Nha đam có độc không?

Nha đam là một loại cây giống cây xương rồng, mọc ở vùng khí hậu khô, nóng. Nó được dùng cho những người có tình trạng béo phì, tiểu đường, viêm xương khớp hoặc gel dùng bôi lên da cho các tình trạng như mụn trứng cá, làm lành vết thương và nhiều thứ khác. Vấn đề được đặt ra là liệu nha đam có độc không và cần lưu ý gì khi sử dụng.

1. Tác dụng của nha đam

Các bộ phận hữu ích của nha đam là gel và latex. Gel được lấy từ các tế bào ở trung tâm của lá và mủ cây. Gel nhan đam có thể cải thiện các bệnh như bệnh vẩy nến. Ngoài ra, Nha đam có thể tăng tốc độ chữa lành vết thương bằng cách cải thiện lưu thông máu qua khu vực và ngăn chặn sự chết của tế bào xung quanh vết thương. Nó cũng có đặc tính loại trừ một số loại vi khuẩn và nấm. Mủ nha đam có chứa các hóa chất hoạt động như một thuốc nhuận tràng. Nghiên cứu ủng hộ việc sử dụng nha đam trong các điều trị da tại chỗ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng gel nha đam có thể có hiệu quả trong điều trị các tình trạng da bao gồm:

Cũng có bằng chứng mạnh mẽ rằng nước ép nha đam là một loại thuốc nhuận tràng mạnh. Trên thực tế, nước ép này đã từng được bán cùng các loại thuốc táo bón không kê đơn. Nhưng vì sự an toàn của nha đam chưa đủ bằng chứng, FDA đã cấm lưu hành các loại thuốc nhuận tràng không kê đơn có chứa nha đam vào năm 2002. Gel nha đam bằng đường uống có thể giúp giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường. Nó cũng có thể giúp giảm cholesterol.

Vảy nến thể mảng
Gel nha đam có thể có hiệu quả trong điều trị bệnh vảy nến

2. Tác dụng phụ của nha đam

Khi uống bằng miệng: Gel nha đam có thể an toàn khi được sử dụng một cách thích hợp và trong thời gian ngắn. Gel nha đam đã được sử dụng an toàn với liều 15ml mỗi ngày trong tối đa 42 ngày. Ngoài ra, một phức hợp gel cụ thể (Aloe QDM complex Univera Inc) sử dụng một cách an toàn với liều khoảng 600 mg mỗi ngày trong tối đa 8 tuần. Nha đam đường uống có tác dụng nhuận tràng, có thể gây chuột rút và tiêu chảy. Điều này có thể gây mất cân bằng điện giải trong máu của những người ăn dùng nó trong hơn một vài ngày. Nó cũng có thể nhuộm màu đại tràng, làm khó có thể quan sát đại tràng khi nội soi. Vì vậy, hãy tránh nó trong một tháng trước khi có ý định tiến hành nội soi.

Tuyệt đối không lấy nhựa cây nha đam bằng miệng: Latex nha đam không an toàn khi uống ở liều cao. Mủ nha đam có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau dạ dày và chuột rút. Sử dụng lâu dài một lượng lớn mủ nha đam có thể gây tiêu chảy, các vấn đề về thận, máu trong nước tiểu, kali thấp, yếu cơ, giảm cân và rối loạn tim. Uống 1 gram nha đam mỗi ngày trong vài ngày có thể gây tử vong. Ngoài ra, có mối lo ngại rằng các hóa chất trong nhựa cây nha đam và/hoặc chiết xuất từ ​​lá có thể thúc đẩy sự phát triển của bệnh ung thư. Nếu chiết suất của nha đam được loại bỏ aloin thì nó có thể là một biện pháp khắc phục tại chỗ cho cháy nắng. Aloin được tìm thấy giữa lá bên ngoài của cây nha đam có thể gây ung thư đại trực tràng ở chuột. Đã có một vài báo cáo về các vấn đề về gan ở một số người uống chiết xuất từ ​​lá nha đam. Tuy nhiên, điều này là không phổ biến, vì nó chỉ xảy ra ở những người quá mẫn cảm với nha đam.

Khi thoa lên da: Gel nha đam an toàn khi thoa lên da một cách thích hợp như một loại thuốc hoặc làm mỹ phẩm.

3. Cảnh báo đặc biệt khi sử dụng nha đam

Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú: Nha đam ở dạng gel hoặc latex thì không được uống. Có một báo cáo cho rằng, nha đam có liên quan đến sảy thai. Nó cũng có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Không dùng nha đam bằng miệng nếu đang mang thai hoặc cho con bú.

Đau bụng khi mang thai
Phụ nữ đang có thai không nên sử dụng nha đam

Trẻ em: Gel lô hội an toàn khi thoa lên da một cách thích hợp. Latex nha đam và chiết xuất toàn bộ lá nha đam không được uống bằng miệng. Trẻ em dưới 12 tuổi có thể bị đau dạ dày, chuột rút và tiêu chảy khi dùng nha đam

Bệnh nhân bệnh tiểu đường: Một số nghiên cứu cho thấy nha đam có thể làm giảm lượng đường trong máu. Nếu bệnh nhân tiểu đường uống nha đam thì hãy theo dõi lượng đường trong máu chặt chẽ.

Bệnh nhân của các bệnh về đường ruột như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng hoặc tắc nghẽn: Không dùng mủ nha đam nếu có bất kỳ tình trạng nào trong số bệnh đã nêu. Mủ nha đam là một chất kích thích ruột. Hãy nhớ rằng, các sản phẩm làm từ lá nha đam sẽ chứa một ít mủ.

Bệnh nhân bị bệnh trĩ: Không dùng mủ nha đam cho người bị bệnh trĩ. Nó có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Không uống nha đam nếu có vấn đề về đường ruột, bệnh tim, bệnh trĩ, vấn đề về thận, tiểu đường hoặc mất cân bằng điện giải.

Bệnh nhân bị các vấn đề về thận: Liều cao của nha đam có liên quan đến suy thận và các tình trạng nghiêm trọng khác.

Bệnh nhân phẫu thuật: Nha đam có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và có thể can thiệp vào việc kiểm soát lượng đường trong máu trong và sau phẫu thuật. Ngừng dùng nha đam ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

Không sử dụng dụng nha đam tại chỗ cho vết cắt sâu hoặc bỏng nặng. Những người dị ứng với tỏi, hành và hoa tulip có nhiều khả năng bị dị ứng với nha đam

4. Tương tác thuốc khi sử dụng nha đam

Nếu đang dùng bất kỳ loại thuốc thường xuyên, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi bạn bắt đầu sử dụng bổ sung nha đam. Nó có thể tương tác với các loại thuốc và chất bổ sung như thuốc trị tiểu đường, thuốc trợ tim, thuốc nhuận tràng, steroid và rễ cây cam thảo. Các loại kem và gel hầu hết đều ổn, nhưng dạng uống có thể thay đổi tác dụng của một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc lợi tiểu, digoxin (Lanoxin) cho các vấn đề về tim, làm loãng máu như warfarin (Coumadin) và thuốc trị tiểu đường. Và hãy nhớ rằng nha đam là một chất bổ sung chế độ ăn uống, không phải là một loại thuốc theo quy định. Điều đó có nghĩa là nó khó có thể biết chính xác những gì trong một sản phẩm nha đam.

nha đam
Khi sử dụng nha đam, người dùng cần thận trọng vì nha đam có thể tương tác với các loại thuốc

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

26.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan