế khác. Dưới đây là một số gợi ý mà người bệnh tiểu đường có thể tham khảo khi đưa sữa vào chế độ ăn uống mà không ảnh hưởng đến tổng lượng carbohydrate:

  • Bữa sáng: 1 cốc ngũ cốc ăn sáng giàu chất xơ với sữa ít béo và một miếng trái cây, hoặc yến mạch với sữa chua Hy Lạp ít béo.
  • Bữa ăn nhẹ: Sữa chua tự nhiên ít béo với trái cây, hoặc 1 ly sữa ít béo. Tuy nhiên, không phải người bị tiểu đường nào cũng cần bữa ăn nhẹ. Hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng về việc có nên thêm bữa nhẹ vào chế độ ăn kiêng không.

Người tiểu đường có được ăn bơ với sữa không? Câu trả lời được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên là nên dùng sữa ít béo, hoặc các chế phẩm từ sữa khác như phomai hoặc sữa chua, vì bơ chứa nhiều chất béo bão hòa không tốt, còn sữa nên được cân đối cùng với các loại thực phẩm khác trong chế độ ăn uống.

Khi đã tìm được câu trả lời, bạn nên chủ động đưa ra một chế độ dinh dưỡng phù hợp và áp dụng theo. Việc duy trì chế độ ăn cùng lối sống khoa học sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường hạn chế những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như giúp tình trạng bệnh được cải thiện theo chiều hướng tốt hơn.

Người tiểu đường có được ăn bơ với sữa không
Người tiểu đường nên cân nhắc khi muốn đưa sữa vào chế độ ăn kiêng của mình

Bên cạnh đó hãy duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ, qua các lần kiểm tra sức khỏe, bác sĩ sẽ có những đánh giá chính xác về tình trạng bệnh và đưa ra tư vấn phù hợp nhất cho bệnh nhân.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan