Trẻ sơ sinh không dung nạp lactose: Cha mẹ phải làm gì?

Trẻ không thể tiêu hoá một số loại đường sữa có thể là do trẻ không dung nạp đường lactose. Tình trạng này không gây hại nhưng nó gây ra sự ảnh hưởng khác như thiếu hụt chất dinh dưỡng. Để hạn chế tình trạng này, có thể sử dụng một số cách kiểm soát hàm lượng sữa sử dụng, đồng thời nên nhận được sự tư vấn của bác sĩ để lựa chọn sữa phù hợp cho bé.

1. Chứng không dung nạp lactose

Không dung nạp Lactose xảy ra khi ruột non của bạn không sản xuất đủ enzyme lactase để tiêu hóa đường sữa đường sữa. Thông thường enzyme lactase sẽ có tác dụng chuyển đường sữa thành hai loại đường đơn là glucose và galactose. Đây là hai loại đường được hấp thụ vào máu thông qua niêm mạc ruột.

Nếu thiếu enzyme lactase, đường sữa trong thực phẩm sẽ di chuyển vào đại tràng thay vì được chuyển hóa và hấp thu. Trong đại tràng, vi khuẩn bình thường tương tác với đường sữa không tiêu hoá, gây ra các dấu hiệu và triệu chứng không dung nạp lactose.

Có ba loại không dung nạp lactose. Bởi do các yếu tố khác nhau gây ra sự thiếu hụt enzyme lactase:

  • Không dung nạp nguyên phát: Đây là loại phổ biến nhất. Trẻ sơ sinh là đối tượng nhận dinh dưỡng từ sữa, nên chúng cần có enzyme lactase. Khi trẻ thay thế sữa bằng các thực phẩm khác, lượng enzyme lactase được giảm xuất thường bị giảm xuống, nhưng vẫn đủ cao để tiêu hoá lượng sữa trong chế độ ăn điển hình của người trưởng thành. Nhưng trong trường hợp không dung nạp lactose nguyên phát, sản xuất enzyme lactase giảm mạnh khi trưởng thành ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá các sản phẩm sữa.
Giá trị dinh dưỡng của sữa mẹ
Enzyme lactase trong sữa mẹ giúp trẻ sơ sinh nhận được đầy đủ dinh dưỡng

  • Không dung nạp đường sữa thứ phát: Tình trạng này xảy ra khi ruột non giảm sản xuất enzyme lactase sau khi bị bệnh, chấn thương hoặc phẫu thuật liên quan đến ruột non. Ngoài ra, có một số bệnh liên quan đến không dung nạp lactose thứ phát bao gồm: nhiễm trùng ruột, bệnh celiac, sự phát triển quá mức của vi khuẩn và bệnh Crohn.
  • Không dung nạp đường sữa bẩm sinh: Đây là loại hiếm xảy ra đối với trẻ được sinh ra không dung nạp lactose do thiếu enzyme lactase. Rối loạn này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác theo kiểu di truyền gọi là lặn tự phát, nghĩa là cả mẹ và cha phải truyền cùng một biến thể gen cho con. Hơn nữa, trẻ sinh non cũng có thể không dung nạp đường sữa vì nồng độ enzyme lactase không đủ.

2. Chẩn đoán và điều trị không dung nạp lactose

2.1. Chẩn đoán không dung nạp lactose

Bác sĩ có thể nghi ngờ không dung nạp lactose dựa trên các triệu chứng và phản ứng của trẻ với việc giảm lượng thực phẩm từ sữa trong chế độ ăn uống. Bác sĩ có thể xác nhận chẩn đoán bằng cách tiến hành một hoặc nhiều xét nghiệm sau:

  • Test hơi thở hydro: Sau khi uống một chất lỏng có chứa hàm lượng đường sữa cao, bác sĩ sẽ đo lượng hydro trong hơi thở đều đặn. Hít thở quá nhiều hydro cho thấy cơ thể không tiêu hóa và hấp thụ hoàn toàn đường sữa.
  • Test dung nạp Lactose: Sau hai giờ khi uống một chất lỏng có chứa hàm lượng đường sữa cao, sẽ thực hiện xét nghiệm máu để đo lượng glucose trong máu. Nếu mức glucose của cơ thể không tăng, điều đó có nghĩa là cơ thể không tiêu hóa và hấp thụ.
Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu
Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán không dung nạp lactose

2.2. Điều trị không dung nạp lactose

Ở những người không dung nạp lactose do một tình trạng tiềm ẩn. Điều trị tình trạng này có thể khôi phục khả năng tiêu hóa đường sữa của cơ thể, mặc dù quá trình đó có thể mất nhiều tháng. Đối với các nguyên nhân khác, có thể tránh sự khó chịu của không dung nạp đường sữa bằng cách tuân theo chế độ ăn ít đường.

Để giảm lượng đường trong chế độ ăn nên:

  • Hạn chế sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa
  • Sử dụng các sản phẩm sữa thành những phần nhỏ trong bữa ăn thông thường
  • Ăn và uống kem và sữa giảm đường sữa
  • Thêm một enzyme lactase dạng lỏng hoặc bột vào sữa để phân tách được đường sữa
Sữa
Hạn chế sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa giúp điều trị không dung nạp lactose

3. Việc cần làm khi trẻ không dung nạp lactose

Đối với những trẻ đang bú mẹ, nếu trẻ bị tiêu chảy thì mẹ vẫn tiếp tục cho bé bú, đồng thời không áp dụng chế độ ăn kiêng cho trẻ. Bởi vì, khi ăn kiêng trẻ có nguy cơ tiêu chảy kéo dài hơn và có thể bị suy dinh dưỡng.

Thành phần sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng có thể giúp trẻ nhanh phục hồi khi bị tiêu chảy. Hơn nữa, các yếu tố miễn dịch trong sữa mẹ khá phong phú giúp tăng cường bảo vệ hệ miễn dịch, bao gồm cả miễn dịch niêm mạc ruột. Các nucleotide có trong sữa mẹ có tác dụng giúp tái tạo các tổn thương ở niêm mạc ruột khi bị nhiễm trùng. Cho nên, sữa mẹ là thức ăn thích hợp cho trẻ sau khi điều trị bằng dung dịch oresol cho bé không dung nạp lactose. Bởi vì, lactose trong sữa mẹ vẫn được tiêu hoá và hấp thụ khi thiếu men lactase.

Đối với trẻ bị tiêu chảy do không dung nạp lactose thì biện pháp quan trọng nhất là loại trừ thực phẩm có chứa lactose, hoặc có thể sử dụng sữa không có lactose hay còn gọi lactofree cho đến khi bé ngừng bị tiêu chảy. Sau thời gian từ 1 đến 2 tuần ruột được phục hồi, enzyme lactase được sản xuất đủ đáp ứng với quá trình tiêu hoá và hấp thụ đường sữa thì có thể cho trẻ ăn lại chế độ ăn bình thường.

Mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh
Đối với trẻ bị tiêu chảy do không dung nạp lactose cần loại trừ thực phẩm có chứa lactose

Trong trường hợp, trẻ bị tiêu chảy do nguyên nhân khác, cha mẹ nên sử dụng sữa lactofree để giúp giảm nhanh tiêu chảy. Sử dụng loại sữa này sẽ giúp trẻ nhanh chóng qua được tình trạng tiêu chảy mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.

Thêm vào đó, cần bổ sung thêm canxi vào chế độ ăn cho trẻ ở giai đoạn này, bởi vì trong chế độ ăn không có lactose sẽ ngăn cản sự hấp thu canxi giúp phát triển xương và các chức năng khác trong cơ thể.

Trong trường hợp, trẻ bị tiêu chảy kéo dài thì mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở khám bệnh để được chẩn đoán và điều trị sớm bởi các bác sĩ nhi khoa. Nếu trong tình huống nhập viện muộn với lý do nào đó, sẽ khiến cho trẻ mắc chứng không dung nạp lactose thứ phát. Hơn nữa, với những trẻ bị không dung nạp lactose nên có những giải pháp dinh dưỡng trong việc tối ưu lựa chọn sữa phù hợp với trẻ, nhằm cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ để nhanh chóng hồi phục.

Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý hô hấp mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: sốt virus, sốt vi khuẩn, nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm phổi ở trẻ,....Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org, webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

84.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan