Nhân sâm và mang thai: An toàn, rủi ro và khuyến cáo

Ngày nay, nhân sâm được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới và được biết đến như là một loại thảo dược có lợi cho sức khỏe. Vậy mang thai có được ăn sâm không? Theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời.

1. Nhân sâm là gì và có tác dụng thế nào?

Nhân sâm là một loại cây lâu năm sinh trưởng chậm, thuộc chi Panax trong họ Araliaceae. Cây còn được gọi là Ginnyuu ở một số vùng của Trung Quốc và các vùng khác của Châu Á.

Nhân sâm là một phương thuốc thảo dược phổ biến mọc ở các vùng của Châu Á và Bắc Mỹ. Rễ của cây nhân sâm đã được sử dụng như một phương thuốc thảo dược trong nhiều thế kỷ ở Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước châu Á khác.

Nhân sâm có tác dụng rất tốt trong việc:

  • Tăng cường năng lượng;
  • Cải thiện chức năng nhận thức;
  • Giảm lượng đường trong máu;
  • Loại bỏ căng thẳng;
  • Cân bằng cholesterol.

Ngày nay, nhân sâm được sử dụng phổ biến như một loại thảo dược để đánh bay mệt mỏi và phục hồi sinh lực.

Nhân sâm
Nhân sâm được biết đến như là một loại thảo dược có lợi cho sức khỏe

2. Mang thai có được ăn sâm không?

Nhân sâm là một loại thảo mộc khá an toàn để tiêu thụ khi bạn không mang thai và dùng với số lượng vừa phải. Cho đến hiện tại, chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào về hiệu quả hoặc sự an toàn của việc sử dụng nhân sâm trong thời kỳ mang thai và cho con bú.

Một nghiên cứu cho thấy hợp chất hoạt tính trong nhân sâm, ginsenoside Rb1, ảnh hưởng trực tiếp đến việc gây quái thai (rối loạn sự phát triển của thai nhi). Nó cũng gây ra các hiệu ứng bất thường ở phôi chuột.

Do đó, phụ nữ nên thận trọng khi tiêu thụ nhân sâm trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu.

3. Cảnh báo về việc sử dụng nhân sâm trong thời kỳ mang thai

Bạn nên tránh ăn nhân sâm khi đang mang thai là bởi:

  • Nó có đặc tính chống đông máu (làm loãng máu) có thể gây ra khuyết tật bẩm sinh.
  • Nhân sâm có thể làm rối loạn giấc ngủ của bạn và khiến tâm trạng thay đổi.
  • Loại thảo mộc này cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu, gây chóng mặt và buồn nôn.
  • Nhân sâm có thể ngăn chặn quá trình đông máu bình thường trong và sau khi mang thai.
  • Nó đôi khi gây tiêu chảy, khô miệng, nhức đầu, mất nước và mệt mỏi.
  • Nhân sâm có thể làm giảm tác dụng của bất kỳ loại thuốc nào do bác sĩ phụ khoa kê đơn.
  • Nhân sâm có thể gây chảy máu quá mức trong khi sinh mổ.
nhân sâm
Khuyến cáo không sử dụng nhân sâm trong thời kỳ mang thai và cho con bú

4. Các lựa chọn thay thế cho nhân sâm?

Như chúng ta đã biết, các phương pháp điều trị bằng thảo dược phần lớn phổ biến vì chúng tự nhiên. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tất cả các loại thảo mộc an toàn hoặc phù hợp cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Cho dù bạn đang cố gắng thụ thai, đang mang thai hay đang cho con bú thì tốt nhất nên tránh dùng thảo mộc hoặc tham khảo ý kiến ​​của chuyên gia có chuyên môn trước khi thử bất kỳ phương pháp chữa trị bằng thảo dược nào.

Uống trà thảo mộc với gừng, tỏi, quế, caraway và bạc hà có thể là những lựa chọn thay thế tuyệt vời cho nhân sâm. Tuy nhiên, một lần nữa, bạn phải tiêu thụ chúng ở mức độ vừa phải và chỉ sau khi tham khảo ý kiến ​​của chuyên gia y tế.

Ngày nay, để chuẩn bị một thai kỳ khỏe mạnh, cả vợ và chồng nên kiểm tra sức khỏe sinh sản từ 3-5 tháng trước khi mang thai.

Người vợ nên:

Người chồng nên:

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

62.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan